để nhận cuộc gọi từ
BV Hồng Hà
1900.633.988
Chào mừng bạn đến với Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà
Danh Mục
Xét về bệnh lý chung, lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc sinh trưởng trong tử cung lại, được tìm thấy ở những cơ quan khác ngoài tử cung.
Trong trường hợp vị trí của mô nội mạc bị lạc này được tìm thấy ở vị trí gần vết mổ sau sinh của phụ nữ, thì gọi là lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ.
Đây là hiện tượng có thể hình thành ở phụ nữ sau sinh dù là sinh thường hay sinh mổ.
Tuy rằng đây là bệnh lý gây ra những đau đớn cho người bệnh, đặc biệt nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nhưng bạn không cần quá lo lắng vì tỷ lệ xuất hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ là khá hiếm, tỷ trọng không cao.
Theo các nghiên cứu y học thì phụ nữ trong khoảng từ 27 đến 31 tuổi dễ gặp phải tình trạng này với tỷ lệ dưới 2% (từ 0,03% đến 1,7%).
Thời gian phát bệnh từ 1 đến 3 năm sau sinh, tỷ lệ này vẫn khá thấp vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Đối với trường hợp lạc nội mạc tử cung ở vết mổ để, các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra một số nguyên nhân chính sau đây:
Theo các thống kê y học, đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ có biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng.
Chỉ có khoảng 10% người bệnh không triệu chứng. Các dấu hiệu của bệnh lý này thường kéo dài và rõ nhất trong kỳ kinh nguyệt. Một số dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ thường gặp như:
Đây là tình trạng xuất hiện những khối u màu trắng đục xung quanh thành vết mổ, được phát hiện chủ yếu qua phim chụp CT.
Trường hợp này nhiều người bệnh nhầm lẫn thành vết thương lâu lành, thực tế nó là biểu hiện của những mô lạc nội mạc đang phát triển.
Nếu lúc trước bạn không cảm thấy quá đau trong kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh những cơn đau này lại gây khó chịu hay đau đớn.
Thì đó có thể là triệu chứng lạc nội mạc tử cung sau mổ, hoặc một số bệnh lý phụ khoa khác. Nhiều trường hợp gây đau quặn cơ bụng dưới, cực kỳ mệt mỏi.
Máu kinh trong chu kỳ kinh nhiều hơn bình thường, ra ồ ạt cũng là một triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mà có những phán đoán sơ bộ ban đầu.
Để sự đánh giá về bệnh chính xác hơn người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:
Siêu âm đầu dò ở vùng bụng dưới có thể xác định những dấu vết của u lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ. Đây là phương pháp được nhiều bác sĩ ưu tiên sử dụng khi chẩn đoán, một số bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Chụp cắt lớp CT là chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ nhìn rõ tử cung và khu vực xung quanh vết mổ. Nó giúp xác định kích thước, vị trí khối lạc nội mạc (nếu có).
Biện pháp chụp MRI cộng hưởng từ không dùng tia X, khá an toàn với phụ nữ với chất lượng hình ảnh cao. Giúp chẩn đoán và tìm thấy vị trí các khối lạc nội mạc.
Phương pháp nội soi ổ bụng được sử dụng khi các phương pháp khác không đưa ra kết quả rõ ràng. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi có camera vào cơ thể để tìm u lạc nội mạc.
Phương pháp này dùng để đánh giá mức độ diễn biến của khối lạc nội mạc như thế nào. Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm ở khối u gần vết mổ đẻ để xét nghiệm chuyên môn.
Khi đã có những thông tin, chẩn đoán lâm sàng cần thiết, tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên áp dụng đối với những trường hợp lạc nội mạc tử cung ở vết mổ đẻ. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của bệnh lý này mà chỉ định người bệnh dùng thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc điều trị phổ biến của chứng lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ như: Danazol, các thuốc đồng vận GnRH (Leuprolide, Goserelin,…).
Người bệnh cần lưu ý rằng điều trị nội khoa là quá trình chữa bệnh lâu dài, không nên lơ là. Tuyệt đối nghe theo chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa, không làm giảm đi sự phát triển của chứng lạc nội mạc tử cung ở vết mổ đẻ.
Cũng như, tình trạng đau đớn kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi hay khối u lạc quá lớn. Thì bác sĩ sẽ xem xét điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật.
Quyết định phẫu thuật thường là quyết định sau cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả và cần cân nhắc cẩn trọng.
Có hai phương pháp phẫu thuật ngoại khoa chính là nội soi và mổ hở, trong đó mổ nội soi thường được ưu tiên áp dụng nhiều hơn.
Lưu ý: Sau khi phẫu thuật ngoại khoa thì khả năng tái phát của các khối u lạc nội mạc vẫn khá cao.
Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tái phát của chứng lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ, người bệnh và người thân cần lưu ý:
Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ vẫn còn là chứng bệnh mới, ít người biết đến. Hy vọng bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết, về bệnh lý, chẩn đoán, điều trị,…qua bài viết này. Nếu có vấn đề thắc mắc bạn có thể để lại bình luận, đội ngũ y khoa sẽ nhanh chóng phản hồi cho bạn.
Nhập thông tin của bạn
×