Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Những rủi ro của việc sử dụng thuốc kích trứng để thụ thai

Bác sĩ Đào Thu Hiền khoa sản tại BV Hồng Hà cho biết tiêm thuốc kích trứng nhiều có gây hại. Làm xuất hiện tình trạng suy giảm buồng trứng và các chức năng của chúng, khả năng cao mang đa thai, xuất hiện dị tật ở thai nhi, hình thành u nang buồng trứng và làm quá trình thụ thai trở nên khó khăn.

1. Thực hiện tiêm thuốc kích trứng nhiều có hại không

Tiêm thuốc kích trứng có nhiệm vụ cải thiện chức năng của buồng trứng, nhờ đó mà trứng rụng theo lịch trình được tính toán từ trước. Không ít trường hợp vì lạm dụng tiêm quá nhiều gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Hồng Hà, việc lạm dụng thuốc kích trứng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng.

Suy giảm chức năng buồng trứng còn gây đình trệ việc sản sinh các hormone ham muốn, khiến phụ nữ không còn nhu cầu tình dục.

1.1 Phát triển quá kích buồng trứng

Theo nghiên cứu, quá kích buồng trứng là hậu quả nghiêm trọng, không nên chủ quan bởi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đó là bụng đau tức, các cơn quặn thắt dày đặc, tăng diện tích của buồng trứng và xuất hiện dịch tại khu vực màng bụng.

Tình trạng đau đớn kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng đông máu và xoắn buồng trứng. Nếu không may ảnh hưởng tới tĩnh mạch hoặc khu vực động mạnh sẽ gây ra tổn thương hệ thần kinh. Nhằm ngăn chặn những nguy hiểm nặng nề, bác sĩ sẽ hút bớt nước bên trong lồng ngực, ổ bụng và truyền đạm cho cơ thể. Chính vì tình trạng cấp bách này, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện trên thì chị em nên lập tức đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

1.2 Chức năng buồng trứng bị suy giảm

Tiêm thuốc kích trứng nhiều có hại không? Câu trả lời là có. Một trong những hậu quả phổ biến của việc lạm dụng thuốc kích trứng là khiến chức năng buồng trứng bị cạn kiệt, suy giảm. Do đó, buồng trứng sẽ không đủ khả năng nuôi dưỡng, quá trình giúp trứng phát triển gặp nhiều trở ngại, cản trở sinh sản. Cùng với đó, nội tiết tố bị xáo trộn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi làm cho ham muốn suy giảm, né tránh quan hệ tình dục.

1.3 Khả năng cao mang đa thai

Khi tiêm thuốc kích trứng nhiều có khả năng mang đa thai rất cao. Lý do là thuốc sẽ kích thích hoạt động của buồng trứng mạnh hơn dẫn đến số lượng trứng rụng nhiều cùng lúc. Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn có nhu cầu sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI thì trường hợp song sinh, thai 3 xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, mang đa thai tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan trực tiếp đến người mẹ và bào thai. Cụ thể là chị em phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, đứa trẻ đẻ thiếu tháng dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe (hệ tiêu hóa, phổi, thân nhiệt…). Tình trạng các bà mẹ sinh con trước tuần thai thứ 37 do tiêm thuốc kích trứng là không hề hiếm gặp, thai nhi nhẹ cân dễ bị tử vong và cần phải được chăm sóc vô cùng cẩn trọng.

1.4 Xuất hiện dị tật ở thai nhi

Một tác hại khác khi tiêm thuốc kích trứng đó là xuất hiện dị tật ở thai nhi. Nguyên nhân là do đối với một số loại thuốc có thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai. Điều này dẫn đến tỷ lệ dị tật cao hơn so với những đứa trẻ mẹ không sử dụng biện pháp tiêm kích trứng. Chính vì thế, chị em phụ nữ nên thăm khám tại những cơ sở uy tín và nhờ bác sĩ tư vấn chứ không nên tự ý mua thuốc sử dụng để tránh tình huống xấu nhất xảy ra.

Tiêm thuốc kích trứng gây dị tật ở thai nhi

Tiêm thuốc kích trứng gây dị tật ở thai nhi

1.5 Hình thành u nang buồng trứng

Nguy cơ hình thành u nang buồng trứng là đáp án cho câu hỏi tiêm thuốc kích trứng nhiều có hại không. Lạm dụng thuốc nhiều dẫn đến ứ dịch, các u nang xuất hiện. Ban đầu đa số chúng là lành tính tuy nhiên về lâu dài, chủ quan không chữa trị sẽ có nguy cơ thành u ác tính. Trường hợp này không phải là đa số thế nhưng nếu mắc phải sẽ dẫn tới tử vong. Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị u nang đó là: đau đớn vùng bụng dưới (xoắn cuống), đau bụng kèm chảy máu (vỡ u), tiểu dắt (chèn ép đường tiết niệu)…

2. 6 Dấu hiệu bất thường sau tiêm kích trứng của cơ thể

Tiêm thuốc kích trứng quá nhiều sẽ làm tăng lượng hormone đột ngột trong cơ thể dẫn đến các tình trạng kích ứng. Một số dấu hiệu bất thường bạn nên lưu ý sau khi tiêm đó là:

2.1 Nhiệt độ cơ thể tăng

Tiêm thuốc kích trứng về cơ bản là hỗ trợ đắc lực trong lợi sinh sản. Tuy nhiên, chế độ bảo vệ nghiêm ngặt của cơ thể con người khiến cho xảy ra sự xung đột kháng nguyên với thuốc mà triệu chứng điển hình là nhiệt độ cơ thể tăng dẫn đến sốt cao. Thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện trong 10 ngày sau tiêm. Dấu hiệu này có thể tăng dần, từ nhẹ đến vừa, từ vừa đến nặng khiến cơ thể cạn kiệt sức lực, mệt mỏi.

2.2 Đầy hơi, tức bụng

Dấu hiệu bất thường tiếp theo khi tiêm kích trứng là cảm giác vùng bụng đầy hơi, ấm ách khó chịu. Đầy hơi, tức bụng là dấu hiệu bất thường tiếp theo. Cơn đau dưới dạng âm ỉ vẫn trong ngưỡng chịu đựng được hoặc đau quặn thắt từng cơn. Có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước trong khi bụng vẫn căng cứng.

Tác hại của thuốc kích trứng khiến đầy hơi, chướng bụng

Tác hại của thuốc kích trứng khiến đầy hơi, chướng bụng

2.3 Mệt mỏi, buồn nôn

Mệt mỏi, buồn nôn kéo dài sẽ khiến cơ thể khó chịu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy khi cảm thấy bất thường bạn nên liên hệ ngay lập tức với bác sĩ để được tư vấn. Dựa theo tình trạng nặng hay nhẹ sẽ có các giải pháp điều trị riêng ví dụ như: siêu âm quan sát tụ dịch, uống thuốc chống nôn để khắc phục tình trạng.

2.4 Chảy máu âm đạo

Một dấu hiệu bất thường phổ biến khi tiêm thuốc kích trứng đó là chảy máu âm đạo. Hàng loạt các nang trứng được kích thích đồng thời dẫn đến quá khích dẫn đến chảy máu, tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới băng huyết. Đừng chần chờ đi gặp ngay bác sĩ khi xuất hiện tình trạng này để được thăm khám và theo dõi cho tới khi vùng kín ổn định.

2.5 Căng tức vòng 1

Khi lượng hormone của nữ giới bị xáo trộn sẽ dẫn đến tình trạng 2 bên ngực căng tức rõ rệt. Biểu hiện này bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong khoảng thời gian 3 ngày cuối của chu kỳ kích trứng. Triệu chứng căng ngực nếu nhẹ sẽ giảm thiểu và không còn xuất hiện sau khi hút trứng thành công.

2.6 Tăng cân nhanh chóng

Tăng cân nhanh chóng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi tiêm thuốc kích trứng. Trọng lượng cơ thể có sự chênh lệch rõ rệt, các bộ phận trên cơ thể to ra. Đặc biệt là những vùng như mặt, ngực, mông, bụng,…

Uống và tiêm thuốc kích trứng khiến tăng cân đột ngột

Uống và tiêm thuốc kích trứng khiến tăng cân đột ngột

3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro sau khi tiêm thuốc kích trứng

Để hạn chế tối đa rủi ro sau khi tiêm thuốc kích trứng, các bác sĩ khuyên rằng người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

3.1 Nghỉ ngơi thư giãn trong 24h

Ngay sau khi kích trứng cần thời gian cho thuốc ổn định, do đó trong 24h đầu nên để cơ thể nghỉ ngơi thư giãn.

Cụ thể, chị em có thể sinh hoạt bình thường nhưng thay vì vận động mạnh thì nên đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng.

Đặc biệt tránh làm việc quá sức, hạn chế quan hệ tình dục với tần suất cao, tạm nghỉ gym và bơi lội nhằm giảm thiểu nguy cơ vỡ nang buồng trứng.

3.2 Tìm gặp bác sĩ nếu phát hiện những bất thường

Tiêm kích trứng đòi hỏi phải theo dõi và điều trị theo lộ trình thì mới mang lại kết quả có lợi cho các bà mẹ đang mong con.

Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mỗi người để đưa ra giải pháp điều trị cụ thể. Nếu sau khi thực hiện, chị em cảm thấy có những biểu hiện bất thường như căng ngực, đầy hơi, xuất huyết “điểm G”,… thì cần nhanh chóng tới khám bác sĩ. Như vậy, vừa mau chóng can thiệp các rủi ro có thể xảy ra, vừa đảm bảo kết quả kích trứng như mong đợi.

Tiêm thuốc kích trứng cần khám phụ khoa thường xuyên

Tiêm thuốc kích trứng cần khám phụ khoa thường xuyên

3.3 Tăng lượng nước khoáng cho cơ thể

Nước khoáng giống như “cỗ xe” vận chuyển các dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt đối với cơ quan sinh sản, nước giúp cân bằng hormone và thải những độc tố ra ngoài môi trường. Do đó, cần uống từ 2 lít nước và sau đó tăng dần để đảm bảo chị em có 1 sức khỏe tốt nhất.

3.4 Xây dựng chế độ ăn khoa học đa dạng

Nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu khi tiêm kích trứng, chị em cần nghiêm túc ăn uống theo chế độ khoa học.

Thói quen ăn uống không theo giờ giấc cụ thể là nguyên nhân khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn. Điều này khiến bản thân thấy mệt mỏi và không thể nạp được nhiều chất bổ cho cơ thể, từ đây sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng.

Chị em nên xây dựng giờ giấc ăn cụ thể và duy trì đều đặn để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng 1 cách tốt nhất. Bổ sung đa dạng các thực phẩm có lợi cho cơ quan sinh dục nữ như: cá, thịt bò, trứng, quả mọng, rau xanh,…

Các món ăn đông lạnh, đồ uống chứa caffein và có cồn bắt buộc loại bỏ khỏi thực đơn sau khi kích trứng.

tiêm kích trứng cần ăn thực phẩm đa dạng

4. Có nên kích trứng 2 chu kì liên tiếp

Theo bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa, không nên thực hiện kích trứng trong 2 chu kỳ liên tiếp. Thuốc kích rụng trứng là loại thuốc được sử dụng để kích thích nang noãn phát triển. Thông thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có một nang noãn buồng trứng phát triển đạt kích thước cho phép và rụng xuống. Khi đó nếu nang noãn gặp được tinh trùng thì sẽ thụ thai thành công.

Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều thuốc kích trứng, như trong 2 chu kỳ liên tiếp lại không tốt một chút nào. Chúng có thể gây ra các nguy cơ như suy giảm chức năng của buồng trứng, khả năng mang đa thai, thai nhi bị dị tật, nghiêm trọng hơn là vô sinh.

5. Tiêm thuốc kích trứng có ảnh hưởng gì không

Bên cạnh vai trò thúc đẩy sự phát triển của trứng, giúp trứng rụng đúng chu kỳ thì một số trường hợp sử dụng thuốc kích thích trứng còn gây ra những biến chứng không mong muốn khi sử dụng thuốc kích trứng, đặc biệt khi dùng liều cao.

Chị em phụ nữ dễ dàng gặp phải những tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí suy buồng trứng sau đó. Nếu bị suy buồng trứng, bệnh nhân sẽ bị mãn kinh sớm, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như tâm lý.

6. Tiêm thuốc kích trứng bị ra máu có sao không

Tiêm thuốc kích trứng bị ra máu được xem là dấu hiệu bất thường sau khi thực hiện kích trứng rụng. Khi kích trứng, hàng loạt các nang trứng được kích thích đồng thời dẫn đến chảy máu âm đạo, kéo dài tình trạng này dễ dẫn đến băng huyết.

Ngoài ra, việc ra máu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đã có thai. Đây là kết quả của việc phôi thai bám và làm tổ ở niêm mạc tử cung gây chảy máu. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nên thường không nghĩ đến việc bản thân đã mang thai. Tốt hơn hết, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem bản thân đã thực sự mang thai hay chưa và cần theo dõi cho tới khi vùng kín ổn định.

Bài viết về tiêm thuốc kích trứng nhiều có hại không hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn. Khi lựa chọn phương pháp này, bạn nên theo dõi các biểu hiện của cơ thể để can thiệp kịp thời.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí