Những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả vợ và chồng
Các bệnh lý phụ khoa, nam khoa như đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, giãn tĩnh mạch thừng tinh,.. đề là các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ. Biết và hiểu rõ những nguyên nhân gây hiếm muộn sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động trong việc điều trị và dễ dàng hơn khi muốn có em bé.
1.Thế nào là vô sinh hiếm muộn? Có những loại vô sinh hiếm muộn nào?
Vô sinh hiếm muộn là trường hợp vợ chồng bạn kết hôn đã lâu nhưng vẫn chưa hề có con dù không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào cả. Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ đều tương đương nhau với mức 40%.
Có 2 loại vô sinh hiếm muộn:
– Vô sinh nguyên phát: Đây là tình trạng hiếm muộn của các cặp vợ chồng chưa từng sinh con
– Vô sinh thứ phát: Vợ chồng bạn đã có ít nhất 1 con hoặc từng mang thai nhưng sau đó không thể có thêm. Loại vô sinh thứ phát này đang có xu hướng gia tăng và ngày càng phổ biến trong những năm gần đây.
Rất nhiều câu hỏi của mọi người thắc mắc rằng béo phì có gây vô sinh không, uống rượu bia hoặc hút thuốc có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? Trên thực tế, nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn xuất phát từ nhiều yếu tố, do vợ hoặc chồng. Cũng có trường hợp đến từ cả 2 người. Chính vì vậy, cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm để có thể xác định đúng nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.
2.Nguyên nhân vô sinh ở nam giới
Theo các nghiên cứu khoa học tỷ lệ vô sinh ở nam giới là rất cao, chiếm đến 40% và khoảng 20 triệu tinh trùng/1ml tinh dịch có nguy cơ vô sinh cao, không thể xảy ra hiện tượng thụ thai.
2.1 Bệnh lý nam gây vô sinh
– Tắc nghẽn ống dẫn tinh: Triệu chứng bệnh lý mà khá nhiều nam giới mắc phải khi ống dẫn tinh bị tổn thương sâu sắc hoặc nghẽn sau những chấn thương, tai nạn hoặc nhiễm trùng. Tắc ống dẫn tinh có thể bị tắc ở bất kỳ vị trí nào, gây cản trở quá trình xuất tinh khi quan hệ tình dục.
– Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn do giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng khiến rất nhiều nam giới mất đi quyền làm cha. Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, các tĩnh mạch dẫn lưu cho tinh hoàn bị kéo dãn và có độ dài quá mức bình thường, dẫn đến sự điều hòa nhiệt độ tinh hoàn bị thay đổi, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.
– Nhiễm trùng: Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do các bệnh như lậu, giang mai, HIV cũng là lý do cản trở quá trình xuất tinh, khiến tinh trùng yếu, khả năng di chuyển chậm, tỷ lệ thụ thai không cao.
– Xuất tinh ngược dòng: Khi quan hệ vợ chồng và quá trình xuất tinh không diễn ra bình thường, tinh dịch của người trồng lại đi ngược vào bàng quang được rồi theo đường nước tiểu ra ngoài được gọi là xuất tinh ngược dòng. Đây cũng là triệu chứng của các bệnh lý khác như chấn thương cột sống, phẫu thuật tuyến tiền liệt,..
– Quan hệ tình dục không an toàn: Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh nhưng lại là yếu tố tác động không nhỏ khiến rất nhiều nam giới hiếm muộn và khó có con. Quan hệ tình dục không an toàn khiến nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh tình dục cao hơn so với bình thường. Bộ phận sinh dục là cơ quan nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn có hại tấn công gây viêm, sưng, đau rát thậm chí xuất hiện mủ. Những mầm bệnh này không được xử lý sớm sẽ ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan sinh sản, hoàn toàn có thể dẫn đến vô sinh.
– Kháng thể kháng tinh trùng: Trường hợp này xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có sự nhầm lẫn giữa tinh trùng với các kháng nguyên có hại. Cơ chế tự bảo vệ của hệ miễn dịch sẽ mặc định tinh trùng là kẻ thù và cố gắng tiêu diệt khiến tinh trùng không thể tồn tại lâu.
– Khối u trong cơ thể: Dù là u lành tính hay u ác tính xuất hiện trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Sử dụng thuốc xạ trị, hóa trị hoặc can thiệp phẫu thuật cũng sẽ tác động, giảm chất lượng tinh trùng. Nam giới buộc phải can thiệp thuốc để điều trị một số bệnh lý khác khả năng được làm cha sẽ ít hơn nam giới bình thường.
– Nội tiết bị mất cân bằng: Nội tiết tố trong cơ thể bị tối loạn có thể dẫn đến vô sinh. Cụ thể nhất chính là chức năng nội tiết của tinh hoàn hoặc vùng đồi dưới tuyến yên, tuyến thượng thận, khi đó nồng độ testosterone thấp hơn so với mức quy định, cần thăm khám và xét nghiệm để phát hiện các bệnh lý sinh dục nam tiềm ẩn
– Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Dùng thuốc thay thế testosterone hoặc thuốc chống nấm đã được khoa học chứng minh nếu dùng lâu dài có khả năng sẽ ảnh hưởng tới việc sinh sản ở nam giới.
– Đã từng phẫu thuật: Một số phẫu thuật có thể để lại di chứng hạn chế khả năng xuất tinh như sửa chữa thoát vị bẹn, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt cũng như phẫu thuật lớn trong ổ bụng.
2.2 Vô sinh ở nam giới do chế độ sinh hoạt và môi trường sống
– Môi trường: Ngành công nghiệp càng phát triển kéo theo đó là sự thay đổi của môi trường. Có rất nhiều nam giới vô sinh hiếm muộn do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường làm việc chưa nhiều hóa chất công nghiệp đặc biệt là kim loại nặng và thuốc trừ sâu,..Làm việc trong một môi trường quá nóng, nền nhiệt cao cũng ảnh hưởng tới chất lượng của tinh trùng.
– Sử dụng cocain: Ma túy hoặc cần sa, bóng cười hoặc các chất kích thích với lượng cocain không chỉ kích thích thần kinh mà còn làm giảm số lượng tinh trùng có trong tinh dịch
– Lạm dụng rượu bia và thuốc lá: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng rượu bia và thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp khiến nồng độ testosterone trong cơ thể suy giảm từ đó khiến rối loạn chức năng cương dương. Chất lượng và số lượng tinh trùng cũng bị tác động.
– Thường xuyên có cảm giác lo âu, căng thẳng: Yếu tố tinh thần có khả năng tác động trực tiếp tới một số hormone cần thiết cho quá trình tham gia sản xuất tinh trùng. Những nam giới bị bệnh về tinh thần đặc biệt là trầm cảm nặng khả năng mang thai thấp hơn so với nam giới khỏe mạnh. Các tình trạng suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương hoặc ức chế xuất tinh chậm cũng có thể bị tác động nếu nam giới bị rối loạn tâm lý.
– Thể trạng và cân nặng: Không kiểm soát được cân nặng, béo phì không chỉ khiến nam giới dễ mắc các bệnh như mỡ máu, gout mà còn có thể tác động trực tiếp tới hormone, ảnh hưởng tới tinh trùng.
3.Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới
3.1 Rối loạn phóng noãn gây vô sinh
Chu kỳ bình thường của phụ nữ thường nằm trong khoảng từ 28 đến 35 ngày và có thời điểm trứng rụng. Nếu vấn đề rụng trứng xảy ra không đồng đều hàng tháng hoặc không theo quy luật sẵn có của chu kỳ thì đó chính là biểu hiện của việc hormone sinh sản không được điều hòa hoặc buồng trứng có vấn đề:
– Đa nang buồng trứng: Một tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở rất nhiều phụ nữ, tác động đến sự rụng trứng với các biểu hiện như rậm lông nhất là ở các bộ phận như mép, tay chân. Nguyên nhân chủ yếu của buồng trứng đa nang là do đề kháng insulin, cần thực hiện xét nghiệm chuyên môn để đánh giá chính xác tình trạng nếu xuất hiện những triệu chứng nếu trên.
– Vùng dưới đồi bị rối loạn chức năng: FSH và LH là 2 hormone do tuyến yên tiết ra, có nhiệm vụ kích thích sự rụng trứng hàng tháng ở phụ nữ. Những yếu tố có thể tác động tới sự thay đổi hormone như stress, căng thẳng kéo dài hoặc cân nặng tăng giảm một cách bất thường sẽ là quá trình sản sinh hormone bị tác động, ảnh hưởng tới việc trứng rụng không đều.
– Suy giảm chức năng buồng trứng: Là nguyên nhân thứ phát dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. Suy buồng trứng là bệnh lý do các phản ứng tự miễn có trong nội tại cơ thể phụ nữ gây ra hoặc số lượng trứng giảm do sử dụng quá nhiều thuốc, hóa trị điều trị bệnh ung thư khiến chức năng buồng trứng suy giảm. Nếu buồng trứng trong cơ thể phụ nữ không còn khả năng hoạt động và phóng noãn thì phụ nữ bên cạnh việc không thể mang thai sẽ còn gặp phải một số tình trạng nhưng rối loạn toàn thân do lượng estrogen bị giảm đột ngột dù chưa tiền mãn kinh.
– Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như cổ tử cung không tiết dịch nhầy, cổ tử cung bị hẹp do di truyền,.. cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
3.2 Tổn thương ống dẫn trứng và tử cung
– Những bệnh lý phụ khoa như nhiễm trùng, lậu, giang mai,.. hoặc tiền căn các cuộc phẫu thuật như bóc tách tử cung, cắt bỏ khối u,..là nguyên nhân gây tổn thương dẫn đến một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc khiến cho quá trình trứng và tinh trùng khó gặp nhau hơn
– Lạc nội mạc tử cung: Cấu tạo bình thường của tử cung sẽ có một lót, lạc nội mạc tử cung xảy ra khi lớp lót này không nằm trong tử cung mà lại xuất hiện ở một khu vực khác. Lớp lót này có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào, nếu tìm thấy ở ống dẫn trứng có thể là nguyên nhân khiến ống dẫn trứng không được thông. Còn xuất hiện ở buồng tử cung sẽ khiến phôi không thể bám dính và làm tổ. Chính vì vậy, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý có thể khiến phụ nữ bị hiếm muộn hoặc khó có thể thụ thai.
3.3 Vô sinh không rõ nguyên nhân
Vô sinh không rõ nguyên nhân: Theo nghiên cứu thì có khoảng 10% bệnh nhân nữ bị vô sinh mà không tìm được nguyên nhân cụ thể do yếu tố nào gây nên dù đã thăm khám tại bệnh viện hoặc phòng khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
4.Các phương pháp hỗ trợ sinh sản cho vợ chồng vô sinh hiếm muộn
– Lọc rửa tinh trùng, loại bỏ tạp chất để bơm vào buồng tử cung (IUI)
– Thụ tinh trong ống nghiệm – Trứng và tinh trùng gặp nhau trong môi trường lý tưởng rồi cấy vào tử cung (IVF)
– Đưa tinh trùng vào tương bào noãn bằng cách tiêm (ICSI)
– Trưởng thành trứng non (IVM)
– Nuôi cấy phôi ngày 5.
– Hỗ trợ phôi thoát màng.
– Trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng trong môi trường lạnh theo nhiệt độ quy định
– Cho hoặc nhận phôi từ người khác
Có rất nhiều các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn nên để có thể điều trị sớm và kịp thời, các cặp vợ chồng nên thực hiện thăm khám và điều trị sớm. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với những ai luôn cố gắng và nỗ lực từng ngày bạn nhé.