Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Hỏi đáp chuyên gia: Thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không?

Không thể phủ nhận sự ra đời của phương pháp thụ tinh ống nghiệm đã đánh dấu bước tiến lớn của y khoa toàn cầu, mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho những gia đình vô sinh hiếm muộn mong ngóng có con. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến hoài nghi thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không? Giải đáp của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không – Giải đáp từ chuyên gia

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là quá trình tạo phôi ngoài cơ thể (thực hiện trong môi trường ống nghiệm), sau đó đưa phôi trưởng thành vào cơ thể người mẹ và hành trình mang thai sẽ diễn ra như bình thường. Trong thời gian mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm sẽ có những tác động trực tiếp lên mẹ và em bé.

1.1 Em bé thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không?

– Nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân

Đa số thai nhi sinh ra nhờ kỹ thuật IVF đều khỏe mạnh và không gặp phải các biến chứng ngắn hạn hay lâu dài. Tuy nhiên, các thống kê của Úc cho thấy các em bé thụ tinh bằng IVF có nguy cơ gặp phải một số kết quả nhất định so với thai nhi được thụ tinh tự nhiên.

Cụ thể, trong năm 2010 có gần 10% thai nhi sinh ra sau IVF thiếu tháng (khoảng 37 tuần so với thai kỳ) so với 8% thai nhi được thụ tinh tự nhiên. Ngoài ra, 7% các em bé IVF sinh thiếu cân so với 4,7% em bé thụ thai tự nhiên.

Thai nhi IVF có nhiều khả năng được sinh mổ hơn so với những em mà mẹ mang thai tự nhiên. Kéo theo quá trình hồi phục cả về thể chất và tình cảm của người mẹ sau sinh mổ có thể chậm hơn so với sinh thường.

Thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không? Em bé dễ sinh non và thiếu cân

Em bé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm dễ sinh non và thiếu cân

– Nguy cơ sinh đôi nhiều hơn

Nguy cơ mang đa thai, đặc biệt là sinh đôi cao gấp 8 lần so với sau sinh tự nhiên. Việc mang thai đôi dễ dẫn tới nguy cơ sinh non và một số nguy cơ khác bao gồm: Ra máu trong thời gian mang thai, huyết áp cao và tiền sản giật thai nghén.

Các em bé sinh ra từ đa thai IVF có khả năng bị bại não hoặc chế khi gần đến lúc sinh hơn so với những trường hợp mang thai một, nhiều nhất vẫn là sinh non.

– Nguy cơ dị tật bẩm sinh sau IVF cao hơn

Các nghiên cứu về nguy cơ dị tật bẩm sinh ở những thai nhi sinh ra sau IVF cho thấy có nguy cơ cao hơn so với các em bé thụ tinh tự nhiên. Cụ thể, có tới 5-6 % các em bé thụ tinh bằng IVF có dị tật bẩm sinh so với 4% các em bé sinh tự nhiên.

Phần lớn các dị tật này là dị tật nhỏ. Một số dị tật bẩm sinh trầm trọng thường gặp hơn trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển bào thai và thường được phát hiện thông qua siêu âm.

Một nguy cơ rất hiếm gặp ở trẻ được sinh ra sau thụ tinh ống nghiệm là chứng rối loạn tăng trưởng, hay còn gọi là Hội chứng Beckwith-Wiedemann (Beckwith-Wiedemann Syndrome – BWS).

Trong một số nghiên cứu, BWS đã được cho thấy là xảy ra ở khoảng một trong 4.000 em bé IVF so với một trong 14.000 đến 35.000 em bé được thụ tinh một cách tự nhiên.

Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn sau thụ tinh ống nghiệm có thể liên quan đến các đặc điểm của cha mẹ như tuổi tác và các nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn khác.

1.2 Sức khỏe người mẹ thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng gì không

– Trong quá trình điều trị

Ảnh hưởng thường gặp nhất ở người mẹ mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đó là biến chứng hội chứng quá kích buồng (OHSS). Hội chứng này là hệ quả của việc sử dụng các loại thuốc sinh sản trong IVF để kích thích buồng trứng 6 sản xuất ra nhiều trứng hơn.

Ngoài ra, người mẹ cũng phải đối mặt với các biến chứng phẫu thuật cần phải nhập viện như: Ra máu, nhiễm trùng do thủ thuật lấy trứng xảy ra trong 0,5% chu kỳ IVF.

Nguy cơ biến chứng trầm trọng do thủ thuật gây mê xấp xỉ trong 50.000 chu kỳ IVF.

– Ảnh hưởng lâu dài

Khi nhắc đến những lo lắng của chị em về phương pháp thụ tinh ống nghiệm , rất nhiều người đã quan ngại về yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh ung thư do sử dụng các thuốc sinh sản. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy không có sự gia tăng đáng kể nào về nguy cơ hình thành các loại bệnh ung thư do thuốc sinh sản.

Cho tới nay, không có bất kỳ chứng cứ thuyết phục nào cho thấy liệu có thêm nguy cơ bị ung thư liên quan đến thời gian sử dụng thuốc sinh sản, hay liên quan đến việc sử dụng thuốc một loại thuốc sinh sản cụ thể nào đó trong số các nhóm phụ nữ hiếm muộn nhất định hay không?

Mặc dù hầu hết những phụ nữ mang thai sau IVF đều tiến triển tốt mà không gặp quá nhiều biến chứng nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ thụ tinh bằng IVF có nhiều khả năng:

– Bị ra máu trong quá trình mang thai nhiều hơn.

– Trong thời gian đầu của thai kỳ dễ hình thành các cục máu đông.

– Trong thai kỳ dễ hình thành bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

– Tỷ lệ sinh non cao hơn.

Phụ nữ sinh con bằng IVF dễ gặp khả năng sinh non

Phụ nữ sinh con bằng IVF dễ gặp khả năng sinh non

2. Những yếu tố giúp tỉ lệ thành công của IVF

Gác lại những lo lắng về ảnh hưởng của thụ tinh ống nghiệm, cặp vợ chồng hãy quan tâm đến những yếu tố giúp làm tăng tỉ lệ thành công sau IVF để sớm nhận tin vui ngay từ lần đầu thực hiện:

2.1 Lựa chọn bệnh viện thực hiện IVF uy tín

Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi lẽ hiện nay có rất nhiều Bệnh viện thực hiện phương pháp thụ thai trong ống nghiệm nhưng không phải địa chỉ nào cũng đủ uy tín và mang lại tỉ lệ thành công ngay sau một chu kỳ.

Do đó, trước khi làm IVF, cặp vợ chồng hãy tham khảo và lựa chọn thật kỹ càng địa chỉ bệnh viện được đánh giá cao, đã thực hiện thành công cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn bằng IVF.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà, địa chỉ tại:

– Tp. Hà Nội: 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa

– Tp. Hồ Chí Minh: Đường Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5

Sở hữu đội ngũ bác sĩ sản khoa mát tay, kinh nghiệm lâu năm cùng hệ thống cơ sở vật chất với phòng lab đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế chính là địa chỉ hàng đầu mà các cặp vợ chồng có thể lựa chọn trong hành trình tìm kiếm con yêu. Bệnh viện đã và đang giúp cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn có được tổ ấm trọn vẹn.

Tỉ lệ thành công sau IVF sớm nhận tin vui ngay từ lần đầu thực hiện tại BV Hồng Hà

Nhanh tay đăng ký!!!

2.2 Chế độ dinh dưỡng

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cua, hàu, tôm…; tăng cường nhiều chất xơ từ rau quả và trái cây. Người vợ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như giá đỗ, ngũ cốc, cam, bưởi… các thực phẩm giàu omega 3 như dầu thực vật, dầu cá… Tránh dung nạp các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu bia.

2.2 Độ tuổi

Độ tuổi của người vợ giữ vai trò rất quan trọng và tác động rất lớn đến khả năng sinh sản của cặp vợ chồng. Phụ nữ càng lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng càng giảm, đặc biệt sau tuổi 35, tình trạng này càng diễn tiến ngày một nhanh hơn và đến thời kỳ mãn kinh, số lượng trứng càng cạn kiệt.

Khác với phụ nữ, khả năng sinh tinh ở nam giới kéo dài trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, nam giới tuổi càng lớn chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục cũng càng giảm dần.

2.3 Thời gian điều trị

Thời gian điều trị vô sinh hiếm muộn kéo dài, tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm càng giảm xuống.

2.4 Chế độ sinh hoạt của vợ, chồng

Để nâng cao tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm cặp vợ chồng cần luyện tập tập thể dục điều độ và giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái. Đồng thời, hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này sẽ tránh tối đa các kích thích từ cung co bóp gây ảnh hưởng đến phôi thai thì tỷ lệ thành công càng lớn.

Chế độ sinh hoạt vợ chồng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai thành công

Chế độ sinh hoạt vợ chồng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai thành công

2.5 Không mắc bệnh lý đường tình dục

Để gia tăng khả năng thụ thai thành công, trước khi bước vào điều trị IVF cặp vợ chồng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản để phát hiện các bất thường ở đường sinh dục.

3. Kinh nghiệm thực tế được chia sẻ về thụ tinh ống nghiệm IVF

Cặp vợ chồng hãy cùng tham khảo kinh nghiệm của những người đã từng thực hiện kỹ thuật này và có được thành công cũng như những lời khuyên từ bác sĩ sản khoa để thực sự an tâm và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện IVF đạt tỷ lệ thụ thai cao nhất.

3.1 Trước khi chuyển phôi

Trước khi làm IVF, các cặp đôi cần chuẩn bị sức khỏe, thể lực và tâm lý tốt nhất khoảng vài tháng.

– Dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cho 2 vợ chồng với các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Riêng đối với người chồng, nên ăn các thực phẩm giàu kẽm, sắt như sò huyết, thịt bò và khi gần đến ngày lấy tinh trùng cần tăng khẩu phần ăn

– Vận động: Cả 2 vợ chồng nên tham gia các môn thể thao yêu thích và phù hợp trong thời gian lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhằm nâng cao thể chất và tinh thần. Nên đi du lịch để có tâm lý vui vẻ, thoải mái trước khi bước vào thực hiện IVF.

– Quan hệ vợ chồng: 24 giờ trước khi chuyển phôi, vợ chồng không được quan hệ tình dục.

– Khi chuẩn bị chọc hút, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ như: Không sử dụng nước hoa, không trang điểm, không sơn móng tay chân… nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho quá trình chọc hút trứng thành công.

Bỏ túi kinh nghiệm trước khi chuyển phôi IVF

Bỏ túi kinh nghiệm trước khi chuyển phôi IVF

3.2 Sau khi chuyển phôi

Trong thời gian này, cặp vợ chồng cần chú ý nhiều hơn đến dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động cũng như các vấn đề khác trong sinh hoạt như:

– Dinh dưỡng: Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạo như tôm, cua, hàu, thịt bò, thịt gà, lợn, sữa… Tránh thực phẩm chua cay và các chất kích thích như cafe, bia rượu, tiêu, ớt… Tránh cho gia vị quá mặn, không ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn nhiều rau, chất xơ, uống nước hoa quả và sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh để tránh tiêu chảy hay táo bón trong thời gian này.

– Vận động: Chị em nên đi lại nhẹ nhàng và tránh leo cầu thang sau khi chuyển phôi. Một kinh nghiệm dân gian được truyền tai nhau đó là chị em nên nằm bất động trong thời gian này. Tuy nhiên, theo y khoa hiện đại, việc nằm bất động sau chuyển phôi là tư thế không tự nhiên của một cơ thể đang hoạt động nên dễ gây nhiều ảnh hưởng bất lợi. Trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ khi thụ thai, phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ và bám vào tử cung của người mẹ. Trong thời gian này, để tăng khả năng bám dính của phôi, chị em nên nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn tối đa.

– Quan hệ vợ chồng: Không quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian này. Tránh tác động và kích thích khiến tử cung bị co bóp ảnh hưởng đến phôi thai.

– Vệ sinh cá nhân: Có thể tắm hằng ngày nhưng nên tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, cần chú ý thay quần lót thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến phôi thai.

– Tâm lý: Tránh xem phim hay đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động trong thời gian sau chuyển phôi vì dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Bên cạnh đó, không nên tập trung suy nghĩ quá nhiều đến kết quả sắp tới. Thay vào đó, hãy suy nghĩ những điều tích cực làm bạn vui hoặc giải trí nhẹ nhàng bằng cách xem phim vui nhộn, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách báo…

Giữ tâm lý thoải mái và thư giãn sau khi chuyển phôi

Giữ tâm lý thoải mái và thư giãn sau khi chuyển phôi

Thụ tinh ống nghiệm có gây ra ảnh hưởng gì không với giải đáp từ chuyên gia sản khoa đã làm hài lòng chị em rồi chứ? Để có được kết quả thụ thai với tỷ lệ thành công cao nhất, chị em hãy tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ và đừng quên giữ cho mình tâm lý tốt nhất nhé.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí