Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

90% phụ nữ mắc phải kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và cách điều trị

Kinh nguyệt không đều có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Chị em phụ nữ cần tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để xác định xem kỳ kinh nguyệt có ổn định hay không, nếu tình trạng không có kinh kéo dài, bạn nên đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và chữa trị bệnh lý sớm.

1. Như nào được coi là kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong ra theo từng tháng. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, có thể nhanh hoặc chậm hơn 3 – 5 ngày với thời gian hành kinh kéo dài từ 3 – 5 ngày. Còn rối loạn kinh nguyệt là một chu kỳ kinh nguyệt rối loạn và ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày. 

Kinh nguyệt không đều là ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày

Kinh nguyệt không đều là ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày

2. Rối loạn kinh nguyệt gặp ở độ tuổi nào

Rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì (12 – 15 tuổi) hoặc các chị em 20 – 30 tuổi hoặc những chị em phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh từ 40 trở lên.

Ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày thì đó là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung… và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

3. Những biểu hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn tác động xấu đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Để phát hiện sớm về tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các chị em phụ nữ cần nắm được những biểu hiện như sau:

– Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày và nhiều hơn 35 ngày. Thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày hoặc ngắn hơn 3 ngày.

– Chậm kinh liên tục khoảng từ 2 – 3 tháng hoặc không có kinh từ 6 tháng trở lên.

– Có hiện tượng chảy máu kinh 2 lần trong một chu kỳ kinh.

– Máu kinh có màu sắc bất thường lẫn với các cục máu đông và có mùi hôi khó chịu.

– Lượng máu kinh có thể quá ít hoặc quá nhiều.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

4. Tổng hợp nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt

Có 13 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là: Do nội tiết tố, do quá trình dậy thì, tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng, mệt mỏi, thừa cân hoặc sụt cân nhanh chóng, tập thể dục quá sức hoặc do bệnh lý (Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, đa nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp).

4.1 Tình trạng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng bởi nội tiết tố

Nội tiết tố có vai trò quan trọng đối với chị em phụ nữ và nó có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Khi phụ nữ mất cân bằng nội tiết tố do lượng hormone trong máu có sự thay đổi, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt và khiến cho nhan sắc của phái đẹp suy giảm.

4.2 Kinh nguyệt không đều quá trình dậy thì

Các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục chưa được ổn định.

Một vài biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như: Lượng máu ra quá nhiều hoặc có lúc lại quá ít, số ngày kinh không đều, chu kỳ lặp lại không nhất định.

Rối loạn kinh nguyệt do quá trình dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt do quá trình dậy thì

4.3 Do tiền mãn kinh

Những chị em phụ nữ từ 40 tuổi trở đi, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm sút dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến chu kỳ kinh trở nên dài hoặc ngắn hơn bình thường. Sau mãn kinh, các chị em phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.

4.4 Phụ nữ sau sinh

Những chị em phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hormone prolactin có trong sữa mẹ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa nhưng đồng thời lại gây ức chế các hormone sinh sản, dẫn đến tình trạng trễ kinh trong 6 tháng hoặc hơn. Chỉ khi chị em phụ nữ ngừng cho con bú, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại.

Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ sau sinh thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt

4.5 Tác dụng phụ của thuốc

Rối loạn kinh nguyệt cũng xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như: Thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị…

4.6 Căng thẳng, mệt mỏi 

Khi trải qua nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, cơ thể chị em phụ nữ sẽ tiết ra nhiều cortisol và gây ra những bất lợi trong quá trình sản xuất progesterone và estrogen, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

4.7 Thừa cân, sụt cân quá nhanh

Sự thay đổi về cân nặng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Việc thừa cân hoặc sụt cân quá nhanh chính là hệ quả của chế độ ăn uống và tập luyện không khoa học. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

4.8 Bệnh ung thư tử cung

Ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều giữa các kỳ kinh nguyệt. Để nhận biết được bệnh ung thư cổ tử cung, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như:

– Sau khi quan hệ tình dục, âm đạo chảy máu bất thường và cho ra khí hư có mùi hôi, màu xám đục.

– Thường xuyên cảm thấy đau rát vùng chậu khi giao hợp.

– Tiểu tiện nhiều lần và mỗi lần đi đều cảm thấy khó chịu.

Ung thư tử cung dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Ung thư tử cung dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

4.9 Hiện tượng lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung gây ra tình trạng đau bụng dữ dội khi có kinh và khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài. Không chỉ vậy, hiện tượng lạc nội mạc tử cung còn khiến các chị em chảy máu nhiều hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, tỷ lệ lạc nội mạc tử cung chỉ là 1/10 trong số phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.

4.10 U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u phát triển trong thành tử cung và gây ra tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi chị em bị u xơ tử cung sẽ cảm thấy đau đớn, co thắt tử cung.

4.11 Mắc bệnh tuyến giáp

Khi tuyết giáp hoạt động kém, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn, chảy nhiều máu hơn, gây đau bụng dữ dội. Trường hợp mắc bệnh cường giáp, kinh nguyệt của chị em sẽ ngắn hơn và ít hơn.

4.12 Hội chứng đa nang buồng trứng

Rối loạn kinh nguyệt chính là một trong những đặc điểm nổi bật của hội chứng đa nang buồng trứng. Khi bị buồng trứng đa nang, lượng androgens sẽ tăng lên và gây ra hiện tượng mất kinh hoặc chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt.

Đa nang buồng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Đa nang buồng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

4.13 Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức không chỉ gây cản trở cho các hormone chịu trách nhiệm về kinh nguyệt (estrogen progesterone) mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Bạn nên giảm cường độ tập và thực hiện các bài tập phù hợp hoặc tập yoga để cải thiện kinh nguyệt. 

Rối loạn kinh nguyệt do tập luyện quá sức

Rối loạn kinh nguyệt do tập luyện quá sức

5. Những tác hại của rối loạn kinh nguyệt gây nên

Khi rối loạn kinh nguyệt sẽ gây ra những tác hại như:

– Làm thay đổi nội tiết tố nữ, thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, suy giảm trí nhớ…

– Làn da xanh xao, mất sức sống, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, da lão hóa sớm, nổi mụn, tim đập nhanh…

– Gây ra một số bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, đa nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

– Giảm khả năng thụ thai, nếu không được kịp thời khắc phục sẽ dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

6. Làm thế để xử lý được tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng và tỏ ra lúng túng khi gặp phải tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không biết cách xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chị em phụ nữ có thể tham khảo một số cách xử lý như sau:

– Thay đổi thói quen sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như: 

+ Hạn chế ăn các món mặn, tránh lạm dụng nhiều bia rượu, cà phê, không dùng các chất kích thích.

+ Duy trì nếp sống điều độ: Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.

+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, thư giãn bản thân, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

+ Rèn luyện thể chất thông qua các bài tập yoga.

– Điều hòa kinh nguyệt bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Đến thăm khám với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn phương pháp khắc phục và sử dụng thuốc nếu cần.

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để điều hòa kinh nguyệt

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để điều hòa kinh nguyệt

7. Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, khách hàng nên:

– Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu thông qua trái cây, củ quả, ngũ cốc, các loại hạt để nâng cao sức đề kháng.

– Tập thể dục thường xuyên với cường độ tập luyện vừa phải để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

– Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

– Không sử dụng chất kích thích như: Thuốc lá, cà phê, đồ uống chứa cồn…

– Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, giải tỏa tâm trạng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, ra ngoài dạo chơi.

– Giữ cân nặng ổn định, tránh để sụt cân quá nhanh hoặc tăng cân quá mức.

Giữ cân nặng ổn định

Giữ cân nặng ổn định

8. Những thắc mắc thường gặp về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không? Bị trễ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không? Rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung những loại thực phẩm nào? Cách thử thai đối với những người rối loạn kinh nguyệt? Dấu hiệu mang thai khi rối loạn kinh nguyệt tại nhà là những thắc mắc mà rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

8.1 Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không

Theo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ sản khoa, phụ nữ khi bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ mang thai thấp và có thể dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn nếu không được kịp thời khắc phục.

8.2 Cách thử thai đối với những người kinh nguyệt không đều

Nếu rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ sẽ rất khó khăn trong việc dự đoán ngày rụng trứng để giao hợp. Vì vậy, để gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên sử dụng que thử rụng trứng kết hợp với việc quan sát các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang rụng trứng như: 

– Chất nhầy cổ tử cung: Khi bạn phát hiện dịch tiết ra giống như lòng trắng trứng, nhầy nhầy trên quần lót hoặc giấy vệ sinh.

– Nhiệt độ cơ thể: Đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày và thiết lập biểu đồ nhiệt độ theo từng ngày. Nếu kết quả nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khoảng nửa độ, có nghĩa là cơ thể bạn đang sắp rụng trứng.

8.3 Rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung những loại thực phẩm nào

Khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm có tính ấm, chứa nhiều vitamin C, magie để giúp giảm đau, tăng co bóp tử cung để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả hơn như: Gừng, nghệ tươi, dứa, nha đam, cam, đu đủ…

8.4 Bị trễ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không

Trong 2 – 3 năm đầu khi bé gái mới bắt đầu có kinh, chu kỳ sẽ có nhiều bất thường nên việc rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường nên các bạn gái không cần quá lo lắng.

Trường hợp thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như: Đau bụng dưới, máu kinh bất thường (màu sắc khác lạ, có mùi hôi…) thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nếu trễ kinh kéo dài thì bạn nên đi khám phụ khoa

Nếu trễ kinh kéo dài thì bạn nên đi khám phụ khoa

Kinh nguyệt không đều có liên quan mật thiết đến sức khỏe và khả năng sinh sản của các chị em. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt trong độ tuổi sinh sản có thể dẫn tới tình trạng vô sinh hiếm muộn hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, chị em cần theo dõi cẩn thận chu kỳ kinh nguyệt của mình để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí