Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

U xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai – Nguy cơ, ảnh hưởng phải đối mặt

U xơ tử cung dưới khi mang thai có thể tăng kích thước cùng với thai, tuy nhiên, đa số không ảnh hưởng gì đến thai kỳ và rất hiếm khi gây biến chứng. Khi sinh, vị trí u có thể ảnh hưởng đến đường ra của bé, dẫn đến quyết định sinh thường hay sinh mổ. Mặc dù hầu hết khối u thường lành tính, nhưng u xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai vẫn là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Do đó, việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1. Những nguy cơ rủi ro khi mắc u xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai

U xơ tử cung dưới thanh mạc trong giai đoạn mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng đối với mẹ bầu. Nguy cơ rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí khối u, kích thước và số lượng khối u hoặc thời gian xuất hiện khối u.

1.1 U xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai – 3 tháng đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn những khối u tử cung có khả năng xuất hiện cao nhất. Nguyên nhân do giai đoạn, nội tiết tố của chị em có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng sản xuất estrogen. Trong khi đó, estrogen lại là hormone mà những khối u rất cần để phát triển.

Nếu mắc u xơ tử cung trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể bị đau bụng hay xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ sảy thai. Những khối u càng lớn, số lượng càng nhiều thì nguy cơ sảy thai càng cao.

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai có khả năng xuất hiện khối u tử cung cao nhất

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai có khả năng xuất hiện khối u tử cung cao nhất

1.2 U xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai – 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mà tử cung của người phụ nữ cần được mở rộng để thai nhi có không gian phát triển vì thế những khối u sẽ bị chèn ép. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sau:

– Mẹ cảm thấy đau đớn: Khi khối u bị chèn ép, chị em thường gặp tình trạng đau quặn bụng. Một số trường hợp khối u vẫn tăng về kích thước nhưng không nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau dữ dội và làm tăng nguy cơ sảy.

– Nhau bong non: Khối u xơ chính là một trong những nguyên nhân khiến nhau bị bong ra khỏi thành tử cung khi còn trong bụng mẹ. Hậu quả, thai nhi không còn nhận được dòng máu nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ, còn mẹ bầu có nguy cơ bị mất máu nhiều. Do đó, nhau bong non có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

– Sinh non: Đây cũng là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh u xơ tử cung dưới thanh mạc đến phụ nữ mang thai. Những khối u xơ phát triển là nguyên nhân khiến mẹ có thể sinh trước tuần thai thứ 37.

1.3 Trong giai đoạn chuyển dạ

Trong giai đoạn chuyển dạ, mắc u xơ tử cung khiến nhiều chị em phải chuyển sang sinh mổ. Nếu chuyển dạ sinh thường, khối u xơ sẽ làm giảm khả năng co bóp của tử cung khiến cổ tử cung không mở và một số khối u xơ ở vị trí eo tử cung có thể ảnh hưởng đến quá trình lọt của ngôi thai làm chậm thời gian sinh nở.

Ngoài ra, phụ nữ mắc u xơ tử cung khi mang thai nhiều khả năng ngôi thai bị ngược, tức là mông của thai nhi sẽ ở phần dưới của tử cung nên bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn với những trường hợp đó.

Thông thường sau khoảng 3 – 6 tháng kể từ khi sinh em bé, khối u xơ tử cung có thể giảm nhỏ kích thước.

Trong giai đoạn chuyển dạ, khối u tử cung có thể teo nhỏ lại

Trong giai đoạn chuyển dạ, khối u tử cung có thể teo nhỏ lại

2. Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung ở phụ nữ đang mang thai

Hầu hết triệu chứng ở mẹ bầu mang thai mắc u xơ tử cung dưới thanh mạc đó là cảm thấy bụng to ra và nặng bụng dưới. Rất ít trường hợp đau vùng bụng dưới. Nếu đau nhiều, chị em nên nghĩ đến khả năng có biến chứng viêm nhiễm hay hoại tử.

Ngoài ra, khối u xơ cũng gây ra một số triệu chứng điển hình khi chèn ép lên các bộ phận:

– Chèn ép lên bàng quang: Gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, đôi khi bí tiểu.

– Chèn ép lên niệu quản: Khiến thận bị ứ nước.

– Chèn ép lên trực tràng: Gây táo bón hoặc đau khi đại tiện.

– Chèn ép lên dạ dày, ruột: Rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai

Dấu hiệu xơ tử cung dưới thanh mạc khi mang thai

3. Cách điều trị u xơ tử cung hiệu quả khi mang thai

Bác sĩ Đào Thu Hiền- Chuyên khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà cho biết, tùy vào từng trường hợp cụ thể như số lượng, kích thước, vị trí và những triệu chứng mà u xơ tử cung dưới thanh mạc gây ra cho phụ nữ mang thai mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa bằng cách dùng Progesterone để giảm cơn co thắt tử cung do khối u xơ gây ra, đồng thời hạn chế khối u xơ phát triển.

Khi đủ tháng hay chuyển dạ, nhiều trường hợp có u xơ bác sĩ phải chỉ định mổ lấy thai vì u xơ tiền đạo, ngôi bất thường hay vì sẹo mổ cũ… Phác đồ xử trí u xơ (để lại hoặc cắt bỏ đi) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và kinh nghiệm của bác sĩ sản phụ khoa. Nếu khối u xơ vẫn để lại khi mổ lấy thai, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ vào thời điểm 6 – 12 tháng sau sinh.

Có 2 hình thức phẫu thuật khối u xơ tử cung dưới thanh mạc được bác sĩ áp dụng phổ biến là:

– Phẫu thuật mổ mở bóc tách khối u xơ: Bác sĩ tiến hành rạch một đường ở bụng mở lối tiếp cận với tử cung nhằm loại bỏ khối u xơ dễ dàng.

– Phẫu thuật mổ nội soi bóc tách khối u xơ: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ gần rốn, thông qua vết mổ đưa ống nội soi có đầu gắn camera quan sát để loại bỏ khối u.

Tuy nhiên, phương án tốt nhất thường được bác sĩ chỉ định là chờ sau sinh từ 6 – 12 tháng mới thực hiện loại bỏ khối u xơ. Với phụ nữ lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể tư vấn phác đồ cắt bỏ tử cung nhằm điều trị triệt để bệnh, không cho chúng có cơ hội tái phát gây nguy hiểm.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến để loại bỏ khối u xơ tử cung dưới thanh mạc

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến để loại bỏ khối u xơ tử cung dưới thanh mạc

4. Phương pháp làm chậm sự phát triển u xơ tử cung khi mang thai

Để làm chậm sự phát triển của u xơ tử cung dưới niêm mạc trong thời gian mang bầu, chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất, đặc biệt là ưu tiên nhóm thực phẩm có chứa nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa…

Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin D nhằm ngăn chặn khả năng phát triển của khối u xơ. Đồng thời, nên tránh những thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và muối, các loại đồ uống chứa chất kích thích…

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì việc vận động nhẹ nhàng mỗi ngày cũng cần thiết, giúp mẹ bầu cân bằng nội tiết tố. Chị em có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ…

Quan trọng, chị em cần tuân thủ lịch khám định kỳ từ bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp tốt nhất cho mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà với chuyên khoa sản phụ khoa là địa chỉ tin cậy cho tất cả người bệnh đang gặp vấn đề về u xơ tử cung nói chung và u xơ tử cung dưới thanh mạc trong thời kỳ mang thai nói riêng. Hồng Hà quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện sản khoa đầu ngành cả nước cùng hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị y tế hiện đại, mang lại sự hài lòng tuyệt đối và kết quả khám chữa bệnh tối ưu cho mọi bệnh nhân.

Mẹ bầu bị u xơ tử cung nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Mẹ bầu bị u xơ tử cung nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Qua bài viết có thể thấy u xơ tử cung dưới thanh mạc trong thời kỳ mang thai gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, khi thấy những triệu chứng điển hình chị em nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí