Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn: Cải thiện sức khỏe tới 85% bệnh nhân nam giới

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở trẻ nam với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ cao hơn ở trẻ thiếu cân, sinh non, sinh đôi. Bác sĩ chẩn đoán tinh hoàn ẩn bằng cách nội soi ổ bụng hoặc mổ hở. Phẫu thuật tinh hoàn ẩn càng sớm càng tốt khi tinh hoàn không thể tự di chuyển xuống bìu sau 6 tháng, bảo vệ thiên chức làm cha. Quyết định phẫu thuật dựa vào các yếu tố sức khỏe và mức độ phức tạp thủ thuật. Phẫu thuật nội soi tinh hoàn ẩn áp dụng phổ biến, không gây đau đớn cho người bệnh bởi được tiến hành nội soi hạn chế xâm lấn và đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y Tế.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi. Nếu không điều trị sớm, nam giới bị tinh hoàn ẩn không thể có con, trường hợp một tinh hoàn ẩn tỷ lệ thấp hơn bình thường 50%. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng sinh sản của bé trai sau này phục hồi đáng kể và trở lại bình thường như những đứa trẻ khác.

1. Tinh hoàn ẩn là bệnh lý gì

Tinh hoàn ẩn là tình trạng trẻ sinh ra có một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu hay nằm ở vị trí khác ngoài bìu. Trong thời kỳ bào thai, hai tinh hoàn của thai nhi nằm tại vị trí sát sau hai quả thận. Khi thai nhi khoảng 8 tháng tuổi, hai tinh hoàn đã di chuyển từ bụng qua bẹn và xuống bìu trước khi sinh ra. Có khoảng 10% bé trai bị tinh hoàn ẩn ở cả hai tinh hoàn.

Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai sơ sinh là khoảng 3-4%. Tỷ lệ càng tăng với trường hợp trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, sinh non, sinh đôi. Nhiều trường hợp sau khi sinh (trước 3 tháng tuổi) tinh hoàn ẩn sẽ tiếp tục tự di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, đến khi trẻ 6 tháng tuổi, tinh hoàn vẫn không xuống bìu được thì cần có phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh thường xảy ra ở những trẻ bị dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết tố hay có bất thường về di truyền. Một số trường hợp trẻ sinh ra với tinh hoàn ẩn nhưng không xác định được chính xác nguyên nhân.

Kích thước của tinh hoàn ẩn thường nhỏ hơn bình thường và nhu mô mềm nhão. Theo nghiên cứu của Anne Suskind và cộng sự, thực hiện ở Mỹ, những bé trai có tinh hoàn ẩn thường có đường kính ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn. Sự thay đổi về mô học này có khả năng ảnh hưởng đến tinh trùng và gây vô sinh nam.

Tinh hoàn ẩn là khi trẻ sinh ra có 1 hoặc 2 tinh hoàn không nằm trong bìu

Tinh hoàn ẩn là khi trẻ sinh ra có 1 hoặc 2 tinh hoàn không nằm trong bìu

2. Những ai có nguy cơ cao mắc tinh hoàn ẩn

Những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc tinh hoàn ăn cao hơn:

– Trẻ sơ sinh có cân nặng quá thấp (dưới 0,9kg), nguy cơ mắc bệnh rất cao.

– Tinh hoàn ẩn xảy ra ở trẻ sơ sinh đủ tháng khoảng 3% và đối với trẻ sinh non là 30%.

– Gia đình có tiền sự bị bệnh hay những vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ sinh dục khác.

– Mắc các bệnh lý thai nhi ngăn cản tăng trưởng như khiếm khuyết thành bụng, hội chứng Down.

– Thai phụ lạm dụng thuốc lá, rượu bia hay hít phải khói thuốc, béo phì, tiểu đường loại 1, 2 hay tiểu đường thai kỳ… làm tăng nguy cơ khiến tình trạng của bệnh có khả năng xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

– Bố mẹ tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu.

3. Nguyên nhân và triệu chứng tình trạng tinh hoàn ẩn

3.1 Nguyên nhân

Những nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn là:

– Rối loạn trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục. Tình trạng suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin, gây nên tình trạng tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ.

– Sai lệch trong tổng hợp testosterone do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… Điều này khiến tinh hoàn không phát triển bình thường.

– Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen: Thai phụ sử dụng diethylstilbestrol nhiều hoặc thuốc kháng androgen khiến thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Quá trình phát triển của dây chằng tinh hoàn-bìu gặp bất thường: Tình trạng này khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển và không thể xuống đến bìu.

– Một số yếu tố cơ học gây cản trở quá trình di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch tinh hoàn ngắn, ống bẹn bị xơ hóa…

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tinh hoàn ẩn

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tinh hoàn ẩn

3.2 Triệu chứng

Tinh hoàn ẩn được chia thành 2 dạng: Dạng sờ được và không sờ được. Thống kê cho thấy khoảng 80% tinh hoàn ẩn không sờ thấy được.

Thông thường, có thể phát hiện tinh hoàn ẩn khi quan sát thấy túi bìu ở người bệnh không cân đối. Với trường hợp bị ẩn một bên, quan sát sẽ thấy một bên bình thường, bên còn lại bị nhỏ, xẹp lép. Trường hợp bị ẩn cả hai bên, dễ nhận thấy túi bìu nhỏ và xẹp.

Một số triệu chứng thường gặp khi tinh hoàn ẩn là:

– Không thấy tinh tinh hoàn trong bìu hoặc sờ thấy khối u nổi lên tại ống bẹn.

– Bìu kém phát triển: Tinh hoàn ẩn càng cao, bìu sẽ càng kém phát triển.

– Chỉ một bên tinh hoàn được sờ thấy do:

+ Tinh hoàn co rút: Tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bẹn và bìu, khi thăm khám có thể dễ dàng xuống bìu trở lại. Đây không phải là hiện tượng bất thường mà nguyên nhân có thể do phản xạ cơ bìu.

+ Tinh hoàn di chuyển lên hoặc mắc phải: Tinh hoàn quay trở lại bẹn và không dùng tay để đưa xuống bìu lại được.

4. Làm thế nào để chẩn đoán được tinh hoàn ẩn

Bác sĩ chẩn đoán tinh hoàn ẩn bằng hai phương pháp là nội soi ổ bụng và mổ hở

4.1 Nội soi ổ bụng

Một ống nhỏ có gắn camera và đèn chiếu sáng được đưa vào bụng của em bé thông qua một vết rạch nhỏ. Nội soi được bác sĩ thực hiện để xác định vị trí chính xác của tinh hoàn trong ổ bụng. Nội soi ổ bụng có thể cho thấy tinh hoàn hoặc một phần nhỏ mô tinh hoàn còn sót lại không hoạt động. Phần mô sót lại sau đó sẽ được loại bỏ.

4.2 Mổ hở

Một số trường hợp bác sĩ thăm dò trực tiếp vào vùng bụng hoặc bẹn thông qua vết rạch lớn, hay còn gọi là mổ hở. Sau khi sinh, nếu bác sĩ phát hiện tinh hoàn của trẻ không nằm trong bìu của trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chính xác em bé có tinh hoàn không hay do bị lạc chỗ. Em bé không có tinh hoàn sẽ gặp các vấn đề y tế nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Mổ hở là phương pháp chẩn đoán tinh hoàn ẩn

Mổ hở là phương pháp chẩn đoán tinh hoàn ẩn

5. Các phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn phổ biến

Hai phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn phổ biến là điều trị bằng hormone và phẫu thuật tinh hoàn ẩn.

5.1 Điều trị bằng hormone

Điều trị tinh hoàn ẩn bằng hormone bao gồm việc tiêm gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Đây là hormone có thể giúp tinh hoàn của bé trai di chuyển xuống bìu. Điều trị bằng hormone thường không được khuyến khích vì hiệu quả mang lại kém hơn so với phẫu thuật

5.2 Phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn thường được bác sĩ chỉ định bằng phẫu thuật. Khi thực hiện bác sĩ cẩn thận nắn tinh hoàn vào bìu vào khâu nó vào vị trí chính xác. Thủ thuật có thể thực hiện bằng phương pháp mổ hở hay nội soi. Quyết định phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như sức khỏe, mức độ phức tạp của thủ thuật. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tinh hoàn khi trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

Trong một số trường hợp, tinh hoàn trẻ kém phát triển, có mô bất thường hoặc chết, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mô tinh hoàn này.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn thường xuyên để đánh giá sự phát triển, hoạt động cũng như vị trí của chúng. Các phương pháp kiểm tra gồm siêu âm bìu và kiểm tra nồng độ hormone.

6. Phương pháp phẫu thuật tinh hoàn ẩn có nguy hiểm không

Phương pháp phẫu thuật tinh hoàn ẩn không gây nguy hiểm cho người bệnh. Đây là một thủ thuật đơn giản, được thực hiện với kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là mổ nội soi có độ chính xác cao và hiệu quả thu được lớn. Người bệnh được bác sĩ gây tê tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, thời gian hồi phục nhanh chóng.

Thể trạng của nam giới bị tinh hoàn ẩn thường yếu hơn bình thường và phải đối mặt với nguy cơ như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và một số biến chứng nguy hiểm như: Ung thư tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn, xoắn tinh hoàn hay thoát vị bẹn… Vì thế việc điều trị tình trạng tinh hoàn ẩn phải được tiến hành càng sớm, càng tốt để bảo toàn chức năng sinh sản và sức khỏe của nam giới.

7. Khi nào cần thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Nên điều trị tinh hoàn ẩn sau 6-12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi có thể tối ưu hóa khả năng sinh sản và bảo vệ chống lại bệnh tinh hoàn ác tính ở trẻ mắc tiểu đường. Càng chậm trễ nguy cơ mắc các biến chứng càng cao.

Sở dĩ bác sĩ khuyên phẫu thuật tinh hoàn ẩn trong thời gian trên vì trước 6 tháng tuổi, nhiều trường hợp tinh hoàn của trẻ có thể di chuyển một cách tự nhiên xuống bìu mà không cần can thiệp xâm lấn.

Điều trị tinh hoàn ẩn bằng phẫu thuật nên thực hiện khi trẻ 6-12 tháng

Điều trị tinh hoàn ẩn bằng phẫu thuật nên thực hiện khi trẻ 6-12 tháng

8. Phương pháp mổ tinh hoàn ẩn có đau không

Mổ tinh hoàn ẩn không gây đau đớn cho người bệnh. Bởi phương pháp mổ nội soi hạn chế xâm lấn, bệnh nhân được gây tê trước phẫu thuật, không có cảm giác đau đớn và quy trình thực hiện đảm bảo các bước tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

8.1 Cách tiến hành mổ nội soi phẫu thuật tinh hoàn ẩn

– Quan sát và đánh giá các tạng trong ổ bụng để xác định có hay không có tinh hoàn, kích thước của tinh hoàn là bao nhiêu và tìm vị trí của tinh hoàn. Đồng thời, đánh giá lỗ bẹn đã bịt kín hay chưa?

– Cắt bỏ dây treo tinh hoàn càng xa tinh hoàn càng tốt và đưa tinh hoàn thoát khỏi thành bụng.

– Giải phóng ống dẫn tinh và bó mạch tinh tối đa khỏi thành bụng.

– Tạo đường hầm giúp tinh hoàn di chuyển xuống đúng vị trí ở bìu.

– Kiểm tra lại ổ bụng, vệ sinh sạch sẽ và cầm máu.

8.2 Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị tinh hoàn ẩn

– Tỷ lệ thành công cao hơn so với mổ hở do di động được tối đa ống dẫn tinh và bó mạch tinh.

– Ít đau và tính thẩm mỹ cao hơn so với mổ hở.

– Thời gian hồi phục nhanh, nghỉ dưỡng ngắn, bệnh nhân có thể mau chóng xuất viện và sinh hoạt bình thường.

9. Khả năng sinh sản sau khi thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Nếu không được điều trị sớm, nam giới có 2 tinh hoàn ẩn không thể có con. Còn trường hợp có một tinh hoàn ẩn thì khả năng sinh sản cũng thấp hơn bình thường 50%. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng sinh sản của bé trai sau này sẽ được phục hồi đáng kể. Thậm chí đạt được khả năng sinh sản bình thường như những đứa trẻ khác.

Điều trị tinh hoàn ẩn sớm có kết quả tốt hơn khi bé trai đã lớn. Khả năng sinh sản của bé trai được phẫu thuật khi mới 2 tuổi cao hơn khoảng 5 lần so với khi bé 13 tuổi.

10. Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt, hiệu quả nhất

BV Hồng Hà là một trong những địa chỉ phẫu thuật tinh hoàn ẩn uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, đảm bảo đầy đủ các yếu tố an toàn và hiệu quả thu được, mang đến sự hài lòng tối đa cho người bệnh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nam khoa có chuyên môn giỏi, thâm niên dày dặn, tận tâm với người bệnh. Các bác sĩ ở đây đã thực hiện thành công cho hàng nghìn ca phẫu thuật khắc phục tình trạng tinh hoàn ẩn, bảo toàn được chức năng sinh sản của nam giới.

Bên cạnh đó Hồng Hà còn sở hữu hệ thống cơ sở vật chất với trang thiết bị y tế hiện đại, phòng mổ vô trùng, vô khuẩn khép kín một chiều, công nghệ tiên tiến, góp phần lớn vào sự thành công trong phẫu thuật cũng như mang tới cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt và hài lòng nhất.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt? Chọn BV Hồng Hà

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở đâu tốt? Chọn BV Hồng Hà

Như vậy tinh hoàn ẩn chính là “kẻ thù” thầm lặng của sức khỏe sinh sản nam giới, tước đoạt quyền làm cha nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Do đó, phẫu thuật tinh hoàn ẩm sớm nhất tại BV Hồng Hà là bí quyết hoàn hảo, bảo vệ chức năng sinh sản và sức khỏe của nam giới.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí