Thụ tinh nhân tạo là gì? Kinh nghiệm giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh nhân tạo
Được nghiên cứu và đưa vào áp dụng từ những năm 1970 – 1980, trải qua nhiều bước phát triển cùng tiến bộ của y học hiện đại, thụ tinh nhân tạo đã và đang được áp dụng rộng rãi, giúp các cặp cặp vợ chồng gặp vấn đề về chức năng sinh sản có con. Thụ tinh nhân tạo là gì? Thông tin về phương pháp hỗ trợ sinh sản này là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn con cái quan tâm.
1. Tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì?
Thụ tinh nhân tạo có tên tiếng Anh là Intrauterine Insemination (IUI), được tiến hành bằng các chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh của người chồng, sau đó bơm vào buồng từ cung của người vợ tại thời điểm trứng rụng. Tiếp đó, tinh trùng sẽ bơi vào ống dẫn trứng, thụ tinh với trứng của người vợ, thụ thai và phát triển như mang thai tự nhiên.
2. Phương pháp thụ tinh nhân tạo áp dụng cho trường hợp nào
Thụ tinh nhân tạo giúp gia tăng tỷ lệ mang thai cho những cặp vợ chồng hiếm muộn trong những trường hợp sau:
2.1 Vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả vợ và chồng
Với những cặp vợ chồng đã thực hiện thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu nhưng không tìm ra được nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có sự kết hợp của thuốc kích thích gây rụng trứng.
2.2 Người vợ mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung
Nếu nguyên nhân vô sinh đến từ người vợ bị lạc nội mạc tử cung (bao gồm lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung, ở vùng chậu hoặc buồng trứng) với mức độ từ nhẹ đến trung bình, người vợ được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ để thu được trứng chất lượng tốt nhất, sau đó kết hợp cùng phương pháp IUI trong điều trị hiếm muộn vô sinh.
2.3 Vô sinh mà nguyên nhân xuất phát từ nam giới
Nhằm đánh giá tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, việc phân tích tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tiên và quan trọng mà bác sĩ sản khoa chỉ định. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ có thể xác định được số lượng tinh trùng, tính di động cũng như hình dạng, kích thước của tinh trùng người chồng có bất thường hay không.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo được sử dụng để tách những tinh trùng yếu, dị dạng, bất thường và cô đặc tinh trùng chất lượng cao ra khỏi mẫu tinh trùng để thu được tinh trùng đạt tiêu chuẩn, sẵn sàng cho quy trình bơm vào tử cung.
2.4 Vô sinh do bệnh lý ở cổ tử cung
Cổ tử cung có vai trò sản xuất chất nhầy và tạo ra môi trường thuận lợi để tinh trùng có thể di chuyển từ âm đạo đến ống dẫn trứng. Trong trường hợp chất nhầy được tạo ra quá dày, chúng sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng, khiến tinh trùng không thể đến kết hợp với trứng.
Một nguyên nhân khác cũng ngăn cản rất lớn đến việc thụ thai đó là cổ tử cung tồn tại vết sẹo do thủ thuật sinh thiết hoặc các thủ thuật khác làm chất nhầy cổ tử cung không thuận lợi cho tinh trùng di chuyển. Lúc này, thụ tinh nhân tạo là phương pháp được chỉ định để bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung mà không cần qua môi trường kể trên.
2.5 Bất thường ở chu kỳ rụng trứng
Thụ tinh nhân tạo là gì cũng là lựa chọn rất phù hợp cho những trường hợp nữ giới vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng, bao gồm cả những trường hợp không xảy ra hiện tượng rụng trứng hoặc rụng trứng không đều.
2.6 Người vợ dị ứng với tinh dịch
Dù đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn tồn tại tình trạng người vợ bị dị ứng với thành phần có trong tinh dịch của người chồng. Khi tinh dịch của người chồng xuất tinh vào âm đạo có thể gây ra hiện tượng rát, sưng đỏ nơi tiếp xúc của tinh dịch và niêm mạc. Trường hợp mức độ dị ứng nghiêm trọng, trước khi đưa tinh dịch vào âm đạo hoặc tử cung của người vợ cần sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để loại bỏ protein trong tinh dịch.
2.7 Mẹ đơn thân
Đối với những người mẹ đơn thân mong có con nhưng không muốn lập gia đình, họ sẽ cần đến tinh trùng của người hiến tặng để mang thai. Lúc này, bơm tinh trùng vào buồng tử cung là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định nhằm hỗ trợ mẹ đơn thân thực hiện thiên chức làm mẹ.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ lấy mẫu tinh trùng được hiến tặng từ ngân hàng tinh trùng đã được bảo quản đông lạnh, đạt chứng nhận kiểm định trước đó để rã đông và sử dụng dụng cụ bơm chuyên dụng đưa tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ xin tinh trùng.
3. Trường hợp nào được khuyến cáo không nên thực hiện thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản ưu việt song không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được kỹ thuật này. Cụ thể:
– Người chồng có tinh trùng bị dị dạng, số lượng tinh trùng ít và di động kém.
– Hai ống dẫn trứng của người vợ bị tắc hoặc 2 ống dẫn trứng bị tổn thương nặng.
– Người vợ gặp vấn đề bất thường về buồng trứng như suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng…
– Người vợ đang gặp bệnh lý lạc nội mạc tử cung mức độ nặng.
4. Điều kiện để tiến hành kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
Để tiến hành thụ tinh nhân tạo, cặp vợ chồng cần đáp ứng điều kiện sau đây:
– Người vợ cần có ít nhất một vòi trứng hoặc cả 2 vòi trứng đều thông nhau.
– Người chồng có tinh dịch bình thường hoặc chỉ gặp bất thường ở mức độ nhẹ.
5. Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung được thực hiện ra sao
Có 5 bước thực hiện quy trình bơm tinh trùng vào cổ tử cung đó là:
Bước 1: Kiểm tra sức khỏe tổng quát của hai vợ chồng
Để xác định nguyên hiếm muộn chính xác, hai vợ chồng sẽ được thăm khám ban đầu, thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết. Nếu nguyên nhân gây hiếm muộn có thể giải quyết được bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và người bệnh đủ điều kiện để thực hiện, bác sĩ tư vấn và hướng dẫn các bước điều trị tiếp theo.
Bước 2: Kích thích trứng rụng
Để thu được nhiều trứng trưởng thành (ít nhất từ 1 – 3 trứng) phục vụ quy trình thụ tinh nhân tạo, cho trứng kết hợp với tinh trùng tạo phôi thai, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kích thích buồng trứng. Cụ thể:
Từ ngày 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh bắt đầu sử dụng thuốc có thể bằng đường tiêm hoặc uống. Trong quá trình kích thích buồng trứng, người bệnh cũng được siêu âm 2 – 3
lần để theo dõi tình hình phát triển nang noãn, xác định chính xác ngày có thể đưa tinh trùng vào tử cung thuận lợi.
Khi phát hiện nang noãn đã trưởng thành, người vợ được tiêm hCG (đây là mũi tiêm cuối cùng) để gây rụng trứng. Sau 36 – 40 giờ kể từ thời điểm tiêm, quá trình bơm tinh trùng sẽ được thực hiện.
Bước 3: Lấy tinh trùng và lọc rửa
Mẫu tinh trùng của người chồng cũng sẽ được lấy và lọc rửa vào ngày tiến hành thụ tinh nhân tạo (bơm tinh trùng vào tử cung). Mẫu tinh trùng được lấy từ người chồng đã ngừng quan hệ tình dục trong 2 – 3 ngày. Mẫu tinh dịch được lấy phải được bảo quản trong lọ đựng chuyên dụng, thời gian lấy không quá 2 giờ trước khi làm IUI.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành lọc rửa tinh trùng, đây được xem là bước vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo là gì. Những tinh trùng khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn nhất được chọn ra trong phòng Lab hiện đại, vô trùng nhằm thúc đẩy quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi hơn.
Bước 4: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung sau 10 – 14 ngày kích trứng
Tùy theo thể trạng của người vợ, khoảng 10 – 14 ngày tính từ ngày kích thích buồng trứng hoặc sau 36 tiếng tiêm thuốc rụng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
Người bệnh được yêu cầu nằm ở tư thế khám phụ khoa thông thường và bác sĩ đưa ống bơm chứa tinh trùng đã lọc rửa vào tử cung người vợ. Chỉ mất khoảng 5 phút thực hiện và 15 – 30 phút nghỉ ngơi để bác sĩ có thể hoàn thiện quy trình này.
Mặc dù kỹ thuật này không gây đau đớn cho người bệnh, thực hiện cũng rất đơn giản nhưng cũng không tránh được một vài trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng chảy một chút dịch từ âm đạo, đó có thể là chất nhầy ở cổ tử cung hoặc môi trường sử dụng để lau cổ tử cung.
Bước 5: Kiểm tra mang thai
Sau khoảng 14 ngày thực hiện quy trình IUI, người vợ có thể sử dụng que thử thử thai hoặc chắc chắn hơn có thể đến bệnh viện siêu âm thai để xác định kết quả thụ thai có thành công hay không. Chúc mừng những chị em đã có tin vui, lúc này cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, tuân thủ lịch khám thai định kỳ để quá trình mang thai khỏe mạnh, an toàn.
6. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào yếu tố nào
Tỷ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo trung bình là 15 – 20%, con số này có thể tăng lên phụ thuộc vào các yếu tố sau:
6.1 Tuổi của người vợ càng thấp tỷ lệ càng cao
Chức năng sinh sản của người phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ thành công càng giảm. Phụ nữ ở độ tuổi dưới 25 có tỷ lệ mang thai cao nhất, sau 40 giảm còn 3,8 – 4,1 %. Ngay cả khi đã có thai, việc giữ được thai cũng rất khó khăn, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng thai kỳ cao. Do đó, để điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả với những trường hợp phụ nữ >40 tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác thay thế.
6.2 Thời gian vô sinh dưới 2 năm
Nếu để kéo dài thời gian vô sinh hiếm muộn thì hiệu quả khi thực hiện IUI càng thấp. Hiệu quả chỉ được phát huy cao nhất với những trường hợp dưới 2 năm, giảm rõ rệt nếu sau 6 năm chung sống. Chính vì thế, các bác sĩ khuyên rằng khi cặp vợ chồng kết hôn, quan hệ tình dục đều đặn 2 – 3 lần/tuần, không dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn không thấy có con thì nên điều trị càng sớm càng tốt để phương pháp phát huy được hiệu quả cao nhất.
6.3 Đảm bảo 1 – 3 nang noãn đạt tiêu chuẩn
Kết quả của phương pháp thụ tinh nhân tạo bị ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của nang noãn và tình trạng của tử cung. Do đó, người vợ cần đáp ứng tiêu chí có ít nhất 1 – 3 nang noãn đạt tiêu chuẩn về kích thước vào ngày rụng trứng.
Ngoài ra, ở những người phụ nữ mắc bệnh lý lạc nội mạc mạc tử cung nặng, mô buồng trứng và ống dẫn trứng có thể bị tổn thương khiến cho việc thực hiện phương pháp IUI gặp không ít khó khăn. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
6.4 Mật độ tinh trùng của người chồng phải đạt trên 5 triệu
Kết quả điều trị hiếm con cái với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung phụ thuộc không nhỏ vào mật độ tinh trùng trong tinh dịch, tính di động hoặc hình dạng của tinh trùng góp. Các nghiên cứu cho thấy, nếu mật độ tinh trùng đảm bảo ở mức trên 5 triệu và khả năng di động tốt thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Ngược lại trường hợp tinh trùng yếu, sau lọc rửa vẫn không đáp ứng được con số kể trên, bác sĩ có thể xem xét sử dụng phương pháp khác.
6.5 Bác sĩ điều trị mát tay, đúng phác đồ
IUI vốn được đánh giá là kỹ thuật không quá phức tạp nhưng để đảm bảo tỷ lệ thành công cần có đội ngũ bác sĩ mát tay và phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Do đó, các cặp vợ chồng đang gặp tình trạng bệnh lý này tốt nhất nên tham khảo và chọn lựa cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo tỷ lệ thành công tốt nhất.
7. Kinh nghiệm giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm IUI
Cặp vợ chồng nào cũng mong muốn may mắn sẽ mỉm cười với gia đình mình ngay từ lần đầu thực hiện thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ hàng đầu chuyên khoa sản phụ khoa chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng có thể đạt được điều này trước khi bước vào quy trình IUI.
7.1 Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cần thiết
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, có chế độ sinh hoạt điều độ, cung cấp đủ lượng nước cần thiết, bổ sung các loại vitamin tổng hợp có thành phần axit folic… để duy trì sức khỏe tốt chuẩn bị cho hành trình tìm con sớm có kết quả.
7.2 Vận động nhẹ nhàng trước và sau thủ thuật IUI
Chị em sẽ phải đối mặt với những cơn cơ thắt tử cung, cản trở tinh trùng có thể gặp trứng và thụ thai nếu luyện tập và vận động quá sức trong thời gian trước và sau khi bơm tinh trùng vào tử cung. Vì thế, trong thời gian này người vợ cần tránh các bài tập vận động mạnh, tham khảo các bài tập nhẹ nhàng giúp chuẩn bị sức khỏe tốt nhất.
7.3 Không nên quá lo lắng đến kết quả
Đôi khi sự lo âu quá mức, tâm lý nôn nóng mong ngóng có con của người vợ lại khiến kết quả thụ thai không đạt được như ý muốn. Hãy giữ tâm lý thoải mái, chờ đợi đủ thời gian quy định để quay lại bệnh viện kiểm tra, xác định chính xác kết quả mang thai. Kể cả trong trường hợp không thể có thai lần đầu, người vợ vẫn nên vui vẻ để tiếp tục thực hiện lại quy trình này trong chu kỳ tiếp theo.
7.4 Chuẩn bị điều kiện tài chính tốt nhất
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác cũng cho kết quả thành công khá cao, vì thế cặp vợ chồng đừng nản chí nếu làm IUI không thành công. Có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân không thành công từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp khác thay thế hiệu quả hơn.
8. Các yếu tố rủi ro người vợ phải đối mặt
Tỷ lệ rủi ro với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo không quá nhiều và không phải phổ biến nhưng các cặp vợ chồng cũng nên biết để có thể chủ động trước mọi tình huống.
– Nhiễm trùng cổ tử cung, vùng chậu hay vòi trứng (tỷ lệ rất thấp)
– Khi kết hợp phương pháp thụ tinh nhân tạo với thuốc kích thích rụng trứng, người vợ có thể đối mặt với nguy cơ mang đa thai. Khi mang thai 2, 3, 4… phụ nữ dễ bị sảy thai, chuyển dạ sinh non.
Thông tin chia sẻ phía trên đã giúp các cặp vợ chồng hiểu rõ thụ tinh nhân tạo là gì và hướng dẫn cách để tăng tỷ lệ thụ thai thành công khi thực hiện phương pháp này. Chúc các cặp vợ chồng hiếm muộn sớm đạt được mong muốn có con của riêng mình.