Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

70% Phụ nữ đau bụng dưới sau bơm tinh trùng: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng IUI là tình trạng nhiều người gặp phải. Đây là phương thức thụ tinh nhân tạo an toàn và đạt tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, sau khi bơm IUI chị em có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau. Vậy điều này có nguy hiểm không, có gây ảnh hưởng thế nào đến quá trình thụ thai?

1. Bơm IUI có đau không

Bơm IUI là thủ thuật được thực hiện đơn giản không gây đau đớn. Trong quá trình bơm bác sĩ sử dụng dụng cụ bơm rất nhỏ để đưa tinh trùng lọc rửa vào buồng tử cung. Dụng cụ này có kết cầu đầu tù, mềm và không có cạnh sắc nhọn nên không gây sang chấn tử cung cũng như niêm mạc tử cung của người mẹ.

Thời gian bơm tinh trùng vào buồng tử cung diễn ra rất nhanh chóng, chỉ vài phút đồng hồ, cộng thêm bác sĩ thực hiện có chuyên môn, tay nghề cao nên người mẹ sẽ không bị đau.

2. Quy trình thực hiện thụ tinh nhân tạo IUI

Trước khi bước vào quá trình thụ tinh nhân tạo, bác sĩ cần đảm bảo người bệnh nắm chi tiết mọi thông tin về thụ tinh nhân tạo như: quy trình, rủi ro, thuận lợi,…

Khi người bệnh đã đáp ứng được các tiêu chí, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành làm IVF.

  • Tiêm thuốc kích thích buồng trứng để trứng rụng nhanh.
  • Liều lượng thuốc có thể được thay đổi, tùy vào trạng thái đáp ứng của buồng trứng. Người bệnh sẽ được chỉ định siêu âm vào ngày 6 hoặc 7 của vòng kinh.
  • Trong thời gian người vợ được tiêm thuốc rụng trứng thì người chồng được đưa đi lấy tinh trùng.
  • Các cặp vợ chồng sẽ biết kết quả đậu thai sau 25 ngày đến 30 ngày.

3. Những triệu chứng gặp phải sau khi bơm IUI

Theo đánh giá, thụ tinh nhân tạo là một phương pháp an toàn và ít gây đau đớn. Tuy nhiên, sau khi tiến hành bơm tinh trùng, chị em vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau thắt lưng, đau nhẹ ra máu ở âm đạo và chướng bụng đau tức râm râm.

3.1 Chướng bụng đau tức râm râm

Sau khi thực hiện IUI, không ít trường hợp cảm thấy bị đau tức bụng do hiện tượng quá kích buồng trứng gây ra. 

Bởi khi tiến hành bơm tinh trùng, người vợ sẽ phải dùng thuốc kích trứng để tạo ra các nang trứng tốt nhất.

Do vậy, trong một số trường hợp thì hiện tượng quá kích buồng trứng sẽ gây ra một số tình trạng khó chịu như: sau khi bơm IUI bị đau bụng, chướng bụng dưới.

chướng bụng sau iui

chướng bụng sau IUI

3.2 Đau nhẹ ra máu ở âm đạo

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do bác sĩ phải đặt ống thông vào tử cung khi thực hiện IUI. Điều này chắc chắn gây đau nhẹ ở âm đạo.

Trong một vài trường hợp có thể bị xuất huyết, nhưng chị em có thể yên tâm vì điều này sẽ không tác động tới quá trình thụ thai.

3.3 Đau thắt lưng 

Cùng với hai triệu chứng trên, chị em còn có thể bị đau thắt lưng sau khi bơm tinh trùng. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể xuất hiện những triệu chứng giống như mang thai: chuột rút, buồn nôn, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,…

Tuy nhiên, những triệu chứng trên chưa đủ căn cứ đến kết luận chính xác chị em đã có thai. Để có kết quả chắc chắn, chị em cần chờ sau 14 ngày và đến xét nghiệm tại bệnh viện.

sau khi iui bị đau bụng dưới

sau khi iui bị đau bụng dưới

4. Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng phải có thai không?

Như đã nêu ở trên, hiện tượng bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là tình trạng kích ứng bình thường, chưa thể khẳng định có mang thai hay không.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy bụng ngày càng căng lên kèm theo khó thở, nôn nhiều và tiểu ít thì cần phải tới ngay cơ sở y tế, tránh những biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn.

Riêng đối với trường hợp đau bụng dưới nhẹ, chị em có thể tự cải thiện triệu chứng này ngay tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện.

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
  • Duy trì một chế độ ăn nhiều chất xơ, chất đạm,…
  • Có chế độ tập luyện nhẹ nhàng, điều độ,…

Khi các mẹ mang thai thành công nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, hiện tượng quá kích buồng trứng sẽ kéo dài hơn.

5. Đau bụng dưới sau IUI 12 ngày

Đau bụng dưới sau 12 ngày bơm tinh trùng thực hiện thụ tinh nhân tạo có thể liên quan đến sự làm tổ của phôi thai vào tử cung của người mẹ, đây được xem là dấu hiệu cho thấy quá trình thực hiện IUI đã thành công.

Thế nhưng để chắc chắn chị em cần đợi đủ 14 ngày thăm khám bác sĩ sản khoa, thực hiện một số xét nghiệm xác định chính xác đã mang thai hay chưa.

Trong trường hợp nếu chị em bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng bất thường như buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, bụng căng lên… nên đi khám sớm để bác sĩ kịp thời xử lý, hạn chế các biến chứng xảy ra.

bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

6. Một số điều cần lưu ý sau khi thực hiện bơm tinh trùng

Chế độ ăn phù hợp, nghỉ ngơi thư giãn, sinh hoạt vận động nhẹ nhàng là những yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả bơm IUI bên cạnh trình độ tay nghề của bác sỹ. Ngoài ra, thăm khám theo chỉ định của bác sĩ cũng rất cần thiết.

6.1 Nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng

Quá trình nghỉ ngơi tại nhà có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả bơm tinh trùng.

Bơm tinh trùng có thể khiến người vợ gặp những khó khăn về tâm lý như: Căng thẳng, lo âu,… Lúc này, những người thân xung quanh nên tích cực trò chuyện, chia sẻ cùng người phụ nữ.

Ngược lại, nếu người vợ có những tâm trạng tiêu cực sẽ khiến cả quá trình làm IUI “đổ sông đổ bể”.

cách giảm đau bụng dưới sau khi iui

cách giảm đau bụng dưới sau khi iui

6.2 Sinh hoạt vận động nhẹ nhàng

Sau khi làm IUI, người vợ có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường nhưng phải lưu ý về chế độ vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đúng cách.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên vận động một cách nhẹ nhàng bằng cách tập yoga hoặc đi bộ.

Nhiều mẹ hay truyền tai nhau sau khi làm IUI cần gác chân ở trên giường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hành động này là không cần thiết.

bơm tinh trùng xong đau bụng nên làm gì

6.3 Chế độ ăn phù hợp

Người vợ nên được ưu tiên một chế độ ăn nhiều dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: Chất xơ, protein, chất đạm, omega-3.

Không nên để cơ thể báo động tình trạng khát nước mới uống.

Tránh xa các đồ uống có cồn, gây hại cho cơ thể như: rượu, bia,…

Nên hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng…

6.4 Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi bơm tinh trùng, các mẹ nên chủ động theo dõi lịch khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe.

Đặc biệt là khi các mẹ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, căng tức, cơ thể mệt mỏi…. thì cần thông báo đến bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

đau bụng dưới sau iui 10 ngày

đau bụng dưới sau iui 10 ngày

7. Bệnh viện Hồng Hà – Địa chỉ vàng cho cặp đôi vô sinh hiếm muộn

Lựa chọn được một bệnh viện uy tín về điều trị vô sinh hiếm muộn  sẽ giúp các cặp vợ chồng tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc.

Bệnh viện Hồng Hà là một trong những đơn vị chuyên về sản phụ khoa uy tín bậc nhất tại Hà Nội.

Với đội ngũ bác sĩ sản khoa dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực. Bệnh viện Hồng Hà cam kết đem đến những chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Các kỹ thuật về hỗ trợ sinh sản trên thế giới luôn được bệnh viện cập nhật, nhờ vậy mà khách hàng sẽ được sử dụng những kỹ thuật hiện đại bậc nhất.

Quá trình đặt lịch khám Online đơn giản, dễ thao tác nên bệnh nhân và người nhà sẽ không mất thời gian chờ đợi

địa chỉ vàng vô sinh hiếm muộn

địa chỉ vàng vô sinh hiếm muộn

Trên đây là những giải đáp về tình trạng bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. Hy vọng với những thông tin trên đã có thể giúp bạn giảm thiểu lo lắng về tình trạng này. Nếu cần thêm bất kỳ sự giải đáp nào, đừng ngại liên hệ tới số HOTLINE để được bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé!

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí