Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Nguy hiểm biến chứng bệnh cường giáp: Điều trị cách nào?

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động mạnh sản xuất dư thừa lượng hormone tuyến giáp khiến hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa trong cơ thể tăng cao.

Sự tăng tiết nồng độ hormone T3, T4 trong máu quá cao sẽ gây rối loạn chức năng các bộ phận tổ chức trong cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc giáp.

I. Biến chứng bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng tập hợp nhiều bệnh gây nên trong đó có các bệnh lý phổ biến như bệnh basedow, viêm tuyến giáp, u tuyến độc…. Bệnh gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tim đập nhanh, loạn nhịp tim

Suy tim, suy hô hấp

Lồi mắt, mắt mờ

Giòn xương, loãng xương

Cường giáp cấp…

Biến chứng bệnh cường giáp

Biến chứng bệnh cường giáp

II. Phương pháp điều trị cường giáp thế nào?

Hiện nay điều trị cường giáp được áp dụng theo 3 phương pháp: Điều trị nội khoa, I ốt phóng xạ, phẫu thuật nhằm giúp người bệnh đạt tình trạng bình giáp. Đưa ra phương án dự phòng điều trị biến chứng.

2.1. Điều trị nội khoa

Thuốc kháng giáp giúp ức chế sự phát triển của tuyến giáp, giảm kích thước bướu, ngăn ngừa quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Ức chế miễn dịch, ức chế sự hình thành gốc tự do trong tế bào lympho T, B. Ngăn cản hormone T4 chuyển ngược thành T3 ở ngoại vi.

Phương pháp điều trị cường giáp

Phương pháp điều trị cường giáp

a. Thuốc kháng giáp được chia thành 2 nhóm: Nhóm thiouracil và imidazol với liều lượng khác nhau. Nhóm imidazol có tác dụng mạnh hơn nhóm thiouracil từ 7-15 lần, thời gian bán thải sẽ lâu hơn, bệnh nhân chỉ cần dùng 1 liều/ngày.

Nhóm thiouracil ít dị ứng, gắn với protein nhiều hơn nên khả năng đi qua nhau thai và sữa ít có thể chỉ định dùng cho mẹ bầu, mẹ đang cho con bú.  Điều trị cường giáp chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn tấn công: Sử dụng thuốc từ 6-8 tuần, sau khoảng 10-29 ngày hormone tuyến giáp bắt đầu giảm và trở về bình giáp sau 2 tháng điều trị.

Giai đoạn duy trì: Bệnh nhân đã bình ổn tuyến giáp tuy nhiên vẫn cần dùng thuốc duy trì điều trị. Bệnh nhân có thể ngưng thuốc khi tuyến giáp đã ổn định duy trì liên tục từ 18-24 tháng. Nếu thời gian điều trị bệnh quá ngắn, ngắt quãng nguy cơ tái phát bệnh lên đến 40%.  Một số tác dụng phụ của thuốc kháng giáp: Giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, dị ứng.

Chống chỉ định thuốc kháng giáp tổng hợp:

Bướu sau lồng ngực, bướu lạc chỗ.

Nhiễm độc giáp ở phụ nữ mang thai, cho con bú.

Suy gan, thận nặng, bệnh dạ dày – tá tràng.

b. Điều trị bằng Iod và các chế phẩm: Ức chế quá trình tổng hợp T3, T4, giảm lượng hormone tuyến giáp đi vào máu, giảm lưu lượng máu đến tuyến giáp giúp kích thước bước nhỏ lại. Ức chế chuyển hóa T4 thành T3 ở ngoại vi.

Dành cho bệnh nhân mắc cường giáp mức độ nhẹ, kết hợp điều trị cường giáp cấp. Dùng trước khi phẫu thuật thuật tuyến giáp khoảng 1-2. Bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan, bệnh tim.

c. Ức chế β giao cảm: Giảm nhanh các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi nhập, đánh trống ngực, run tay chân, đổ mồ hôi… ức chế hoạt đông thần kinh giao cảm.

Ức chế β giao cảm được dùng phối hợp với thuốc kháng giáp tổng hợp vì tác dụng của thuốc ở ngoại vi không giảm được cường giáp.

 

Ngoài ra còn một số thuốc khác như Corticoid, kết hợp thuốc kháng giáp với thyroxin trong điều trị cường giáp.

Ngoài ra còn một số thuốc khác như Corticoid, kết hợp thuốc kháng giáp với thyroxin trong điều trị cường giáp.

2.2. Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định khi điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh nhân bị tái phát, bướu to chèn ép gây khó thở, khó nuốt, mất thẩm mỹ. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, hoặc bệnh nhân không đủ khả năng điều trị nội khoa.

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần đạt trạng thái bình giáp sau đó mới tiến hành mổ bướu. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp giữ lại mỗi bên thùy khoảng 2-3g để tránh ảnh hưởng đến tuyến cận giáp.

để tránh ảnh hưởng đến tuyến cận giáp.

để tránh ảnh hưởng đến tuyến cận giáp.

3. I ốt phóng xạ: Áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội khoa không khỏi, bị tái phát sau phẫu thuật, điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân trên 40 tuổi. I ốt phóng xạ sẽ đi vào máu để phá hủy tế bào tuyến giáp từ đó làm giảm kích thước bướu, ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp.

a. Chống chỉ định i ốt phóng xạ:

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Bướu thể nhân, bướu sau lồng ngực

Bệnh nhân bị hạ bạch cùa thường xuyên

Phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng giáp để bình ổn tuyến tuyến giáp, ngừng thuốc i ốt hoặc chế phẩm có i ốt trước 2-3 tuần. Điều trị bằng i ốt phóng xạ bệnh nhân có thể bị suy giáp vĩnh viễn, giảm bạch cầu hoặc nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là địa chỉ điều trị bệnh cường giáp được đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trình độ cao, giàu kinh nghiệm đảm bảo khám chữa bệnh tốt nhất. Đặt lịch online gọi ngay hotline: 1900.633.988 để được xếp lịch khám bệnh nhanh chóng với bác sĩ Ung bướu hàng đầu tại bệnh viện.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí