Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Đau bụng dưới bên trái cảnh báo của những bệnh gì?

Chắc chắn nhiều người đã từng trải qua hiện tượng Đau bụng dưới bên trái, nhưng tần suất ít thì không sao, còn với trường hợp bị âm ỉ, thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác. Bài viết của chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những bệnh lý liên quan từ hiện tượng này, theo dõi nhé!

1. Hiện tượng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Vùng bụng dưới ở bên trái được tính từ rốn đến xương chậu. Bụng dưới bên trái bao gồm: buồng trứng, các mô liên kết, cơ bắp, mỡ, phần cuối của đại tràng, trực tràng. Khi bị đau bụng dưới liên tục, bạn hãy nghĩ đến những bệnh lý liên quan dưới đây:

1.1 Bệnh về hệ tiêu hóa

Khi bị đau bụng dưới bên trái, người bệnh sẽ cảm giác cơn đau âm ỉ theo từng cơn khiến người khó chịu. Bên cạnh đó, người gặp phải hiện tượng này còn bị đầy hơi, chướng bụng, kiết lị, táo bón, khó tiêu…

1.2 Bệnh về sức khỏe sinh sản

Các bác sĩ chỉ ra rằng nữ giới bị đau bụng dưới rất có thể liên quan đến những bệnh lý về sức khỏe sinh sản. Chúng tôi sẽ liệt kê một số bệnh sau:

– Sảy thai

– Mang thai ngoài tử cung

– U nang buồng trứng

– U xơ tử cung

– Lạc nội mạc tử cung

1.3 Bệnh xuất hiện ở hệ bài tiết

Nhiễm trùng đường niệu với những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái dữ dội, đặc biệt khi có liên quan đến thận trá. Những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn, vị trí vùng lưng dưới hoặc ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.

1.4 Máu đông, viêm mạch máu

Những cơn đau nhói ở bụng ở dưới rốn nghiêng về bên trái có thể xuất phát từ các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng. Một nguyên nhân khác phải kể đến là vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ phình to ra như một trái bóng và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào) hay viêm các mạch máu hoặc cục máu đông ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn khó chịu đột ngột tại vùng bụng này.

1.5 Sỏi tiết niệu dẫn tới đau bụng

Khi bạn bị sỏi tiết niệu, các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại ở thận và ống niệu (cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận chuyển đến bàng quang), tạo thành những viên sỏi rắn. Những viên sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu là nguyên nhân gây ra những cơn quặn thắt ở bụng dưới bên trái.

Không chỉ gây đau ở vùng bụng mà còn gây đau lan ra cả vùng bẹn và lưng ở giữa phía bên trái. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: đi tiểu buốt, buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu…

1.6 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Do sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn tới nhiễm khuẩn, thậm chí tiết niệu. Tình trạng này gây ra các bệnh khác nhau:

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên gồm viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mạn

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới gồm viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang

Đường tiết niệu nhiễm trùng không chỉ gây ra những cơn râm ran ở vùng bụng dưới bên trái mà còn khiến người bệnh cảm thấy xót và nóng ở niệu đạo. Đi kèm với đó là tiểu dắt, nước tiểu đục và hôi.

1.7  các bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý liên quan kể trên thì đau bụng dưới cũng có thể gây ra chứng táo bón, viêm loét đại tràng, viêm bàng quang, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu…

Đau bụng dưới tín hiệu cảnh báo bệnh trong cơ thể

Đau bụng dưới tín hiệu cảnh báo bệnh trong cơ thể

2. Đau bụng dưới bên trái cần làm gì ngay?

Khi bị đau bụng dưới bên trái bạn cần đến ngay các trung tâm y tế uy tín để:

2.1 Thăm khám càng sớm càng tốt

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm và nếu không phải là người có chuyên môn thì bạn không thể biết chính xác tình trạng bệnh. Vì thế, lựa chọn thăm khám tại các trung tâm y tế với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Sau bước thăm khám ban đầu, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các siêu âm, xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng…. dựa vào đó, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định tình trạng bệnh, loại bệnh đang mắc phải.

Sớm khám bệnh giúp giảm rủi ro, biến chứng của căn bệnh

Sớm khám bệnh giúp giảm rủi ro, biến chứng của căn bệnh

2.2 Tuân thủ phác đồ điều trị

Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ lên phác đồ điều trị cho từng loại bệnh và phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc phác đồ điều trị.

Tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp với việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa, chắc chắn tình trạng, triệu chứng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể.

2.3 Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh có vai trò quyết định rất lớn đối với sức khỏe của những người đau bụng dưới bên trái. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn rằng:

–  Tăng cường các thực phẩm giàu omega-3, rau xanh, trái cây

– Tránh xa các món chiên xù, xào nấu chứa nhiều dầu

– Hạn chế các món gia vị cay nóng như kim chi hay các món muối chua như dưa góp, cà pháo,..

– Kiêng dùng các chất kích thích, không uống rượu bia

– Ăn uống điều độ, chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày được nghỉ ngơi, không quá tải

– Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, duy trì cường độ 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

– Để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngủ hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngủ hợp lý

Trên đây là những thông tin chia sẻ của các bác sĩ về đau bụng dưới bên trái cho bạn đọc thêm những hiểu biết về tình trạng này. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề liên quan đến đau bụng dưới bên trái, bạn hãy đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí