Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Lưu ý sau khi nâng mũi
Nhiều chị em có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, nhưng sau quá trình nâng mũi chúng ta không được nằm nghiêng? Vậy tại sao không được phép nằm nghiêng khi nâng mũi? Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Hãy cùng Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao sau khi nâng mũi không được phép nằm nghiêng
Không chỉ bác sĩ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà mà tất cả các chuyên gia thẩm mỹ đều khuyến nghị sau khi nâng mũi không được nằm nghiêng. Bởi nếu nằm nghiêng sẽ để lại kết quả không tốt với dáng mũi sau nâng.
Thực tế cho thấy, tư thế ngủ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả nâng mũi trong quá trình bình phục hậu phẫu. Tư thế nằm nghiêng sẽ khiến mũi gặp tình trạng lệch vẹo, cong và mất form như ý. Sau quá trình nâng mũi là thời điểm cần ổn định cũng như định hình mũi. Lúc này mũi vẫn còn tổn thương và chưa được cứng cáp, khi gặp tác động nhỏ cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến hình dáng của mũi.
Do vậy, sau khi nâng mũi bạn cần bỏ tư thế nằm nghiêng và tìm cho mình dáng ngủ phù hợp, không gây ảnh hưởng đến mũi nhé!
2. Thời gian sau nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng
Vào những ngày đầu tiên hậu phẫu, bạn cần không nên nằm nghiêng để có kết quả phẫu thuật tốt nhất. Vậy chúng ta cần kiêng nằm nghiêng bao lâu? Theo các bác sĩ tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, sau khi nâng mũi bạn cần kiêng ít nhất 2 tuần để mũi dần trở nên ổn định. Đây cũng là khoảng thời gian các mô sụn ở mũi có sự liên kết chặt chẽ với nhau, giúp mũi trở về hình dáng ban đầu.
3. Ngoài nằm nghiêng cần tránh nằm tư thế nào khác để an toàn cho mũi sau nâng
Như chúng tôi đã nói bên trên, tư thế ngủ cực kỳ quan trọng cho việc đảm bảo an toàn cho vùng mũi sau nâng. Ngoài nằm nghiêng, bạn cần tránh những tư thế sau đây để có kết quả tốt nhất.
3.1 Đắp chăn, úp gối lên mặt
Nhiều người có thói quen trùm chăn hoặc úp gối lên mặt khi ngủ. Đây là tư thế xấu không chỉ khiến ngạt hơi, bí bách mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mũi. Từ đó, mũi có thể gặp tình trạng cong vẹo, lệch dáng mũi.
3.2 Nằm sấp
Nằm sấp là một trong những tư thế nguy hiểm, tuyệt đối không nên nằm sau quá trình nâng mũi. Lúc này, trọng lượng của mũi sẽ dồn xuống phần mũi, cấu trúc mũi ảnh hưởng nặng nề. Từ đó, có thể gãy sụn mũi hoặc gây khó thở.
3.3 Lấy tay che mặt
Việc lấy tay đặt lên vùng trán lúc ngủ để che mặt không ảnh hưởng lớn đến vùng mũi. Tuy nhiên, trong quá trình ngỉu chúng ta không ý thức được, có thể tác động đến vùng mũi mới nâng. Do đó, bạn không nên đặt tay lên mặt trong khi ngủ.
4. Hướng dẫn các tư thế nằm phù hợp cho người vừa nâng mũi
Để giúp mũi bình phục nhanh chóng, dáng mũi về chuẩn form tự nhiên bạn cần thay đổi tư thế nằm ngủ phù hợp. Hãy note những tư thế dưới đây để tránh ảnh hưởng đến vùng mũi nhé!
- Tư thế thẳng người, nằm ngửa: Đây là một trong những tư thế ngủ bình thường của con người. Tư thế nằm ngửa, thẳng người cực kỳ phù hợp với những người vừa nâng mũi. Do đó, sau khi nâng mũi, bạn hãy nằm tư thế này khoảng 10-15 ngày để tránh tác động đến vùng mũi.
- Tư thế nằm thẳng, chèn gối 2 bên đầu: Trong quá trình ngủ với tư thế thẳng, có thể bạn sẽ không kiểm soát trong lúc ngủ mà nằm nghiêng. Để tránh được trường hợp này, hãy cố định 2 chiếc gối ở 2 bên để giúp mũi không bị lệch.
5. Nếu vô tình nằm sai tư thế có sao không?
Nhiều người vô tình nằm sau tư thế và có thắc mắc không biết có sao không? Tuy nhiên, bạn chỉ vô tình nằm sai 1-2 lần thì hoàn toàn an tâm. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố định bằng nẹp nâng mũi để hạn chế các tác động trong quá trình sinh hoạt. Chính vì vậy, khi vô tình ngủ không đúng cách cũng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến vùng mũi.
Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát sự “vô tình” của mình để tránh ảnh hưởng lớn đến dáng mũi sau nâng. Nếu mũi có vấn đề gì, hãy đến ngay BVTM để được thăm khám tình hình và xử lý nhanh chóng.
6. Một số lưu ý chăm sóc sau nâng mũi đúng cách
Không chỉ cần lưu ý về tư thế mà sau nâng mũi, khách hàng nên chú ý những điều nhỏ sau đây:
6.1 Tránh vận động mạnh, va chạm vào mũi
Nhiều người có thói quen vận động mạnh với các bài tập như gym, chạy, điền kinh, nhảy xà, bật cao, bơi lội,… Đây là những hành động có thể ảnh hưởng đến vùng mũi hậu phẫu. Do đó, sau nâng mũi bạn tuyệt đối không được vận động mạnh. Đặc biệt, không được động chạm vào mũi như sờ, nắn hay bóp nhé!
6.2 Kiêng món ăn, thực phẩm để lại sẹo
Kiêng khem là yếu tố quan trọng giúp mũi không gặp tình trạng mưng mủ, sưng tấy và biến chứng. Bạn cần kiêng những thực phẩm như: Hải sản, gạo nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà,… Đây là những thực phẩm gây ức chế đến da non, gây tổn thương lớn cho khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng rau xanh, vitamin cùng với nước ép hoa quả. Từ đó, cơ thể được thanh lọc tốt, vết thương nhanh ổn định hơn.
6.3 Vệ sinh mũi theo hướng dẫn bác sĩ
Vết mổ sẽ để lại tổn thương nên bạn cần vệ sinh kỹ càng để vết thương hở không nhiễm trùng, biến chứng nặng nề. Hàng ngày, bạn cần rửa vết mổ 2 lần bằng nước muối để khoang mũi sạch hơn, tránh vi khuẩn xâm nhập.
6.4 Kiêng trang điểm, đeo kính, nằm nghiêng
Ngoài việc không đụng chạm, bổ sung chất dinh dưỡng, vệ sinh cẩn thận thì khách hàng tuyệt đối không trang điểm và đeo kính. Lý do bởi các chất trong mỹ phẩm có thể gây nhiễm trùng, tổn thương làn da. Đeo kính sẽ khiến vùng sống mũi bị lõm và mất dáng mũi.
7. Hình ảnh trước và sau của khách hàng khi nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
Nói tóm lại, sau quá trình nâng mũi chúng ta cần bảo vệ mũi bằng cách nằm đúng tư thế, chăm sóc vùng mũi kỹ lưỡng. Hạn chế nằm nghiêng, nằm úp để giúp mũi lành nhanh chóng. Có được như vậy, bạn mới sở hữu dáng mũi đúng form, tự nhiên như mong muốn.