Các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ
Khi sắp đến ngày vượt cạn, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra phương án dự sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé khi chào đời.
1. Ai cần làm xét nghiệm trước khi sinh
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, tất cả mẹ bầu bắt buộc phải làm các xét nghiệm cần thiết trước khi vượt cạn. Trong đó, những trường hợp sau cần phải được đặc biệt quan tâm:
– Bà mẹ mang thai khi tuổi đã lớn
– Mẹ bầu có sức khỏe không tốt, có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu không xác định được nguyên nhân
– Bà mẹ mang thai thường bị lo lắng, căng thẳng
– Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại.
– Phụ nữ mang thai bị nghiện rượu, bia, thuốc lá hoặc một số chất kích thích khác
– Mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) bị mắc sởi, quai bị hoặc rubella.
– Trong gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, nhiễm chất độc màu da cam từ chiến tranh hoặc mắc các bệnh lý di truyền.
– Bà mẹ trong quá trình mang thai có sử dụng các thuốc chống chỉ định hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp…
Khám thai định kỳ kết hợp làm các xét nghiệm bắt buộc giúp bác sĩ và bà mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ xác định được các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh và đánh giá được những rủi ro có thể gặp phải khi chuyển dạ. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án dự sinh phù hợp để bé chào đời an toàn. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ trong khi sinh nở. .
2. 8 xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh mẹ bầu cần biết
Dưới đây là danh sách 8 xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh mà mẹ bầu cần biết để đảm bảo quá trình vượt cạn an toàn và thuận lợi:
2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nằm trong danh sách các xét nghiệm phải làm trước sinh. Xét nghiệm máu cho biết các chỉ số quan trọng bao gồm hematocrit, hemoglobin và số lượng tiểu cầu.
Các chỉ số này xác định mẹ bầu có đang rơi vào tình trạng thiếu máu hay không. Nếu thiếu cần phải bổ sung kịp thời để đảm bảo sự phát triển của em bé. Bệnh cạnh đó, xét nghiệm máu còn đánh giá được chức năng gan, thận và tuyến giáp của người mẹ…
Các bệnh lý có thể lây truyền từ mẹ sang con như viêm gan B, giang mai hay người mẹ thuộc nhóm máu gì… cũng được xác định bằng kết quả xét nghiệm máu. Việc xác định nhóm máu và yếu tố RH nhằm chuẩn bị lượng máu phù hợp nếu cần truyền khi sinh.
2.2. Tiểu đường thai kỳ
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chỉ ra lượng đường huyết hiện tại trong máu của người mẹ. Dựa trên nồng độ đường huyết, bác sĩ xác định người mẹ có bị tiểu đường hay không.. Bệnh lý tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.
2.3. Xét nghiệm nước tiểu
Các chỉ số nước tiểu góp phần đánh giá nồng độ glucose trong nước tiểu để chẩn đoán bệnh lý tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán các nguy cơ mắc các bệnh lý phổ biến trong suốt quá trình mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật, tổn thương thận hay thiếu hụt carbonhydrate…
2.4. Xét nghiệm Streptococcus B – các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh
Xét nghiệm Streptococcus B hay còn gọi là xét nghiệm liên cầu nhóm B. Xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện khi thai nhi vào tuần thứ 35 – 37. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Chúng có thể được tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ mang bầu. Nếu nhiễm trùng liên cầu nhóm B, phụ nứ có nguy cơ sinh non trước tuần 37 (theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ).
Bởi vậy, việc thực hiện xét nghiệm STREPTOCOCUS B là vô cùng quan trọng. Chị em có thể được chỉ định sử dụng một số loại khoáng sinh để điều trị bệnh.
Đảm bảo quá trình vượt cạn an toàn và thuận lợi với các xét nghiệm trước khi sinh
Nhanh tay đăng ký!!!
2.5. Xét nghiệm CMV
CMV là nhiễm trùng bào thai, bệnh có thể chuyển từ mẹ sang con do virus Cytomegalo gây ra. Trẻ bị nhiễm Cytomegalo có nguy cơ cao gặp các vấn đề về thể chất và trí tuệ như: sọ nhỏ, kém thông minh, điếc, gan và lá lách to, vàng da… Vì vậy, xét nghiệm CMV rất cần thiết đối với mẹ bầu.
2.6. Xét nghiệm Toxoplasma
Toxoplasma là bệnh lý nhiễm ký sinh trùng. Triệu chứng của bệnh Toxoplasma giống như bệnh cúm. Nếu nhiễm Toxoplasma, một tỷ lệ nhỏ thai nhi có thể bị chết lưu, hoặc sảy thai. Vì vậy, trong lần thăm khám đầu tiên, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm này để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
2.7. Xét nghiệm về Double Test, Triple Test, NIPT – các xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh
Đây là 3 xét nghiệm nhằm chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như bệnh Down và các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể. Trong đó, xét nghiệm Double Test, Triple Test chỉ cần lấy máu của người mẹ để phân tích, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Còn NIPT cần phải thực hiện chọc ối để xác định.
2.8. Xét nghiệm các căn bệnh qua đường tình dục
Đây là 3 xét nghiệm nhằm chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như bệnh Down và các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể. Trong đó, xét nghiệm Double Test, Triple Test chỉ cần lấy máu của người mẹ để phân tích, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Còn NIPT cần phải thực hiện chọc ối để xác định.
3. Lưu ý quan trọng trước khi làm xét nghiệm trước khi sinh
Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Trang bị đầy đủ kiến thức về các xét nghiệm trong suốt thai kỳ và chuẩn bị trước khi đẻ.
– Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đi làm xét nghiệm
– Dù nhận kết quả tốt hay xấu, chị em nên bình tĩnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ
– Lựa chọn đơn vị ý tế thực hiện xét nghiệm trước sinh uy tín và chất lượng
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là một trong những đơn vị y tế uy tín, chuyên làm xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh cho kết quả chính xác hàng đầu hiện nay. Chị em có thể đến trực tiếp cơ sở để kiểm tra và nghe tư vấn kết quả xét nghiệm miễn phí từ các bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành.
Tóm lại, các xét nghiệm cần làm khi sàng lọc trước khi sinh mẹ bầu cần nắm rõ bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test, Triple test, NIPT… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cụ thể khác dựa theo tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới.