Cắt mí có được uống cà phê không – 2 loại nước không uống sau cắt mí
Cắt mí có được uống cà phê không? Khách hàng không nên uống cà phê sau khi cắt mí và cần kiêng cà phê trong vòng 1 tháng để đảm bảo không bị kích ứng, tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục mí mắt. Trường hợp khách hàng lỡ uống cà phê nhưng với một lượng ít và tần suất không nhiều sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương. Ngoài cà phê, khách hàng nên kiêng trà sữa, bia, rượu vì có khả năng làm chậm quá trình trao đổi chất, lâu lành vết thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Sau khi thẩm mỹ cắt mí có được uống cà phê không
Cắt mí được uống cà phê không? Khách hàng không nên uống cà phê sau khi cắt mí. Trong cà phê có chứa caffeine khiến máu khó lưu thông và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục mí mắt.
Dù cắt mí là tiểu phẫu, quá trình thực hiện đơn giản nhưng diễn ra nhanh chóng, quy trình thực hiện an toàn. Trong 2 – 3 ngày sau khi cắt mí, khách hàng sẽ thấy vết thương sưng nhẹ nhưng khách hàng hoàn toàn yên tâm vì đây là phản ứng tự nhiên.
Để đảm bảo vết thương ổn định và nhanh lành lặn, khách hàng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ định của bác sĩ và không nên dùng cà phê trong giai đoạn đầu sau cắt mí.
2. Cắt mí sau bao lâu được uống cà phê
Cắt mí là một tiểu phẫu nhỏ với các bước thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng cần đến sự chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo đạt kết quả thẩm mỹ như mong muốn.
Khoảng 1 tháng sau khi cắt mí, khách hàng có thể sử dụng cà phê như bình thường. Đối với những người có cơ địa dữ, dễ để lại sẹo thì thời gian kiêng cà phê sẽ kéo dài hơn.
3. Lỡ uống cà phê sau khi cắt mí có sao không
Theo các chuyên gia phẫu thuật Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà cho biết, mức độ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi cắt mí cũng tùy thuộc vào lượng cà phê và tần suất sử dụng trong 1 ngày cũng như cơ địa của từng người.
Trường hợp khách hàng uống cà phê với tần suất thấp và uống một lượng ít (khoảng 1 – 2 lần/tuần) sẽ không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau khi cắt mí. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách hàng nên kiêng uống cà phê, tránh phản ứng phụ hoặc kích ứng sau khi cắt mí.
Bên cạnh đó, khách hàng nên theo dõi, quan sát tình trạng phục hồi của vết thương cũng như tham vấn ý kiến của bác sĩ để đạt kết quả thẩm mỹ hoàn hảo như mong muốn.
4. Ngoài cà phê, sau cắt mí mắt không nên uống gì
Ngoài cà phê, khách hàng nên kiêng uống trà sữa, các loại thức uống có cồn (bia, rượu) sau khi cắt mí để đảm bảo kết quả thẩm mỹ như mong muốn.
4.1 Không nên uống trà sữa
Trong trà sữa có 4 thành phần chính là: Trà, sữa, trân châu và đường. Trong đó:
– Trà: Các loại trà dùng để pha chế sữa thường là trà xanh, trà ô long, trà đen… có chứa chất chống oxy hóa, tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng khi chế biến trà sữa, người bán thường cho thêm hương liệu (nhài, sen, bạc hà…) có nguồn gốc hữu cơ như: P – dimethoxy penzin, penzylacetat… không tốt cho sức khỏe người dùng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
– Sữa: Với những thương hiệu trà sữa nổi tiếng có sử dụng sữa tươi nguyên chất thì một số thương hiệu dùng kem béo thay cho sữa tươi, sữa đặc. Trong kem béo có chứa nhiều dầu thực vật được hydro hóa và có lượng canxi, vitamin D, A, protein rất thấp, khiến người dùng dễ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
– Trân châu: Thành phần chủ yếu của trân châu là tinh bột sắn hoặc tinh bột lọc (khoảng 80%) cùng với hương liệu thực phẩm, đường cô đặc. Vì vậy, hạt trân châu tuy bé nhưng lại chứa rất nhiều năng lượng (5-14 calo/viên) và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào vì trong trân châu thiếu hụt vitamin, các khoáng chất.
– Đường: Trong 1 ly trà sữa có chứa đến 50g đường, cung cấp khoảng 200 calo (Chưa kể lượng calo từ sữa và trân châu đem lại). Theo Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ, lượng đường tiêu thụ tối đa mỗi ngày đối với nam giới là: 37,5g/ngày (tương đương 9 thìa cà phê đường, cung cấp 150 calo) và nữ giới là 25g/ngày (tương đương 6 thìa cà phê đường, cung cấp 100 calo). Bên cạnh đó, Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo ăn càng ít đường càng tốt cho sức khỏe. Có thể thấy, uống trà sữa nhiều trong 1 ngày là tiêu thụ nhiều đường so với nhu cầu của cơ thể.
Khi 4 thành phần: Trà, sữa, trân châu, đường kết hợp với nhau sẽ khiến cơ thể thừa chất, gây tăng cân và làm chậm quá trình phục hồi vết thương. Vì vậy, sau khi cắt mí, khách hàng không nên uống trà sữa.
4.2 Không nên uống bia, rượu
Bia, rượu không hề tốt cho những vết thương hở. Bên cạnh đó, nồng độ cồn sẽ ảnh hưởng đến nội tạng và hệ thần kinh, làm giảm sức đề kháng.
Việc uống nhiều bia rượu sẽ khiến lượng bạch cầu suy giảm, làm vết thương lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng cao hoặc gây ra tình trạng sưng huyết, khiến khách hàng cảm thấy đau đớn nhiều hơn. Vì vậy, khách hàng nên kiêng bia rượu trong thời gian đầu sau khi cắt mí để đảm bảo vết thương nhanh lành lặn. Khi vết thương hoàn toàn hồi phục, khách hàng cũng không nên sử dụng nhiều rượu bia vì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về sau.
Những thông tin trong bài đã giúp khách hàng lý giải cắt mí được uống cà phê không. Sau khi cắt mí, thay vì uống cà phê, bia, rượu, trà sữa, khách hàng nên sử dụng các loại nước có lợi cho quá trình hồi phục vết thương như: Nước ép dứa, cà chua, sữa đậu nành, sữa tươi… Ngoài ra, để đảm bảo kết quả thẩm mỹ đẹp tự nhiên, khách hàng nên quan tâm nhiều hơn đến quá trình chăm sóc hậu phẫu và tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ.