Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

8 Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Thai nhi phát triển khỏe mạnh và một thai kỳ suôn sẻ là điều mong muốn của tất cả mẹ bầu. Để đạt được điều đó mẹ bầu cần nắm được các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Đồng thời ghi nhớ những lưu ý từ bác sĩ về các mốc thăm khám, chế độ dinh dưỡng, vận động nhằm kiểm soát tối đa các nguy cơ nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe mẹ và bé.

1. Tại sao dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu là quan trọng

Trong 3 tháng đầu, sự phát triển của thai nhi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cả quá trình hoàn thiện về sau này. Vì 3 tháng đầu hay còn gọi là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi từng bước chuyển từ phôi thai thành một cơ thể hoàn chỉnh. Do đó, nếu thai nhi phát triển tốt, mẹ sẽ tránh được nguy cơ thai chết lưu, đồng thời kiểm soát được các dị tật bẩm sinh hình thành.

Thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hoàn thiện về sau

Thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hoàn thiện về sau

2. Các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

3 tháng đầu thai kỳ là thời gian khó khăn với hầu hết các mẹ bầu. Mọi người sẽ luôn lo lắng thai nhi có phát triển tốt hay không. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn vẫn ổn định và lớn lên từng ngày.

2.1 Mẹ bầu ốm nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Đây là biểu hiện mang thai thường gặp ở những mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu. Khi mang thai, nồng độ hormone hCG (Chorionic Gonadotropin) trong cơ thể mẹ bầu bắt đầu gia tăng khiến cảm giác buồn nôn của phụ nữ mang thai tăng lên. Khi ốm nghén, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn và trở nên nhạy cảm với mùi vị.

Thống kê cho thấy có khoảng 70% chị em mang thai tháng đầu tiên xuất hiện triệu chứng ốm nghén. 10% mẹ bầu trong số đó sẽ có các triệu chứng ốm nghén kéo dài trong suốt tam cá nguyệt thứ 2, thậm chí là cả thai kỳ. Tuy gây ra một chút phiền toái cho mẹ bầu trong sinh hoạt hàng ngày nhưng ốm nghén lại chính là một trong những dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển rất tốt.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu nhằm hạn chế tình trạng ốm nghén là loại bỏ những món dễ gây buồn nôn trong thực đơn ăn uống 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, uống nhiều nước, ăn bánh quy hoặc bánh mì.

2.2 Cân nặng ổn định là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Cân nặng của mẹ tăng trong thời gian mang thai cho thấy em bé đang hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Tùy theo thể trạng trước khi mang thai của mẹ bầu mà mức tăng cân sẽ có đôi chút khác biệt. Những mẹ có thể trạng tốt trước đó thì ở ba tháng đầu mang thai, mỗi tuần trung bình mẹ sẽ tăng khoảng 0,3 – 0,5kg.

Cân nặng ổn định chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu có thể an tâm

Cân nặng ổn định chính là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu có thể an tâm

2.3 Các chỉ số phát triển thai nhi bình thường

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu cần ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng ở tuần thứ 8 – 13. Trong mốc khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe của em bé và tầm soát sớm các dị tật thai nhi (nếu có).

Khi các chỉ số ở trong mức bình thường là dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển tốt. Ngoài ra, sau mốc khám thai trên, mẹ bầu cũng cần thực hiện đầy đủ các mốc khám thai khác được bác sĩ chỉ định để theo dõi toàn diện sức khỏe của thai nhi.

2.4 Mẹ bầu luôn cảm thấy nhức mỏi

Cảm giác nhức mỏi xuất hiện gần như xuyên suốt thai kỳ. Trong giai đoạn mang thai, tử cung của người mẹ sẽ tăng thể tích để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi lớn dần gây ra sức ép lên các khu vực xung quanh, trong đó có vùng xương chậu, mạch máu, các dây thần kinh… Đây là lý do mẹ bầu luôn cảm thấy tê chân, mỏi lưng, đau bụng dưới… Càng về cuối thai kỳ các dấu hiệu trên càng xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên đây là một trong những tín hiệu đáng mừng của mẹ khi mang thai.

2.5 Thai nhi phát triển tốt khiến vòng bụng ngày một lớn thêm

Thai nhi phát triển đầy đủ, hấp thu tốt những dưỡng chất từ mẹ sẽ tăng dần kích thước trong bụng mẹ. Đồng thời, thể tích nước ối, bánh nhau, máu cũng có sự gia tăng tự nhiên khiến vòng bụng của mẹ to hơn.

2.6 Đường huyết ổn định là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt

Đường huyết tăng cao hay hạ thấp đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đường huyết cao cho biết mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Ngược lại đường huyết hạ thấp là biểu hiện mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Chính vì thế, việc duy trì đường huyết ổn định là dấu hiệu tốt cho thai kỳ.

Đường huyết ổn định cũng chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt trong tam cá nguyệt thứ nhất

Đường huyết ổn định cũng chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt trong tam cá nguyệt thứ nhất

2.7 Mẹ bầu căng tức vùng ngực là dấu hiệu cho biết thai nhi khỏe mạnh

Ngực căng tức là dấu hiệu cho biết ngực của mẹ đã bắt đầu quá trình tiết sữa non. Ngực sẽ căng tức và cương cứng trong suốt thai kỳ và cả thời gian cho con bú. Tuy gây ra cảm giác khó chịu và nặng nề nhưng đây là tín hiệu vui mừng cho cả mẹ và bé.

2.8 Thai nhi phát triển tốt khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu

Khi mang thai, kích thước của tử cung chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn. Đây là dấu hiệu bình thường, chứng tỏ thai nhi đang lớn lên trong bụng mẹ. Việc đi tiểu nhiều sẽ gây ra những bất tiện thế nhưng mẹ bầu hãy tập làm quen với tình trạng đó vì càng những tháng cuối thai kỳ việc đi tiểu càng nhiều hơn.

3. Cảnh báo những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chớ có chủ quan với những dấu hiệu bất thường ở tam cá nguyệt thứ nhất sau:

3.1 Vùng kín ngứa khi mang thai

Khi mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ nhất âm đạo của mẹ bầu thường ẩm ướt và ra khí hư nhiều hơn. Trường hợp dịch ra quá nhiều kèm theo ngứa ngáy, có mùi hôi và đau rát, đó có thể là biểu hiện vùng kín nhiễm trùng hoặc mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cần phải điều trị dứt điểm tình trạng này.

3.2 Sốt cao

Khi mang thai thân nhiệt của phụ nữ thường cao hơn bình thường. Tuy nhiên nếu sốt cao >38 độ thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân gây sốt phổ biến là do mắc một số bệnh gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Trường hợp sốt cao kèm theo đau khớp, phát ban là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Đây là những vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm có thể gây điếc bẩm sinh cho thai nhi.

Khi thấy cơ thể tăng nhiệt độ, mẹ bầu cần kẹp nhiệt kế kiểm tra, sau đó báo cho bác sĩ và đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Coi chừng dấu hiệu bất thường mẹ bầu sốt trong khi mang thai 3 tháng đầu

Coi chừng dấu hiệu bất thường mẹ bầu sốt trong khi mang thai 3 tháng đầu

3.3 Tim thai yếu hoặc không thấy tim thai

Từ tuần thứ 5 của thai kỳ tim thai đã bắt đầu đập nhưng phải đến tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới dễ dàng hơn. Nếu tim thai đập yếu hoặc không đập có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thai chết lưu.

3.4 Thai nhi phát triển chậm

Tình trạng thai nhi phát triển chậm trong tử cung sẽ khiến mẹ bầu gặp các triệu chứng như khó thở, tăng lượng đường trong máu hay nhiệt độ cơ thể… Đây là dấu hiệu cho thấy thai yếu khá rõ ràng, em bé có kích thước nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.

Nguyên nhân có thể do bất thường của nhau thai ngăn cản em bé nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra còn có một số vấn đề liên quan đến thận, thiếu máu hoặc mẹ bầu bị đái tháo đường.

3.5 Đau đầu hoặc sưng phù nề cơ thể

Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai có thể gặp phải trong 3 tháng đầu. Tình trạng này không mấy lo ngại, kể cả khi cơ thể sưng phù do bị giữ nước. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đột ngột cảm thấy đau đầu dữ dội, chán ăn, mặt và chân tay sưng bất thường thì nhiều khả năng đó là biểu hiện của tiền sản giật. Bạn cần đến bệnh viện theo dõi và điều trị sớm.

4. Những dấu hiệu nhận biết của hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu:

4.1 Thai nhi chuyển động yếu ớt

Trong khoảng tuần thứ 15 – 16 hoặc sớm hơn, một số mẹ bầu có thể cảm nhận được cử động của em bé trong bụng. Vì thế, khi thấy thai nhi không chuyển động hoặc chuyển động yếu, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, siêu âm nhằm xác định chính xác có phải thai chết lưu không.

4.2 Vỡ ối sớm

Thông thường gần đến ngày dự sinh mẹ bầu mới xuất hiện hiện tượng vỡ ối, báo hiệu em bé đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, nếu vỡ ối trong 3 tháng đầu thì khả năng đây là dấu hiệu thai chết lưu.

4.3 Chấm dứt triệu chứng ốm nghén

Mẹ bầu buồn nôn, khó chịu dạ dày hay ốm nghén là tình trạng rất bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thế nhưng nếu đột ngột biến mất hiện tượng ốm nghén thì rất có thể do sự thay đổi của hormone trong cơ thể do thai chết lưu vào 3 tháng đầu.

4.4 Âm đạo ra máu bất thường

Khi thai chết lưu, bào thai bong tách ra khỏi thành tử cung dẫn đến chảy máu âm đạo. Do đó, nếu mẹ bầu nhận thấy âm đạo ra máu màu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm bất thường trong tam cá nguyệt thứ nhất, dù ít hay nhiều thì cũng nên thăm khám bác sĩ ngay.

Chớ chủ quan khi âm đạo ra máu bất thường trong thời gian đầu mang thai

Chớ chủ quan khi âm đạo ra máu bất thường trong thời gian đầu mang thai

4.5 Đau bụng dữ dội

Trong quá trình mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy nhức đầu, khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên nếu cùng lúc xuất hiện sự khó chịu kèm theo những cơn đau bụng dữ dội thì đây có thể là dấu hiệu thai nhi chết lưu.

4.6 Không còn căng tức ngực

Sự thay đổi hormone nội tiết trong giai đoạn đầu thai kỳ thường khiến chị em căng tức ngực, đau vùng ngực hoặc tuyến vú. Tương tự như ốm nghén, nếu cảm giác đau biến mất đột ngột, đồng thời xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như hết nghén, ra máu… thì có thể mẹ bầu đã bị thai lưu.

5. Những điều mà mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dù có những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu kể trên nhưng mẹ vẫn cần duy trì lối sống khoa học, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để có một thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần thực hiện.

5.1 Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ là việc quan trọng đối với tất cả các mẹ bầu. Mỗi mốc thăm khám đều có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của thai nhi. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường của em bé cũng như theo dõi sức khỏe của mẹ để có can thiệp phù hợp và kịp thời.

5.2 Chế độ ăn uống phù hợp

Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, đường bột, chất béo. Ngoài ra cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày giúp phòng chống dị tật thai nhi. Trong thời gian mang thai để ngừa nguy cơ thiếu máu và loãng xương mẹ cũng cần tăng cường sắt và canxi.

Bên cạnh đó thai phụ cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau củ: Súp lơ, rau cải, củ dền, việt quất…, các loại thuốc để giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

5.3 Nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Việc vận động, nghỉ ngơi hợp lý cũng là điều mẹ bầu cần quan tâm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh và đi lại nhiều. Bởi thời gian này thai nhi dễ bị ảnh hưởng khi tác động lực mạnh. Mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng và tham gia các hoạt động như tập yoga với các động tác đơn giản hoặc đi bộ để cơ thể được thư giãn. Cùng với đó, mẹ cần duy trì thời gian hợp lý, nên ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp cho thai nhi phát triển tốt

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp cho thai nhi phát triển tốt

Trên đây là những thông tin hữu ích về dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu cũng như những cảnh báo bất thường, thai chết lưu mà mẹ bầu cần quan tâm. Tam cá nguyệt thứ nhất rất quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi về sau do đó mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ thông tin, nắm được các mốc khám thai quan trọng để không bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển của con yêu.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí