Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Bệnh vô sinh nữ: Nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả

Theo thống kê có tới 40% các ca bệnh vô sinh ở nước ta hiện nay xuất phát từ nữ giới. Bệnh vô sinh nữ xảy ra do nhiều nguyên nhân, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các cặp vợ chồng thoát khỏi nỗi lo hiếm muộn con cái, dành được hạnh phúc trọn vẹn.

1. Bệnh vô sinh nữ là gì

Vô sinh nữ là tình trạng người phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên trong khoảng 1 năm (với người dưới 35 tuổi) và 6 tháng (với người trên 35 tuổi) mặc dù tinh trùng của người chồng hoàn toàn bình thường. Hai vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong thời gian trên.

Có 2 dạng vô sinh nữ cơ bản đó là:

Vô sinh nguyên phát: Người phụ nữ chưa từng có thai mặc dù không dùng các biện pháp tránh thai trong thời gian 6 tháng – 1 năm.

– Vô sinh thứ phát: Người phụ nữ đã từng có thai hoặc có con ít nhất một lần và chưa thể có lại trong vòng một năm hoặc 6 tháng.

Bệnh vô sinh nữ là thụ thai trong 6 tháng- 1 năm nhưng không có con

Bệnh vô sinh nữ là thụ thai trong 6 tháng- 1 năm nhưng không có con

2. Nguyên nhân khiến phụ nữ vô sinh hiếm muộn

Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra, vô sinh ở nữ giới xuất phát từ những nguyên nhân sau:

2.1 Bất thường phóng noãn

Trong vòng kinh không xảy ra hiện tượng phóng noãn do những ảnh hưởng của trục dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng.

2.2 Vòi tử cung bị tổn thương

Một số bệnh lý như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vòi tử cung, vùng chậu, lạc nội mạc ở tử cung, bất thường ở vòi tử cung hay do triệt sản khiến vòi tử cung bị tổn thương gây vô sinh nữ.

2.3 Bất thường ở tử cung

Nguyên nhân vô sinh nữ có thể xuất phát từ những bất thường tại tử cung như: Viêm dính buồng tử cung, u xơ tử cung, bất thường bẩm sinh (vách ngăn tử cung, không có tử cung, tử cung hai sừng…)

2.4 Nguyên nhân do cổ tử cung

Cổ tử cung tồn tại kháng thể kháng tinh trùng, chất nhầy kém, cổ tử cung bị tổn thương do can thiệp thủ thuật (đốt điện, khoét chóp…) cổ tử cung ngắn…

2.5 Lạc nội mạc tử cung

Có tới 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp tình trạng lạc nội mạc tử cụng. Đây không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân khiến cho phụ nữ đau bụng khi đến kỳ kinh, dẫn tới hậu quả vô sinh hiếm muộn ở chị em trong độ tuổi sinh đẻ.

2.6 Vô sinh không tìm ra nguyên nhân

10% các ca vô sinh hiếm muộn ở nữ giới không tìm được nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh vô sinh nữ

Vô sinh nữ biểu hiện thông qua những dấu hiệu sau:

3.1 Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, chu kỳ kinh không đều… là những biểu hiện của tình trạng rối loạn hormone giới tính nữ và rối loạn nội tiết. Điều này khiến cho việc thụ thai của chị em gặp không ít khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới vô sinh.

Ngoài ra, sự viêm nhiễm của viên mạc tử cung cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, làm giảm rõ rệt khả năng thụ thai ở chị em.

Phụ nữ vô sinh hiếm muộn do nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ vô sinh hiếm muộn do nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

3.2 Vô kinh

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt. Có 2 dạng vô kinh nguyên phát (không bao giờ thấy kinh), vô kinh thứ phát (Chu kỳ hành kinh bị gián đoạn dưới 4 tháng).

Không có kinh nguyệt đồng nghĩa với không xảy ra hiện tượng rụng trứng, quá trình thụ thai hoàn toàn không xảy ra. Với những chị em không có kinh liên tiếp trong 6 tháng liền thì khả năng vô sinh là rất cao.

3.3 Thống kinh (đau bụng dưới khi có kinh)

Tùy vào thể trạng của từng người mà chị em sẽ đối mặt với những cơn đau nặng, nhẹ khác nhau. Đau bụng kinh do máu lưu thông kém khiến vùng bụng dưới bị đau.

3.4 Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo bị thay đổi màu sắc bất thường sang màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa rát,… Đây là những biểu hiện dễ nhận biết của viêm nhiễm hoặc các bệnh liên quan đến đường tình dục khác. Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa không được điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh vô sinh nữ.

Do đó, khi thấy những dấu hiệu khí hư bất thường, chị em cần đi khám ngay để sàng lọc bệnh cũng như điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng gây vô sinh.

3.5 Tiết dịch ở tuyến vú

Ở những người phụ nữ đang cho con bú, dịch tuyến vú mới tiết ra sữa. Tuy nhiên, nếu chị em không trong giai đoạn cho con bú nhưng vẫn xuất hiện tình trạng tiết dịch thì nên đi khám ngay vì có thể đây là biểu hiện của suy thận, suy tuyến giáp… Hoặc có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc tránh thai, dịch sữa tan chảy và tắc gây vô sinh…

3.6 Tuyến vú kém phát triển

Ở tuổi trưởng thành, tác động của tiết tố estrogen trong cơ thể khiến cho vùng ngực của chị em phát triển và dần hoàn thiện. Nhưng nếu quá 18 tuổi mà tuyến vú vẫn chưa phát triển thì rất có thể chị em đang thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Đây là nguyên nhân khiến cho buồng trứng kém phát triển và làm giảm khả năng thụ thai.

3.7 Một số triệu chứng khác

Ngoài các dấu hiệu kể trên, chị em có thể nhận biết vô sinh thông qua các triệu chứng: Đau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng chậu do khối u xơ, tử cung gặp vấn đề… cũng có thể cảnh báo nguyên nhân vô sinh ở nữ cần điều trị ngay.

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vô sinh nữ cao

Vô sinh của nữ có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nào. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh vô sinh nữ hơn cả:

– Những người phụ nữ lớn tuổi

Các nghiên cứu chỉ ra, độ tuổi sinh sản tốt nhất của chị em đó là từ 20 – 25 tuổi. Sau tuổi 35 khả năng sinh sản bắt đầu giảm dần, càng nhiều tuổi thì chất lượng trứng ở nữ càng giảm rõ rệt.

– Những người có tiền sử rối loạn nội tiết và các hormone sinh dục

– Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa có nguy cơ vô sinh cao

– Người từng có tiền sử nạo phá thai và lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Trên thực tế, phá thai rất dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn nếu thực hiện tại các cơ sở y tế không đảm bảo uy tín, cơ sở vật chất kỹ thuật hay dụng cụ y tế không được vô trùng, bác sĩ tay nghề không cao…

Ngoài ra, nạo phá thai nhiều lần cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm: Viêm tắc ống dẫn trứng, viêm vùng chậu khiến niêm mạc tử cung mỏng dần và phụ nữ khó có thai hơn.

– Mắc các bệnh lý: Béo phì, tiểu đường, bệnh gan, thận, u xơ tử cung guot…

– Sử dụng các loại đồ uống chứa cồn hay chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ, khiến chị em không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

– Tâm lý lo âu, căng thẳng

Một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ phổ biến nhất đó là do căng thẳng quá mức. Do đó, nếu có ý định mang bầu, chị em nên tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, giữ gìn sức khỏe thật tốt để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

5. Phòng ngừa vô sinh nữ

Phòng tránh vô sinh nữ bằng những cánh đơn giản sau:

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân

– Ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất từ rau xanh hoa quả tươi, đậu nành…

– Loại bỏ thuốc lá vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của thai nhi.

– Hạn chế dung nạp rượu bia và các chất kích thích có hại cho cơ thể

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, làm giảm những áp lực, căng thẳng của cuộc sống, công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối.

– Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung để điều trị kịp thời và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

Khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa vô sinh ở nữ giới

Khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa vô sinh ở nữ giới

6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh vô sinh nữ

Chẩn đoán bệnh vô sinh ở nữ, bác sĩ sản phụ khoa sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:

– Hỏi bệnh

+ Khai thai tiền sử mang thai, nạo phá, sảy thai của người bệnh

+ Vấn đề quan hệ tình dục: Tần suất, những khó khăn gặp phải trong quá trình giao hợp

+ Tuổi bắt đầu hành kinh, thời gian của mỗi chu kỳ kinh, tính chất hay lượng kinh nguyệt, có đau bụng khi hành kinh không

+ Tiền sử viêm nhiễm sinh dục và những cách điều trị đã áp dụng

+ Có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa và đã từng can thiệp phẫu thuật hay chưa?

– Thăm khám:

+ Quan sát toàn thân: Kiểm tra tính chất và mức độ phát triển của tầm vóc, các bộ phận sinh dục chính như vú, âm vật, môi lớn, môi bé… và các phần phụ khác như lông, tóc, lông mu, lông nách,…

+ Khám phụ khoa gồm: Đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa

+ Khám âm đạo bằng cách dùng mỏ vịt để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, những tổn thương về đường sinh dục, mức độ chế tiết của cổ tử cung, sự phát triển và độ sạch của niêm mạc âm đạo….

+ Thăm khám âm đạo kết hợp với kiểm tra bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa.

– Sau khi hoàn tất bước thăm khám, hỏi bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như:

+ Xét nghiệm hormone: Nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết thai nghén (hCG)…

+ Kiểm tra các chỉ số phóng noãn: Chỉ số cổ tử cung, chỉ số nhân đông và nhiệt độ cơ thể, sinh thiết nội mạc tử cung.

+ Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, siêu âm phụ khoa, chụp phim tử cung vòi trứng, chụp tuyến yên bằng cắt lớp vi tính hay X quang thường quy.

+ Nội soi chẩn đoán và can thiệp: Nội soi gỡ dính vòi trứng, buồng trứng, đốt điểm buồng trứng, bơm thông vòi trứng, chẩn đoán các bất thường sinh dục,…

+ Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Phát hiện các bất thường di truyền trên nhiễm sắc thể (nếu có)

7. Cách điều trị hiệu quả bệnh vô sinh nữ

Điều trị vô sinh nữ là gì? Những phương pháp điều trị vô sinh nữ được các bác sĩ sản khoa áp dụng phổ biến, đang mang lại hiệu quả cao:

– Thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, giữ cân nặng ở mức ổn định, không hút thuốc lá hay uống rượu bia.

– Sử dụng các loại thuốc kích thích sự rụng trứng giúp thụ thai như: Các loại hormone và thuốc như clomiphene citrate. Đây là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho những phụ nữ bị vô sinh do rối loạn rụng trứng.

– Phẫu thuật: Phụ nữ ặp các vấn đề ở tử cung như vách ngăn tử cung, polyp nội mạc tử cung hoặc mô sẹo trong tử cung sẽ được chỉ định phẫu thuật để phục hồi khả năng sinh sản thông qua phẫu thuật tử cung.

– Phương pháp hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh trong ống nghiệm IVF, bơm tinh trùng vào tử cung IUI, chọc hút trứng…

Điều trị vô sinh phụ nữ bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung

Điều trị vô sinh phụ nữ bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung

Bệnh vô sinh nữ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa khiến nhiều cặp vợ chồng không thể có con dù tuổi người phụ nữ còn trẻ. Do đó, phát hiện sớm biểu hiện bệnh, tìm được nguyên nhân và điều trị hiệu quả bằng các phương pháp y học hiện đại là chìa khóa quan trọng trong hành trình tìm con của các gia đình.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí