Polyp cổ tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm
Polyp cổ tử cung là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên buồng tử cử. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng là một trong những nguyên gây vô sinh ở nữ giới nếu không được điều trị đúng cách.
1.Khái niệm Polyp cổ tử cung
Theo các chuyên gia, polyp cổ tử cung là sự xuất hiện của các khối u lành tính và phát triển trong cổ tử cung và khoang tử cung. Các khối u lành hình thành do các tế bào phát triển quá mức trong nội mạc tử cung. Polyp thường có hình dạng như ngón tay, bóng đèn hay dạng nấm, có thể mọc đơn hoặc mọc thành chùm và có kích thước từ vài mm hoặc vài cm.
Các khối polyp có màu hồng, mềm và dễ chảy máu mỗi khi chạm vào. Và nó không nằm cố định ở 1 chỗ, mà có thể nằm trên bề mặt cổ tử cung hoặc bên trong ống tử cung, cũng có thể nằm ngoài cổ tử cung hay trong âm đạo.
Hiện nay, polyp được chia thành 2 loại là polyp buồng tử cung (gọi tắt là polyp tử cung) và polyp lòng tử cung.
- Polyp buồng tử cung là chỉ các khối u hình thành trong buồng tử cung
- Polyp lòng tử cung là tình trạng các khối u sa xuống lòng tử cung, có thể nhỏ như hạt gạo nhưng có thể to đến 10 cm
2.Những nguyên nhân dẫn tới polyp cổ tử cung
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này, tuy nhiên cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những yếu tố đã được các nhà khoa học đưa ra:
2.1.Nồng độ Estrogen tăng cao
Nồng độ hormone Estrogen tăng cao bất thường được co là yếu tố hàng đầu khiến chị em bị polyp cổ tử cung. Đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai thường có nồng độ estrogen cao hơn bình thường và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa. Nồng độ nội tiết tố càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh hơn.
2.2.Viêm nhiễm phụ khoa mãn tính
Với những phụ nữ có các bệnh phụ khoa kéo dài sẽ khiến phần niêm mạc tử cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho niêm mạc tử cung không đạt được độ dày nhất định. Việc này thúc đẩy quá trình tăng sinh tại niêm mạc tử cung khiến các khối polyp có điều kiện hình thành và phát triển nhanh hơn.
2.3.Nạo phá thai và tránh thai không an toàn
Những chị em từng nạo phá thai hay sử dụng các dịch vụ tránh thai tại các cơ sở không uy tín rất dễ mắc bệnh này bởi còn sót nhau sau khi phá thai. Sau một thời gian ngắn, nhau thai sót lại bám vào bề mặt cổ tử cung và phát triển thành khối polyp. Tương tự, các dị vật bị sót lại sau các thủ thuật thực hiện tại tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
2.4.Bị lạc nội mạc tử cung
Bình thường, sau khi bong tróc lớp niêm mạc tử cung sẽ theo đường kinh nguyệt ra ngoài nhưng nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung thì lớp niêm mạc đó không ra ngoài được. Điều này dẫn đến việc ứ đọng, gây viêm nhiễm và hình thành nên các khối u polyp.
2.5.Một số lý do khác
Theo nghiên cứu, độ tuổi cũng là lý do dẫn đến căn bệnh này ở nữ giới. Những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 dễ mắc polyp hơn là độ tuổi 20 bởi vì nồng độ estrogen thay đổi ở khoảng gần và trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Không chỉ vậy, một số thói quen không tốt trong ăn uống như ăn nhiều chất béo xấu, đồ dầu mỡ,… hay đời sống tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân.
3.Dấu hiệu nhận biết bạn bị polyp cổ tử cung
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ vẫn bị nhầm lẫn bệnh này sang các căn bệnh phụ khoa khác vì triệu chứng của polyp cổ tử cung thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Chỉ đến khi thấy các dấu hiệu bất thường, chị em đi thăm khám phụ khoa định kỳ thì mới biết được.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ ngắn, dài bất thường; lượng kinh nguyệt không đều lúc nhiều lúc ít; kinh nguyệt không theo chu kỳ cố định
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu quá nhiều khi hành kinh; xuất huyết âm đạo khi đến tuổi mãn kinh
- Chảy máu sau khi thụt rửa âm đạo; sau khi quan hệ kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chán ăn
- Dịch tiết ở âm đạo ra quá nhiều màu trắng đục hoặc vàng
- Đau vùng bụng dưới mà không rõ nguyên nhân
4.Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Chẳng hạn như:
- Khi khối u polyp phát triển quá to gây bít tắc cổ tử cung khiến tinh trùng không thể gặp trứng, khó khăn trong việc thụ thai và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản
- Nếu bệnh lý kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng,.. khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất tự tin gây bất tiện cho cuộc sống thường ngày
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như: viêm lộ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm các khối u
5.Điều trị polyp cổ tử cung dứt điểm
Tùy vào các triệu chứng nặng hay nhẹ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để chữa dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, đây là bệnh lành tính, có thể dễ dàng loại bỏ các khối u bằng việc phẫu thuật. Nhưng cũng có các khối u không triệu chứng thì chị em không nhất thiết phải phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi sát sao theo chỉ định.
Hiện nay, một số phương pháp phổ biến được áp dụng để cắt bỏ khối u gồm có:
- Dùng vòng kẹp để cắt bỏ khối u
- Buộc chỉ phẫu thuật xung quanh chân khối u để loại bỏ
- Xoắn chân polyp trên bề mặt tử cung để cắt bỏ chúng
- Dùng dao điện đốt chân, chiếu laze, nito lỏng,…
- Đối với kích thước khối u lớn các bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật ngay sau khi thăm khám
6.Phòng ngừa Polyp cổ tử cung như thế nào?
Polyp cổ tử cung thực ra là bệnh lý không nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia dành cho chị em phụ nữ giúp phòng tránh và phát hiện bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để phát hiện ra bất thường
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ tránh mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Lựa chọn đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát, có size phù hợp và nên thay đồ lót sau 3 đến 6 tháng sử dụng
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ lót với người khác nhất là những người mắc bệnh phụ khoa
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây các bệnh liên quan đến đường tình dục
- Không sử dụng các chất kích thích và có cồn như rượu bia hay thuốc lá
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đủ bữa, đủ chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày
- Đặc biệt, chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời
7.Polyp cổ tử cung có tái phát không?
Thông thường, sau khi chữa khỏi bệnh sẽ không tái phát tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sau khi loại bỏ hoàn toàn khối u vẫn tái phát trở lại. Trường hợp này rất ít và nguyên nhân dẫn đến là do:
- Chưa loại bỏ triệt để gốc rễ khối u mọc sâu trong tử cung khiến polyp phát triển lại
- Nếu sau khi cắt bỏ polyp mà không tiêu viêm sẽ khiến polyp mọc lại do các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính ảnh hưởng
- Chưa xử lý hết được những polyp nằm sâu trong tử cung mà mắt thường không nhìn thấy, dẫn tới tình trạng những polyp sẽ tiếp tục hình thành những polyp mới
- Không tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ như không chăm sóc vết thương đúng, sử dụng liều thuốc sai cách, chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học,…
Polyp tử cung là một bệnh lý lành tính và có thể chữa khỏi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bệnh lý này lại không có triệu chứng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn sang các bệnh khác và là nguyên nhân tiềm tàng gây ung thư – u xơ cổ tử cung. Do đó, để bảo vệ sức khỏe chị em hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe phụ khoa nếu như có bất kỳ vấn đề bất thường. Chị em đừng ngần ngại liên hệ qua hotline Bệnh viện Hồng Hà để đặt lịch tư vấn cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành hiện nay.