Các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn nhiều cặp vợ chồng đang gặp nhưng không biết
Vô sinh hiếm muộn không loại trừ một ai, bệnh lý này khiến cho nhiều cặp vợ chồng bị tước đi quyền làm cha, làm mẹ. Các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn phổ biến hiện nay đó là: Rối loạn rụng trứng, lượng tinh trùng thấp, tinh trùng yếu, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm…
1. Rối loạn rụng trứng
Một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn rụng trứng hoặc khiến chu kỳ rụng trứng không đều đó là do mất cân bằng nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Sự rụng trứng sẽ không xảy ra khi các nang trứng hoạt động không bình thường, tuyến yên- cơ quan sản xuất ra các hooc-mon kiểm soát hoạt động của buồng trứng không tương tác hiệu quả.
Ngoài ra, rối loạn hormone, chế độ dinh dưỡng kém, thường xuyên bị căng thẳng, lối sinh hoạt thiếu khoa học, quá béo hoặc do yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến nội tiết tố bị mất cân bằng.
2. Số lượng tinh trùng thấp
Các bác sĩ sản khoa chỉ ra rằng những nam giới có ít hơn 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch có nguy cơ vô sinh cao hơn những người khác. Các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn khiến số lượng tinh trùng thấp đó là thói quen sinh hoạt không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá, sống trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, yếu tố di truyền, mặc quần áo quá chật hoặc sử dụng hóa trị liệu trong điều trị ung thư.
3. Nam giới có tinh trùng yếu
Có khoảng 25% các trường hợp vô sinh ở nam giới được chẩn đoán do chất lượng tinh trùng yếu. Tinh trùng yếu có thể do đặc điểm về hình thái, cấu tạo của tinh trùng hoặc do khả năng di chuyển về phía trứng, cơ hội thụ thai sẽ rất thấp nếu tinh trùng bơi không đúng cách. Đa số các nguyên nhân khiến tinh trùng yếu và số lượng tinh trùng thấp là giống nhau.
4. Tắc ống dẫn trứng
Phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng chiếm tới 25% số ca vô sinh hiếm muộn. Khi ống dẫn trứng bị tắc, trứng sẽ không thể di chuyển từ buồng trứng xuống dưới tử cung, do đó khả năng thụ thai thành công là cực kỳ thấp. Ống dẫn trứng bị tắc chủ yếu là do u xơ tử cung, nhiễm khuẩn hay có thai ngoài tử cung.
5. Lạc nội mạc tử cung
30 – 35% các ca vô sinh ở nữ giới xuất phát từ nguyên nhân lạc nội mạc tử cung (chiếm tỷ lệ gần gấp đôi so với các nguyên nhân khác). Thông thường, mỗi tháng trong chu kỳ kinh của người phụ nữ, lớp lót mặt trong tử cung (tế bào nội mạc tử cung) sẽ được tạo thành và bị bong ra ngoài. Tuy nhiên, những tế bào nội mạc này lại di chuyển đến một nơi khác bên ngoài buồng tử cung và không được loại bỏ ra khỏi cơ thể, khiến máu tích tụ và gây dính, không thể thụ thai được.
Hiện nay, chưa có khẳng định nào chắc chắn cho nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Vì thế, khi nhận thấy những biểu hiện của tình trạng lạc nội mạc tử cung, bạn nên đến ngay các bệnh viện sản khoa để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một hội chứng lâm sàng, liên quan đến sự mất cân bằng hormone và kháng insulin. Biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh béo phì nhẹ, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, và các dấu hiệu thừa androgen… Biểu hiện của tình trạng bệnh lý này rất khác nhau và rất khó để chẩn đoán. 4 – 18% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đang mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
7. Suy buồng trứng sớm
Trước tuổi 40, chỉ số AMH (dự trữ buồng trứng) thấp có thể là dấu hiệu của suy buồng trứng sớm, khiến phụ nữ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể dẫn tới vô sinh. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới trứng và buồng trứng đó là mất cân bằng nội tiết tố, sử dụng thuốc điều trị ung thư, mất cân bằng nội tiết tố và đặc biệt là do lối sống không lành mạnh, hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều bia rượu, làm công việc phải ngồi nhiều hoặc sống trong môi trường độc hại.
8. Kháng thể kháng tinh trùng
Ở nam giới, vô sinh hiếm muộn nguyên nhân là do cơ thể tạo ra kháng thể kháng tinh trùng chống lại chính tinh trùng của bản thân. Hiện tượng này xảy ra khi tinh hoàn bị thương, bị viêm tiền liệt tuyến hoặc sau phẫu thuật ( thắt ống dẫn tinh, sinh thiết). Hiện tượng tự miễn chiếm tới 70% các ca thắt ống dẫn tinh sẽ tạo ra hiện tượng tự miễn.
là do cơ thể tạo ra kháng thể kháng tinh trùng chống lại chính tinh trùng của bản thân. Hiện tượng này xảy ra khi tinh hoàn bị thương, bị viêm tiền liệt tuyến hoặc sau phẫu thuật ( thắt ống dẫn tinh, sinh thiết). Hiện tượng tự miễn chiếm tới 70% các ca thắt ống dẫn tinh sẽ tạo ra hiện tượng tự miễn.
Ở chị em, cơ thể cũng phản ứng dị ứng với tinh trùng của bạn đời. Hệ thống miễn dịch tự động tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của tinh trùng của người chồng. Nguyên nhân là do sự kích ứng của các mô âm đạo với tinh dịch dẫn đến viêm loét, mẩn ngứa, hoặc cảm thấy đau khi quan hệ vợ chồng.
9. Tắc mào tinh
Nam giới bị tắc mào tinh đa phần do nguyên nhân viêm nhiễm, đặc biệt là khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh nhiễm virus Chalamydia, bệnh lậu. Các bệnh này nếu không được điều trị kịp thời dẫn tới tắc mào tinh, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
10. Cả hai vợ chồng đều không tìm được nguyên nhân vô sinh
Tỷ lệ vô sinh do nguyên nhân từ hai vợ chồng chiếm tới 20% tổng số các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn hiện nay. Lúc này, qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân đến từ người vợ hay người chồng và được kết luận là vô sinh không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này cả hai vợ chồng đều cần phải kiên trì điều trị mới có thể đạt được mong muốn có con của mình.
Như vậy các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn hiện nay ở các cặp vợ chồng đến từ rất nhiều lý do khác nhau nhưng phổ biến nhất là 10 nguyên nhân liệt kê ở phía trên. Các cặp vợ chồng khi cố gắng thụ thai tự nhiên trong vòng 6 tháng đến 1 năm nhưng không có con thì tốt nhất nên đi khám vô sinh hiếm muộn sớm để điều trị kịp thời, mới mong đạt được tỷ lệ thụ thai thành công cao nhất.