Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh: 60% nhiễm khuẩn và ảnh hưởng sức khỏe

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tinh hoàn không di chuyển từ bụng xuống bìu do rối loạn của yếu tố nào đó. Bệnh thường xảy ra với tần suất 20% đối với trẻ sinh non và khoảng 3-5% trẻ sinh đủ tháng. Việc phát hiện tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh có thể được thực hiện bằng mắt thường hoặc phương pháp sờ nắn, thử nghiệm hCG, kiểm tra siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư tinh hoàn ở tuổi trưởng thành, vô sinh, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn. May mắn thay, tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống bìu trong vòng 3 tháng đầu sau sinh và trong trường hợp không thành công, các loại thuốc nội tiết như HCG và GnRH có thể được sử dụng để điều trị sau 6 tháng. Nếu không có kết quả, phẫu thuật sẽ được thực hiện cho trẻ.

1. Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là gì?

Tinh hoàn ẩn là một bất thường cơ quan sinh dục hay gặp nhất ở trẻ em. Tinh hoàn ẩn có thể được định nghĩa là: Trong quá trình phôi thai, tinh hoàn được tạo ra ở ổ bụng, và sẽ di chuyển xuống bìu ở cuối thai kỳ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà tinh hoàn không thể di chuyển được xuống bìu, và vẫn nằm đâu đó trong ổ bụng hoặc ống bẹn. Một số nguyên nhân dẫn tới tinh hoàn ẩn có thể kể đến như: Giảm áp lực khoang bụng, không có dây chằng bìu hay dây này quá dài, khiếm khuyết bẩm sinh của tinh hoàn, các bất thường của thần kinh sinh dục đùi, các yếu tố nội tiết và môi trường.

Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7, tinh hoàn nằm gần hoặc nằm tại lỗ bẹn trong. Tinh hoàn bình thường xuống bìu ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Tỉ lệ tinh hoàn ẩn sẽ giảm dần theo tuổi. Bệnh xảy ra ở khoảng 3-5% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, 20% ở trẻ sinh thiếu tháng.

2. Nhận biết tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh

2.1. Qua mắt thường hoặc phương pháp sờ nắn

Tinh hoàn ẩn có thể nhận biết bằng cách nhìn bằng mắt thường hoặc sờ nắn cơ quan sinh dục. Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang bị tinh hoàn ẩn như:

  • Không sờ thấy tinh hoàn trong bìu
  • Bìu kém phát triển
  • Trong bìu chỉ có 1 tinh hoàn

2.2. Qua thử nghiệm hCG

Thử nghiệm hCG được dùng để phân biệt tinh hoàn ẩn không sờ thấy hai bên với hội chứng không có tinh hoàn hai bên. Tuy nhiên, ngày nay thì thử nghiệm này ít được dùng hơn nội soi chẩn đoán.

2.3. Qua phương pháp siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp

Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm bụng không chỉ xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn, mà còn biết được những vấn đề bất thường đi kèm xảy ra với tinh hoàn.

3. Biến chứng gây ra bởi tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau này, một số biến chứng có thể kể đến là:

  • Ung thư tinh hoàn ở tuổi trưởng thành: Trẻ bị tinh hoàn ẩn nếu không được chữa trị sớm thì có thể gây ra biến chứng ung thư tinh hoàn khi ở tuổi trưởng thành. Tỉ lệ ung thư tinh hoàn ở người có tinh hoàn ẩn cao gấp 10 lần người có tinh hoàn ở bìu.
  • Vô sinh: Tinh hoàn cần môi trường lý tưởng, có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 đến 3 độ, để có thể sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng, còn da bìu là nơi đáp ứng điều kiện đó. Tinh hoàn không di chuyển xuống bìu sẽ không thể thực hiện chức năng một cách bình thường. Ảnh hưởng từ nhiệt độ sẽ khiến cho tinh trùng trong tinh hoàn bị chết. Đây là một yếu tố dẫn tới vô sinh, đặc biệt đối với những trẻ có cả hai tinh hoàn bị ảnh hưởng.
  • Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn ẩn có thể gây nên xoắn tinh hoàn. Đây là hiện tượng xoắn thừng tinh, dẫn đến thiếu máu tinh hoàn, dần dần gây hoại tử và phải phẫu thuật cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ tinh hoàn sẽ khiến khả năng sinh sản bị giảm 50%.
  • Chấn thương: Tinh hoàn có thể bị tổn thương bởi những va chạm với vùng xương mu nếu như tinh hoàn ẩn nằm ở bẹn

4. Điều trị tinh hoàn ẩn như thế nào?

Ba tháng đầu sau sinh, tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống bìu. Nhưng nếu tinh hoàn không di chuyển, thì việc điều trị tinh hoàn ẩn là việc vô cùng cần thiết, và cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu là phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tinh trùng ẩn hiệu quả nhất

Với tinh hoàn sờ thấy, các bác sĩ sẽ tìm và kéo tinh hoàn ra, đánh giá kích thước và độ dài của bó mạch thừng tinh bằng cách rạch một đường nhỏ ở vùng bẹn của bệnh nhân. Bước tiếp theo đó chính là rạch một đường khác dưới bìu, và làm cho tinh hoàn không thể co kéo lên được nữa, bằng cách cố định tinh hoàn vào lớp cơ ở bìu.

Với tinh hoàn không sờ thấy, phương pháp được chỉ định đó là mổ nội soi ổ bụng. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ làm phương pháp siêu âm hoặc chụp cắt lớp để xác định xem có tinh hoàn hay không, vị trí ở đâu, tinh hoàn có bị teo không? Trường hợp xác định được tinh hoàn, các bác sĩ sẽ di chuyển và cố định nó vào bìu.

Nếu có còn gì thắc mắc cần hỏi về vấn đề tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh, bạn có thể gọi điện tới số 1900.633.988 hoặc trực tiếp đưa con trẻ tới địa chỉ của bệnh viện Hồng Hà 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám và điều trị.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí