Quy trình khám hiếm muộn gồm những gì & nên khám thời điểm nào?
[sapo]Nhiều người cảm thấy ngại ngùng mỗi khi nghĩ đến việc đi khám hiếm muộn vì cho rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về sinh sản. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ ngay suy nghĩ đấy và đi khám vì bản thân và gia đình trước khi quá tuổi sinh sản sẽ khó mang thai hơn. Dưới đây sẽ là những giải đáp về quy trình khám hiếm muộn và những kinh nghiệm khi đi khám, cùng theo dõi nhé![/sapo]
1. Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam và nữ hiện nay
Ở Việt Nam, phần lớn mọi người vẫn chưa có thói quen khám tiền hôn nhân trước khi nghĩ lập gia đình. Vì vậy, có rất nhiều cặp đôi đã kết hôn trong một thời gian dài mà vẫn không có thai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hiếm muộn, nên cả vợ lẫn chồng đều phải đi thăm khám để biết được tận gốc vấn đề và tìm cách giải quyết.
Các nguyên nhân khó mang thai ở nữ giới:
- Tắc vòi trứng
- Không có hoặc rối loạn kinh nguyệt
- U xơ tử cung, . . .
Các nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới:
- Tinh trùng có vấn đề: Ít, yếu hay di động kém
- Tắc ống dẫn tinh, . . .
Tình trạng vô sinh ở nam và nữ ngày càng phổ biến với tỷ lệ gần như nhau. Phần lớn những người vô sinh là do có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh gây ức chế nội tiết tố và giảm khả năng sinh sản.
Số ít còn lại là do các nguyên nhân khách quan khác như môi trường sống, đột biến gen,… Do đó, khi có dấu hiệu khó mang thai bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị nhanh chóng.
2. Quy trình khám hiếm muộn bao gồm những gì?
Quy trình khám hiếm muộn tại các bệnh viện là không đồng nhất, nhưng về cơ bản sẽ có 4 bước như sau:
Bước 1: Thăm hỏi tình trạng bệnh nhân
Sau khi hoàn tất thủ tục và hồ sơ đăng ký khám, bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh.
- Đã kết hôn được bao lâu?
- Gia đình hai bên có tiền sử mắc các bệnh di truyền không?
- Tần suất quan hệ tình dục bao nhiêu lần 1 tuần?
- Có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục không?
Đối với nữ giới bác sĩ sẽ có một số câu hỏi về các bệnh lý phụ khoa đang mắc phải và kinh nguyệt có đều không. Đặc biệt, tiền sử mang thai và phá thai cũng rất quan trọng cần được khai thác kỹ.
Bên cạnh đó, nam giới cần đưa ra các thông tin về tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và đau mỗi khi quan hệ nếu có. Cùng với tình trạng tinh dịch sau khi xuất tinh và tiền sử phẫu thuật các bệnh ngoại khoa như cột sống, bàng quang hay tuyến tiền liệt,…
Ngoài ra, mỗi bác sĩ sẽ có cách khai thác các thông tin khác nhau để đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình hình của bệnh nhân. Bệnh nhân cần thông báo chính xác tình trạng của mình trước khi thực hiện bước thăm khám.
Bước 2: Thăm khám
Sau khi hoàn tất quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng kín của cả nam và nữ. Đặc biệt, đối với nam giới sẽ kiểm tra chi tiết tình trạng bao quy đầu và kích thước dương vật.
Hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều chuẩn bị không gian đảm bảo riêng tư khi thực hiện thăm khám. Vì vậy, bạn không cần ngại ngùng hay lo lắng khi phải cởi đồ trước mặt nhiều người.
⭐⭐⭐ Bạn nên đọc: Vô sinh nam là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào?
Bước 3: Xét nghiệm tổng quan
Ngoài bộ xét nghiệm thông thường, khi đi khám hiếm muộn người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết như:
- Nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng. Vì vậy, nếu có ý định đi khám người chồng không nên xuất tinh trong vòng 3 – 5 ngày. Đồng thời sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng để chất lượng tinh trùng được tốt.
- Nữ giới: Khám nội tiết tố, siêu âm nang và chụp tử cung vòi trứng,…
Bước 4: Đợi kết quả và chẩn đoán của bác sĩ
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ kết luận và giải thích tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Nếu bạn gặp phải các vấn đề cần giải quyết, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị tốt dành cho bạn.
Trong trường hợp bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vô sinh từ kết quả khám tổng quát. Bạn sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa khác.
3. Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào?
Thông thường, sau khoảng 1 năm chung sống nhưng chưa có thai theo cách tự nhiên, bạn nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị.
Đối với phụ nữ ngoài 35 tuổi, các bác sĩ khuyên nên đi khám sau khoảng 6 tháng nhưng vẫn chưa có bầu.
Thời điểm tốt để đi khám hiếm muộn là khi nữ giới vừa hết hoàn toàn kinh nguyệt (thông thường là ngày thứ 5, 7 khi có kinh).
Tuy nhiên, nếu bạn muốn xét nghiệm nội tiết tố thì nên đi khám vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ, khi vẫn còn ra máu kinh.
4. Chi phí khi đi khám hiếm muộn hết bao nhiêu tiền?
Mỗi địa chỉ sẽ có một mức giá không giống nhau vì có thể khác về quá trình thăm khám và xét nghiệm. Ví dụ một số dịch vụ liên quan đến khám hiếm muộn trên thị trường có chi phí khoảng:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: 200 – 360 VNĐ
- Xét nghiệm nội tiết tố: 140 – 180 VNĐ
- Siêu âm tử cung buồng trứng: 200 – 300 VNĐ
- Siêu âm dương vật: 150 – 250 VNĐ
Nhìn chung, khi đi khám hiếm muộn bạn sẽ tốn nhiều kinh phí hơn so với việc khám sức khỏe thông thường.
Vì vậy, bạn nên chuẩn bị kinh tế thật vững chắc và tìm cho mình một cơ sở uy tín để tránh mất tiền oan mà vẫn không tìm ra nguyên nhân khó có con.
5. Giải đáp một số câu hỏi kinh nghiệm đi khám hiếm muộn lần đầu
Dưới đây là một số thắc mắc được các bác sĩ chuyên khoa tại BVĐK Hồng Hà tổng hợp lại và giải đáp. Giúp bạn có thêm kinh nghiệm chuẩn bị trước khi đi khám hiếm muộn.
5.1 Khám vô sinh cần chuẩn bị những gì?
Bạn nên mang theo các giấy tờ tùy thân để làm thủ tục nhanh chóng và thực hiện thăm khám sớm nhất. Ví dụ như: thẻ căn cước (CMND), sổ khám sức khỏe, . . .
Ngoài ra, bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ kinh phí để hoàn thiện hồ sơ đăng ký khám.
5.2 Khám hiếm muộn có cần nhịn ăn không?
Tương tự với việc khám sức khỏe thông thường, tất cả bệnh nhân khi đi khám hiếm muộn đều phải lấy máu xét nghiệm. Vì vậy bạn hãy nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi khám bệnh.
nên đi khám vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và chưa ăn sáng (lưu ý không nên ăn sau 8 giờ tối). Ngoài ra, nam giới sẽ cần kiêng sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe để có kết quả chính xác nhất.
5.3 Khám hiếm muộn kiêng quan hệ bao lâu?
Kết quả xét nghiệm tinh dịch hay nội tiết tố đều bị ảnh hưởng khi vợ chồng bạn quan hệ trước khi đi khám. Do đó, nếu có ý định khám hiếm muộn bạn không nên quan hệ 2 – 5 ngày trước đó.
6. Địa chỉ khám thám vô sinh hiếm muộn uy tín
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà là một gợi ý dành cho những bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ khám vô sinh uy tín. Đây là địa chỉ có gói dịch vụ khám vô sinh hiếm muộn được nhiều người biết đến tại Hà Nội.
Trong nhiều năm hoạt động, Hồng Hà đã xây dựng được đội ngũ y tế và chất lượng máy móc đạt chuẩn để mang đến kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân.
Đặc biệt, phải kể đến những bác sĩ sản phụ khoa là tiến sĩ, thạc sĩ y tế có 30 năm kinh nghiệm như:
Thạc sĩ bác sĩ Vũ Thị Hồng Hạnh – Trưởng khoa sản phụ bệnh viện Hồng Hà
- Tốt nghiệp chuyên khoa sản tại địa chỉ nổi tiếng như Đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ Hạnh đã từng có thời gian công tác tại bệnh viện lớn như bệnh viện Phụ Sản TW.
- Bên cạnh đó, bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh vô sinh ở cả nam và nữ.
Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Vũ Bá Quyết – Bác sĩ khoa sản bệnh viện Hồng Hà
- Ngoài công việc bác sĩ tại BVĐK Hồng Hà, bác sĩ Quyết còn là nguyên giám đốc, kiêm trưởng khoa ung thư tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
- Đồng thời là bác sĩ có quá trình công tác, học bác sĩ nội trú tại đại học Y Hà Nội và nước Cộng Hòa Pháp được nhiều người ngưỡng mộ.
Bên cạnh dịch vụ khám hiếm muộn, bệnh viện đa khoa Hồng Hà còn có rất nhiều dịch vụ được nhiều người lựa chọn như: IUI, IVF, ICSI, điều trị vô sinh hiếm muộn bằng nội khoa, thông ống dẫn trứng, tinh trùng, . . .
Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu khám hiếm muộn thì bệnh viện Đa Khoa Hồng Hà là một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo. Với nguồn nhân lực và vật lực rất tốt, bệnh viện sẽ mang lại dịch vụ cho mọi khách hàng.