Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?
Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm khoảng 40-45%. Tại Việt Nam, tỷ lệ trên khoảng 35-40%. Tỷ lện thành công công của phương pháp hỗ trợ sinh sản trên sẽ giảm từ 2-10% đối với phụ nữ lớn tuổi (sau 40 tuổi) và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
1. Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam
Trên thế giới, thụ tinh trong ống nghiệm được đánh giá với tỷ lệ thành công khá cao là khoảng 40- 45%, tại Việt Nam ở khoảng 35- 40%. Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm càng giảm nếu như người bệnh càng lớn tuổi. Cụ thể, với phụ nữ sau 40 tuổi, tỷ lệ thành công sẽ giảm từ 2- 10%. Bên cạnh đó, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác như bệnh lý của bệnh nhân, trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện…
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho những người vô sinh hiếm muộn, áp dụng cho cả nam và nữ. Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện bằng cách lấy trứng của người vợ và tinh trùng đã lọc rửa của người chồng rồi đem thụ tinh trong ống nghiệm để phát triển thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được chuyển lại vào tử cung của người phụ nữ.
Đây là kỹ thuật khá phức tạp và không phải đối tượng nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Trước khi quyết định bệnh nhân có thể thụ tinh trong ống nghiệm được hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, siêu âm sàng lọc.
2. Các kỹ thuật giúp tăng phần trăm thành công của phương pháp IVF
Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm trong đó kỹ thuật thực hiện có vai trò quyết định rất lớn. Dưới đây là các kỹ thuật giúp tăng phần trăm thành công của phương pháp IVF.
2.1 Hỗ trợ phôi thoát màng
Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted Hatching) giúp tăng khả năng làm tổ của phôi. Trong phương pháp IVF để phôi có thể bám vào được thành nội mạc tử cung và làm tổ thì chúng phải thoát khỏi lớp màng trong suốt bao bọc xung quanh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn lớn tuổi, gặp những bất thường về noãn, hoặc quá trình đông rã và nuôi cấy phôi dài ngày bên ngoài cơ thể có thể làm ảnh hưởng tới tính chất màng trong suốt, vì vậy gây khó khăn cho phôi nang khi thoát ra ngoài và làm tổ.
Nhằm khắc phục tình trạng này, trước khi cấy phôi vào tử cung các nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật phôi thoát màng bằng cách làm mỏng lớp màng bọc hoặc tạo ra một lỗ thủng, nhờ đó phôi có thể thoát ra dễ hơn và tỷ lệ phôi bám vào nội mạc để làm tổ thành công sẽ cao hơn.
2.2 Xét nghiệm di truyền
Các nghiên cứu khoa học tiến bộ đã chứng minh những bệnh lý di truyền có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thế hệ sau. Chính vì vậy, để ngăn ngừa sự di truyền của các bệnh lý nâng cao tỷ lệ thành công, tạo ra những em bé khỏe mạnh, bình thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm di truyền phôi trước khi làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT).
Theo đó, kỹ thuật này được chia làm 3 nhóm chính và với từng nhóm khác nhau bác sĩ sẽ có những chỉ định thực hiện cụ thể, gồm:
– Sàng lọc phôi bất thường có liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể (PGT-A)
– Xét nghiệm bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể (PGT-SR)
– Xét nghiệm các bệnh lý di truyền do rối loạn đơn gen (PGT-M)
Hiện tại, kỹ thuật xét nghiệm di truyền ngày càng phát triển giúp việc phân loại và tầm soát từng đối tượng được chính xác hơn. Kỹ thuật này được kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả vượt trội, đảm bảo cho một thế hệ tương lai khỏe mạnh và phát triển bình thường.
2.3 Điều trị tinh trùng có phân mảnh DNA
Trong việc hình thành và phát triển của phôi và toàn vẹn DNA, tinh trùng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng được xác định là yếu tố then chốt trong việc truyền đạt thông tin di truyền từ người cha. Do đó, khi làm thụ tinh ống nghiệm, việc đánh giá tính toàn vẹn DNA tinh trùng là vô cùng cần thiết.
Phân mảnh DNA là sự đứt gãy bên trong DNA của tinh trùng. Sự phân mảnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm và khả năng sinh sản của nam giới. Trong suốt quá trình sản sinh tinh trùng, DNA tinh trùng có thể bị phân mảnh, hoặc với người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, độc hại, người đang thực hiện các biện pháp hóa xạ trị, trị liệu ung thư. Theo nghiên cứu, có đến 30% nam giới vô sinh có các chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng vượt ngưỡng nhưng chỉ số tinh dịch lại bình thường.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc sinh con tự nhiên và sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thất bại, cụ thể là thụ tinh trong ống nghiệm nếu có chỉ số phân mảnh DNA cao vượt ngưỡng cho phép. Trong quá trình điều trị IVF, chỉ số phân mảnh cao tác động đến khả năng phát triển thành phôi nang, làm giảm tỷ lệ thụ thai, cũng như tăng tỷ lệ sẩy thai.
Các bác sĩ sẽ định hướng phác đồ hỗ trợ sinh sản phù hợp cho bệnh nhân dựa vào kết quả của chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng. Phác đồ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) có thể được thực hiện như sau:
DFI < 25%: Thực hiện IVF hoặc IUI (thụ tinh nhân tạo).
DFI >= 25%: thực hiện ICSI (tiêm tinh trùng và bào tương noãn).
2.4 Tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương của noãn
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được thực hiện thành công lần đầu tiên vào năm 1992 và mở ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị, tăng tỉ lệ thành công cho bệnh vô sinh nam. Với phương pháp này người chồng có những bất thường về tinh trùng vần có thể có con của chính mình chỉ cần đáp ứng điều kiện có một tinh trùng sống thì việc thụ tinh hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu như kỹ thuật IVF truyền thống cần đến vài trăm nghìn tinh trùng chất lượng tốt để cấy với một noãn thì với kỹ thuật ICSI, để thực hiện việc thụ tinh bác sĩ chỉ cần tiêm trực tiếp một tinh trùng vào bào tương noãn. Tất nhiên là phải nhờ đến sự trợ giúp của kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại lớn và hệ thống vi thao tác.
Điểm khác biệt của phương pháp này đó là không cần thực hiện giai đoạn tinh trùng xâm nhập vào lớp tế bào hạt xung quanh noãn, chỉ cần thực hiện phản ứng cực đầu kết hợp với màng bào tương noãn.
2.5 Trữ lạnh phôi thai
Trữ phôi đông lạnh là một trong những kỹ thuật được sử dụng trong một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, chúng góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa phác đồ kích thích buồng trứng, chuyển phôi, đồng thời giải quyết bài toán phôi dư sau khi chuyển.
Khi áp dụng chuyển phôi trữ lạnh, bác sĩ sẽ đánh giá chất lượng của phôi sau khi hình thành và lựa chọn để đưa vào môi trường đông phôi đặc biệt. Chúng sẽ được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng với nhiệt độ cực lạnh là -196 độ C với thời gian dài.
Hiệu quả mang thai giữa phương pháp chuyển phôi đông lạnh và chuyển phôi tươi là tương đương nhau. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng điều trị vô sinh hiếm muộn thường ủng hộ kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh hơn so với chuyển phôi tươi vì những ưu điểm vượt trội hơn như:
– Với các trường hợp phụ nữ chưa hồi phục do tâm lý sợ hãi, lo lắng, thiếu ổn định sau quá trình chọc hút trứng thì trữ lạnh phôi thai là một phương pháp rất có lợi, chúng góp phần làm tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm.
– Trường hợp phụ nữ bị dịch buồng tử cung, niêm mạc tử cung không phù hợp, có nguy cơ hoặc bị quá kích buồng trứng hay kết quả xét nghiệm Progesterone ngày trigger > 1.5 ng/ml… thì chuyển phôi tươi sẽ làm giảm tỷ lệ thành công, thay vào đó là chọn phôi đông lạnh.
– Đông phôi tạo thêm nhiều cơ hội cho các gia đình hiếm muộn, tận dụng tối đa các phôi còn dư để thực hiện việc thụ tinh nhiều lần, tăng tỷ lệ mang thai tích lũy.
– Bệnh nhân cũng tiết kiệm được chi phí điều trị khi hạn chế được số lần thực hiện kích thích buồng trứng, đảm bảo sức khỏe của nữ giới. Ngoài ra, trữ lạnh phôi thai còn giúp các cặp vợ chồng có thêm thời gian thu xếp công việc, chuẩn bị tiền bạc…
– Người phụ nữ cũng có thời gian để chuẩn bị lớp nội mạc tử cung hoàn hảo nhất khi dùng phôi trữ lạnh, tạo điều kiện tốt nhất để đón nhận phôi vào làm tổ.
2.6 Trữ lạnh hợp tử
Kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng trong nitơ lỏng ( trữ lạnh hợp tử) được thực hiện thành công ở nước ta từ năm 1995. Với kỹ thuật này tinh trùng được pha với môi trường bảo vệ đông lạnh và được hạ nhiệt độ từ từ đến -80 độ C. Sau đó, tinh trùng được lưu trữ ở nhiệt độ -196 độ C trong nitơ lỏng.
Mẫu tinh trùng sẽ được rã đông khi cần sử dụng, theo nghiên cứu có hơn 50% tinh trùng sau rã đông còn sống sót và có tỷ lệ thụ tinh thành công với noãn tương đương như tinh trùng bình thường. Với phương pháp này khả năng sinh sản của nữ giới được bảo vệ và việc điều trị vô sinh có thêm nhiều hy vọng mới.
2.7 Trữ lạnh mô buồng trứng, mô tinh hoàn
Đây là kỹ thuật sinh thiết mô tinh hoàn và lưu trữ trong môi trường đông lạnh, phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh hoàn, vô tinh hoặc với những bệnh nhi chưa đến tuổi dậy thì đang phải điều trị các bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai như điều trị ung thư…
Với phương pháp này, để tìm tinh trùng, mô tinh hoàn được chọn có chứa tinh trùng được bảo các bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết tinh hoàn. Trước khi chọc hút trứng, mô tinh hoàn sẽ được rã đông trong vòng 1 ngày và thực hiện nuôi cấy tiếp trong 24 giờ. Từ mô tinh hoàn rã đông các chuyên viên phôi học sẽ phân lập tinh trùng và thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để tạo phôi.
Trữ lạnh mô buồng trứng, mô tinh hoàn được xem là lựa chọn phù hợp và tốt nhất đối với những đối tượng là bệnh nhân ung thư muốn bảo tồn chức năng sinh sản mà không có đủ thời gian thu nhận noãn trước và kích thích buồng trứng khi điều trị. Bên cạnh đó, những phụ nữ mãn kinh sớm, lớn tuổi hoặc bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng mắc phải các bệnh lý đe dọa đến chức năng buồng trứng đều có thể áp dụng phương pháp này.
3. Các bác sĩ mát tay khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có đạt được thành công hay không phụ thuộc rất vào đội ngũ y bác sĩ. Do đó, lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà với đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa trong nước chính là giải pháp đúng đắn của bạn.
Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám và tư vấn chính xác về dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm, áp dụng theo từng kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của mỗi người, giúp mang đến nhiều niềm vui, hiện thực hóa ước mơ trở thành cha mẹ của những người hiếm muộn, vô sinh.
Các bác sĩ của Bệnh viện Hồng Hà được đào tạo và tu nghiệp tại nhiều nước có nền Y học hàng đầu trên thế giới cũng như các bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa lớn trong nước như: PGS.TS Vũ Bá Quyết- Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương; ThS. BS Vũ Thị Hồng Hạnh- Bác sĩ bệnh viện phụ sản Trung ương…
Với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ chuyên gia của Bệnh viện Hồng Hà có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, rất mát tay trong việc điều trị cho bệnh nhân vô sinh hiếm muộn đạt tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm cao nhất.
4. 5 yếu tố nâng cao tỷ lệ thành công khi làm ivf
Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam khá cao đạt khoảng 35 – 40%, tùy thuộc vào lối sống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, sức khỏe vợ chồng, thời điểm thăm khám cũng như địa chỉ thực hiện.
4.1. Thực đơn ăn uống đầy đủ chất, lối sống khoa học
– Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, trong đó nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò, thịt lợn, hải sản (hàu, cua)… và vitamin và chất xơ từ rau xanh và hoa quả.
– Người vợ nên bổ sung nhiều acid folic (các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi, giá đỗ, ngũ cốc…), omega-3 (cá hồi, dầu thực vật…)
– Các cặp vợ chồng vô sinh cần tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
– Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe: đi bộ, yoga, bơi lội…
– Không nên suy nghĩ quá nhiều dẫn đến stress, trầm cảm, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
Các chuyên gia điều trị cho biết, tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm sẽ nâng lê nếu người vợ đảm bảo có một tâm lý thoải mái, vui vẻ. Ngược lại, nếu suy nghĩ quá nhiều, lo lắng, áp lực sẽ khiến khả năng mang bầu giảm đi rõ rệt. Bởi khi stress, tử cung sẽ co bóp mạnh gây khó khăn cho quá trình làm tổ của phôi thai, khó đậu thai.
4.2. Đường sinh dục khỏe mạnh, không bị nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm
Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm đạt ngưỡng cao nhất nếu đảm bảo cả trứng và tinh trùng đều đạt chất lượng. Vì vậy, trước khi làm ivf, cặp đôi sẽ được kiểm tra tổng quát sức khỏe nam khoa, phụ khoa nhằm xác định có đủ điều kiện làm ivf hay không.
4.3. Làm ivf ở tuổi càng trẻ thì tỷ lệ khả năng mang bầu càng cao
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, số lượng và chất lượng trứng và tinh trùng sẽ sụt giảm theo độ tuổi, đặc biệt ở nữ giới trên 35 tuổi. Ở người trẻ tuổi, khả năng thu được trứng và tinh trùng nhiều hơn, đồng nghĩa với dự trữ phôi lớn, làm tăng cơ hội cấy ghép phôi vào tử cung nhiều lần mà không lo về số lượng.
4.4. Điều trị càng sớm càng dễ có con
Sau khi cưới nhau được khoảng hơn 1 năm mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng nên đi thăm khám sớm để được hỗ trợ sinh sản kịp thời. Sau khi xác định nguyên nhân nhờ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm ivf nếu phù hợp.
4.5. Tỷ lệ thành công cao nhờ máy móc hỗ trợ hiện đại, bác sĩ điều trị chuyên môn cao
Thụ tinh trong ống nghiệm rất phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ và kỹ thuật viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Việc chỉ định chính xác phác đồ điều trị cùng các loại thuốc bổ trợ giúp ivf đạt hiệu quả cao nhất.
Một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi làm ivf là chất lượng phòng labo đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí…
Qua bài viết này, bạn đã nắm được tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu % rồi chứ? Nếu đang có nhu cầu khám, điều trị vô sinh hiếm muộn với tỷ lệ thành công cao nhất hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà.