Sửa mũi nên ăn gì cho mau lành – BS.Daniel Nguyễn Thẩm mỹ Hồng Hà giải đáp
Mặc dù phẫu thuật sửa mũi chỉ là một ca tiểu phẫu tuy nhiên theo các bác sĩ thẩm mỹ nếu khách hàng chăm sóc hậu phẫu không cẩn thận sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nhiều chị em lo lắng sửa mũi nên ăn gì cho mau lành? Dưới đây là những giải đáp đến từ Bác sĩ Daniel Nguyễn Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà.
1.Sửa mũi nên ăn gì cho mau lành – Giải đáp từ BS.Daniel Nguyễn
Để giúp khách hàng gạt bỏ những lo lắng về chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi, bác sĩ Daniel Nguyễn có những chia sẻ như sau:
1.1 Sửa mũi nên ăn gì cho mau lành với rau củ quả giàu vitamin
Nên bổ sung các loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải, rau cải, cải xoăn, bắp cải, xà lách, rau ngót, rau đay, súp lơ xanh, cải ngọt, đậu Hà Lan… vì chúng có hàm lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ, tái tạo tế bào da giúp da trở nên mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa.
Ăn những loại rau củ như khoai lang, cà rốt, củ cải đường… bổ sung chất chống viêm, chất dinh dưỡng hiệu quả cho mũi sau phẫu thuật.
Tăng cường các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, kỷ tử… chứa nhiều vitamin giúp đẹp da, hỗ trợ kháng viêm, mờ sẹo, giảm các triệu chứng sưng bầm ở mũi.
Khách hàng cũng nên lưu ý dùng phối hợp các loại rau củ thành nước ép, sinh tố để tránh nhai nhiều ảnh hưởng đến chiếc mũi mới phẫu thuật và sử dụng dễ dàng hơn.
1.2 Sửa mũi nên ăn gì để vết thương mau lành không thể thiếu các món ăn giàu protein
Sau sửa mũi, bổ sung các thực phẩm giàu protein sẽ giúp hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, tái tạo da và tạo mạch máu mới mau hơn. Vì thế, nếu không bổ sung đủ chất đạm cho cơ thể thì vết thương ở mũi sẽ lâu lành hơn.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các loại thực phẩm giàu đạm (protein) như trứng, thịt bò, thịt gà, cá… đều cần kiêng cữ sang nâng mũi. Do đó, bạn có thể dùng thay thế bằng thịt heo, đậu nành, sữa và các loại cây họ đậu.
1.3 Thực phẩm chứa chất béo tốt
Chất béo có trong:
– Các loại hạt: Hạt mè, hạt điều, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, hoa hướng dương, hạt quả bồ đào…
– Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu khô, đậu nành…
– Dầu thực vật: Dầu hướng dương, dầu ngô, mè hạt cải, dầu ô liu, dầu hạt nho…
– Các loại ngũ cốc: Yến mạch, ngô…
– Các loại bơ: Bơ tươi, bơ hạnh nhân, bơ dừa…
– Quả: Quả hạch và quả bơ
Những loại thực phẩm này đều hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu vitamin, nâng cao hệ miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm trùng rất hiệu quả…
Nâng mũi đẹp tự nhiên, mau lành tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
Nhanh tay đăng ký!!!
1.4 Sửa mũi nên ăn gì cho mau lành – Uống nước đầy đủ
Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người sau phẫu thuật nâng mũi. Hãy bổ sung từ 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày để máu lưu thông tốt nhất, giải độc và thanh lọc cơ thể.
2. Nên kiêng ăn gì sau sửa mũi
Bên cạnh những thực phẩm giúp chị em thoát khỏi lo lắng sửa mũi nên ăn gì cho mau lành, bác sĩ Daniel Nguyễn cũng chỉ ra một số loại đồ ăn cần kiêng sau sửa mũi như:
2.1 Thực phẩm chứa quá nhiều đạm
Nếu như thịt heo, các loại ngũ cốc thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều protein được phép ăn sau thực hiện tiểu phẫu nâng mũi thì một nhóm khác cũng nhiều đạm như thịt gia cầm, thịt bò, trứng… lại nằm trong nhóm thực phẩm không nên ăn.
Mặc dù những loại thực phẩm này bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều chất đạm cho vết thương hở sẽ gây ra tình trạng đổi màu da tại vết thương sau khi đã hồi phục.
Vị trí da xung quanh vết mổ sẽ có hiện tượng loang lổ, tựa như tàn nhang gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm giàu đạm (protein) này còn làm tăng nguy cơ gây sẹo thâm cho da.
2.2 Thực phẩm chứa chất tạo sẹo
Rau muống là loại thực phẩm dễ để lại sẹo nhất. Do đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng nếu không muốn bị sẹo xấu, sẹo lồi sau nâng mũi.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm dễ tạo sẹo như thủy hải sản cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày. Chúng là thực phẩm tươi sống có độ tanh nên dễ gây ra tình trạng kích ứng.
Chưa kể một vài loại thủy hải sản như: Tôm, cua, cá ngừ, bạch tuộc… chứa hàm lượng đạm rất cao, có thể khiến quá trình sản sinh tế bào, mô mới bị kích ứng, vượt quá giới hạn cho phép và để lại sẹo lồi khi vết thương phục hồi.
2.3 Thực phẩm khiến vết thương mưng mủ, dị ứng
Theo bác sĩ Daniel Nguyễn nhóm thực phẩm dễ gây mưng mủ, dị ứng bao gồm: Đồ nếp và các món ăn chế biến từ đồ nếp như xôi chè, cơm nếp, bánh ích… Đồ nếp mang tính nóng, dẻo sẽ gây ra tình trạng mưng mủ, sưng đau đối với vết thương hở, khiến thời gian lành thương kéo dài hơn.
Không những thế, khi vết mổ mưng mủ còn khiến các vùng da tại đó bị viêm nhiễm và lưu lại sẹo xấu khi hồi phục hoàn toàn. Vậy nên, nếu không muốn gương mặt của mình trở nên kém duyên vì sẹo hãy loại bỏ nhóm thức ăn này.
2.4 Thực phẩm cay nóng
Tiếp đến là nhóm thực phẩm cay nóng. Có thể liệt kê các loại thực phẩm như: Ớt, tiêu, gừng… Đây là những gia vị thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Chúng khiến món ăn có nhiều vị hơn, kích thích vị giác của mọi người.
Tuy nhiên những loại gia vị này lại làm quá trình lành thương diễn ra chậm hơn bình thường, thậm chí chúng còn khiến vết thương chuyển nặng hơn. Vì vậy, bạn cần tránh dùng sau khi nâng mũi.
2.5 Thực phẩm chứa chất kích thích
Rượu bia và các chất gây nghiện, kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe… là những thứ bạn cần tuyệt đối tránh sử dụng sau khi nâng mũi.
Lý do là trong bia rượu có hàm lượng cồn cao sẽ làm cho vết mổ có nguy cơ chảy máu liên tục, dẫn đến thời gian sưng viêm kéo dài và tình trạng vết thương lâu lành.
3.Tham khảo thực đơn 7 ngày cho người mới nâng mũi, sửa mũi
Để bạn hình dung dễ hơn về chế độ ăn uống sau phẫu thuật, dưới đây là thực đơn 7 ngày sau nâng mũi được bác sĩ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà chia sẻ:
Ngày 1: Thực hiện ngay sau phẫu thuật
– Các loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu như cháo hoặc súp.
– Uống nước cam ép
– Đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Ngày 2:
– Ăn yến mạch, cơm gạo lứt.
– Ưu tiên các loại thực phẩm mềm như thịt hầm, trứng.
– Ăn rau nấu mềm.
– Bổ sung thêm sữa chua, nho…
– Vẫn duy trì uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Ngày 3:
– Ăn cơm nấu mềm, yến mạch, gạo lứt…
– Nấu canh cá nước ngọt cùng cà chua, rau gia vị.
– Kết hợp bổ sung sữa chua, dâu tây.
– Uống đủ lượng nước 2 – 2,5 lít/ngày.
Ngày 4:
– Cơm mềm, yến mạch, gạo lứt.
– Hầm canh thịt heo với cà rốt, khoai tây, đậu.
– Sữa chua, việt quất.
– Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Ngày 5:
– Tiếp tục ăn cơm, gạo lứt.
– – Thịt heo xào rau củ và bông cải.
– Sữa chua, quýt ngọt.
– Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Ngày 6:
– Ăn cơm mềm, gạo lứt.
– Canh cá nấu rau cải
– Ăn sữa chua, bưởi ngọt.
– Đảm bảo đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Ngày 7:
– Ăn cơm, gạo lứt.
– Ớt chuông nhồi thịt heo.
– Sữa chua, nho ngọt.
– Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
4. Chế độ dinh dưỡng kết hợp với vệ sinh sau sửa mũi đúng cách
Sau khi nâng mũi, khách hàng cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
– Vệ sinh mũi khéo léo và cẩn thận theo hướng dẫn từ bác sĩ thẩm mỹ.
– Tránh vận động mạnh, không tập thể hình, chơi thể thao và ít nhất trong 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi không nên đeo kính.
– Không lấy tay đụng chạm, gãi, đè lên mũi hoặc va chạm mạnh vì có thể sẽ làm hỏng dáng mũi, gây tụ máy và chảy máu ở vị trí vết mổ.
– Nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
5. Giải đáp thắc mắc của KH sau nâng mũi, sửa mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
Đồng hành của khách hàng trong suốt quá trình nâng mũi, sửa mũi, bác sĩ Daniel Nguyễn đã đưa ra những giải đáp rõ ràng và cụ thể về thắc mắc của chị em, tránh những lo lắng ảnh hưởng đến quyết định cũng như chăm sóc sức khỏe, vẻ đẹp của dáng mũi sau nâng như sau:
5.1 Ăn mì tôm sau nâng mũi, sửa mũi có được không
Mì tôm, mì ăn liền hay mì gói… không hề chứa chất dinh dưỡng mà còn có rất nhiều chất phụ gia không tốt cho cơ thể. Vì thế, bạn hãy kiêng mì tôm ít nhất 1 tháng sau khi trải qua quá trình phẫu thuật nâng mũi để tránh những tổn thương không đáng có.
5.2 Sau sửa mũi có được ăn mắm tôm không
Bạn vẫn có thể ăn mắm tôm sau nâng mũi. Nhưng đừng lạm dụng quá bởi khi ra nắng, da và vết thương của bạn sẽ dễ bị thâm sạm, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.
5.3 Lỡ ăn hải sản sau nâng mũi, sửa mũi có làm sao không
Theo các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, nếu lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi thì chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nhiều loại hải sản còn gây sẹo thâm. Thậm chí, nhiều người phải tốn kém chi phí để sửa lại dáng mũi.
5.4 Sau sửa mũi có được ăn xúc xích không
Bác sĩ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho rằng bạn vẫn có thể ăn được xúc xích nếu đã phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng loại xúc xích với thành phần dinh dưỡng có trong nó.
Ví dụ xúc xích làm từ thịt lợn với nhiều thành phần dinh dưỡng như: B6 & B12, DHA, Vitamin D, chất béo, muối, kẽm v.v… rất tốt cho khách hàng nâng mũi. Tuy nhiên, xúc xích từ thịt bò, gà thì nên kiêng bởi như phần chia sẻ phía trên, đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều đạm không tốt cho vết thương hở.
Như vậy, những tư vấn từ bác sĩ Daniel Nguyễn đã giúp khách hàng giải tỏa được lo lắng sửa mũi cần ăn gì cho mau lành. Để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ, có được khuôn mặt hài hòa với tỉ lệ vàng hằng ao ước, chị em nên ghi nhớ những loại thực phẩm trên đây nhé.