Kích thước thai nhi theo tuần – Chỉ số quan trọng cho thấy thai nhi phát triển tốt
Theo dõi sự phát triển về kích thước thai nhi theo tuần ngay từ trong bụng mẹ là một phần quan trọng đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đồng thời giúp mẹ điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
1. Tại sao cần phải theo dõi kích thước của thai nhi theo tuần
Kích thước của thai nhi là một trong những chỉ số phản ánh sự phát triển của em bé ở trong bụng mẹ. Việc theo dõi kích thước của thai nhi theo tuần, tháng giúp mẹ nắm bắt được tình trạng của em bé, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để đảm bảo thai nhi phát triển theo đúng chuẩn quy định của WHO.
Cụ thể chỉ số kích thước của thai nhi chính là sự thay đổi các con số về chiều dài mông – đầu, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính của túi thai, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi đầu cùng cân nặng ước tính…
Những chỉ số về kích thước sẽ được xác định bằng ký hiệu viết tắt trên bảng kết quả siêu âm. Việc hiểu những con số này thông qua các lần siêu âm là cách tốt nhất giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Một số ký hiệu liên quan đến chỉ số của thai nhi được thể hiện trong kết quả siêu âm của mẹ bầu:
– CRL (Crown Rump Length): Chiều dài của đầu mông
– FL (Femur Length): Chiều dài của xương đùi
– GA (Gestational Age): Tuổi thai được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối trước khi mang thai
– BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất tại mặt cắt phần đầu của em bé
– GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính của túi thai, đo từ ngày đầu khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan
– EFW (Estimated Fetal Weight): Khối lượng ước đoán của thai nhi
2. Kích thước thai nhi theo tuần bao nhiêu là bình thường
Kích thước của thai nhi được đánh giá là bình thường khi đạt được các chỉ số tương ứng theo tuần trong bảng dưới đây:
Tuy nhiên bảng kích thước thai nhi theo tuần trên chỉ mang tính tham khảo, không phải là con số áp dụng tuyệt đối cho tất cả các thai nhi. Do đó, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu như bé yêu của mình có sự chênh lệch nhỏ với bảng thông số kích thước đó.
3. Những yếu tố tác động đến chiều cao của thai nhi
Sở dĩ kích thước của thai nhi không giống nhau và có sự chênh lệch là bởi những ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau.
3.1 Gen của bố mẹ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra yếu tố di gen di truyền từ cha mẹ ảnh hưởng tới 23% vóc dáng của thai nhi. Nếu bố mẹ cao to thì kích thước của thai nhi đạt chuẩn hoặc cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định chính tới sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
3.2 Sức khỏe của mẹ bầu
Những mẹ bầu có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý trước hoặc trong thai kỳ như tiểu đường, béo phì thì thai nhi sẽ có sự phát triển tốt về kích thước.
3.3 Chế độ ăn uống của người mẹ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai quyết định lớn tới sự phát triển của em bé trong bụng. Với những mẹ bầu có chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì em bé khó có được điều kiện phát triển tối ưu. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu cần đảo bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ.
3.5 Số lượng thai nhi
Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì kích thước của thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn. Ngược lại với trường hợp mang thai đơn, thai nhi có nhiều điều kiện phát triển tốt hơn, đảm bảo kích thước theo từng tuần tuổi.
3.6 Thứ tự sinh con
Thông thường con thứ có kích thước lớn hơn con đầu nhưng nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá ngắn thì có thể xảy ra trường hợp ngược lại.
3.7 Tuổi của người mẹ
Người mẹ sinh con khi lớn tuổi (ngoài 35 tuổi) thì khả năng phát triển của em bé trong bụng sẽ không tốt bằng những bà mẹ trẻ hơn. Do đó, chị em nên cân nhắc sinh con trong độ tuổi sinh sản (20 – 34) để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.
4. Hướng dẫn cách tính của kích thước của thai nhi theo tuần tuổi
Cách tính chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi như sau:
– Từ tuần 8 – 19: Kích thước của em bé được đo từ đầu đến mông, do lúc này chân của bé uốn cong trong bào thai trong suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác kích thước.
– Từ tuần 20 – 42: Kích thước của em bé được đo từ đầu đến gót chân. Đây là thời điểm kích thước của thai nhi đã tăng dần đều.
5. Làm thế nào để biết được thai nhi đang phát triển tốt
Để biết thai nhi có đang phát triển tốt hay không bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây:
5.1 Trọng lượng thai nhi
Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp mẹ bầu nhận biết được con yêu có phát triển tốt hay không? Qua những lần thăm khám, cân nặng của em bé đạt chuẩn theo quy định cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. Theo đó, trong tam cá nguyệt thứ 3 thai nhi khỏe mạnh sẽ tăng 70g mỗi tuần. Đến tuần thai thứ 39 cân nặng của em bé đã đạt khoảng 3kg.
5.2 Kích thước của thai nhi
Bên cạnh chỉ số về cân nặng thì mẹ bầu cũng có thể căn cứ vào kích thước thai nhi theo tuần tuổi. Mẹ bầu chỉ cần đối chiếu tương ứng với bảng chỉ số ở trên để biết con mình có đang phát triển tốt hay không.
5.3 Dấu hiệu cử động của thai nhi
Một em bé khỏe mạnh sẽ bắt đầu những cử động từ tháng thai thứ 5. Ngoài ra, thai nhi từ 6 tháng tuổi có thể phản ứng với âm thanh thông qua các chuyển động.
Vào khoảng tháng thứ 7, thai nhi phản ứng với ánh sáng, âm thanh và cảm giác đau đớn. Sang tháng thứ 8, bé yêu bắt đầu thay đổi vị trí và thực hiện hành động đá thường xuyên hơn. Ở tháng thứ 9, cử động thai có thể ít hơn do sự hạn chế về không gian.
5.4 Tim thai nhi
Tim thai bắt đầu đập vào khoảng tuần 6 – 7 của thai kỳ. Với sự phát triển của trang thiết bị y tế học hiện đại, bác sĩ có thể dò tim thai bằng các thiết bị điện tử. Vào những tháng cuối thai kỳ bác sĩ chỉ định mẹ bầu thực hiện đo non-stress test để xác nhận sức khỏe tim mạch của thai nhi.
Đây là phép đo cho phép bác sĩ theo dõi nhịp tim của bé và đem đến cái nhìn sâu sắc về các mối đe dọa tiềm ẩn nếu có. Tim thai khỏe mạnh khi đập sẽ đạt 110 – 160 nhịp/phút.
5.5 Vị trí thai nhi trước quá trình chuyển dạ
Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, em bé thực hiện xoay đầu xuống dưới đáy tử cung và bắt đầu di chuyển về phía âm đạo. Đây là dấu hiệu thai phát triển tốt mà mẹ bầu nên quan tâm.
5.6 Mẹ bầu tăng cân đều
Trong thai kỳ cân nặng của mẹ bầu tăng cho thấy em bé đang hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và phát triển. Nếu mẹ có thể trạng bình thường thì trung bình mỗi tuần mẹ sẽ tăng khoảng 0,3 – 0,5kg.
6. Mẹ bầu cần làm gì giúp thai nhi phát triển đúng chuẩn
Để giúp thai nhi phát triển đúng chuẩn, mẹ bầu cần thực hiện những lưu ý đến từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.
6.1 Chăm sóc sức khỏe tốt
Chăm sóc sức khỏe tốt cho bà bầu bao gồm cả chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi. Khi mẹ bầu đảm bảo được những yếu tố về sức khỏe, không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đạt được những chỉ số quan trọng về kích thước, cân nặng mà mẹ cũng được bảo vệ an toàn trong suốt thai kỳ.
Cụ thể những lưu ý chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu đó là:
– Về chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Do đó mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm nên ăn và tránh xa những thực phẩm không nên ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
+ Thực phẩm nên ăn, uống
- Thực phẩm giàu vitamin A: Cà chua, cà rốt, khoai lang, đu đủ…
- Thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ, trứng gà, thịt gia cầm, chuối, bí đao
- Giàu acid folic: Bí đao, bông cải xanh, các loại ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu protein: Thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
- Thực phẩm giàu canxi: Tôm, cua, hải sản, các sản phẩm chế biến từ sữa…
+ Thực phẩm không nên ăn, uống
- Thực phẩm có tính nóng: Nhãn, vải
- Không ăn thực phẩm chưa chế biến kỹ, đồ chiên nhiều dầu mỡ
- Nên uống sữa tiệt trùng, không dùng sữa tươi vì dễ nhiễm khuẩn
- Không uống nước ngọt có ga, cafe, bia rượu…
– Về chế độ nghỉ ngơi và luyện tập
Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh, môn thể thao nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ bầu nên đi bộ, tập yoga… để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
6.2 Tránh việc gây tổn thương cho thai nhi
Khi ở trong bụng mẹ, bất kỳ một tác động mạnh nào từ sinh hoạt, làm việc hay cả “chuyện ấy” cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi. Chính vì thế mẹ bầu cần hết sức chú ý, cẩn thận để tránh gây tổn thương cho thai nhi.
6.3 Sử dụng thuốc chữa bệnh nếu cần thiết
Bất kỳ loại thuốc uống nào trong thai kỳ đều cần sự tư vấn và đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ kiêng tất cả các loại thuốc, nếu mắc bệnh trong thai kỳ, mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc theo đơn kê và hướng dẫn liều lượng hợp lý từ bác sĩ.
6.4 Tạo môi trường yên tĩnh cho thai nhi
Thai nhi có phản ứng rất nhạy cảm với môi trường có nhiều tiếng động như công trường, những nơi công cộng (bến tàu, bến xe…). Trong môi trường có âm thanh quá lớn có thể khiến bà bầu bị tăng huyết áp, tác động trực tiếp đến sự phát triển của em bé, dẫn đến dị tật thai nhi như dị tật não, dị tật đốt sống… Ngoài ra, môi trường nhiều tiếng ồn với âm thanh quá lớn còn cản trở đến sự phát triển kỹ năng vận động của em bé sau này. Vì thế, việc tạo môi trường yên tĩnh cho thai là quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
Đảm bảo kích thước thai nhi theo tuần đúng tiêu chuẩn quy định là rất quan trọng cho hành trình hoàn thiện và phát triển của trẻ sau này. Vì thế, mẹ bầu cần nắm vững thông tin cách tính kích thước, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các tổn thương cho thai nhi….