Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

5 dấu hiệu cảnh báo cho u tinh hoàn ở nam giới

U tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nên nhiều người không biết và hiểu rõ về bệnh, dẫn đến gia tăng tỷ lệ tử vong. Thực thế chỉ ra có tới 90% những ca bị u tinh hoàn là u ác tính (hay còn gọi là ung thư). Tuy vậy, nếu phát hiện sớm biểu hiện của u tinh hoàn và điều trị đúng cách thì tỷ lệ hồi phục đạt tới 80 – 90%.

1. 5 biểu hiện của u tinh hoàn nam giới không được chủ quan

Sự hình thành của khối u ác tính ở tinh hoàn có thể sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ, khi kích thước khối u lớn và làn rộng sang các vùng xung quanh, triệu chứng sẽ rõ ràng và đa dạng hơn. Nếu nam giới chủ quan, dấu hiệu ung thư tinh hơn có thể không được phát hiện sớm khiến cho việc điều trị gặp trở ngại và có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hơn.

Do đó các chuyên gia nam khoa khuyến cáo nam giới nên kiểm tra sức khỏe tinh hoàn để phát hiện bệnh khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sớm như:

1.1 Biểu hiện của u tinh hoàn – Kích thước thay đổi bất thường

Khối u ung thư thường xuất hiện ở một bên của tinh hoàn. Ban đầu kích thước của khối u rất nhỏ vì thế không gây ra khác biệt giữa hai bên tinh hoàn. Theo thời gian, khối u lớn lên sẽ khiến bên tinh hoàn bị bệnh phát triển to hơn so với bên còn lại.

Khi dùng tay thăm khám, nam giới có thể phát hiện sự khác biệt đó. Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn khi khám thấy rõ một vùng tinh hoàn sưng lên bất thường.

Nhận biết biểu hiện của u tinh hoàn thông qua việc thay đổi kích thước khối u

Nhận biết biểu hiện của u tinh hoàn thông qua việc thay đổi kích thước khối u

1.2 Biểu hiện của u tinh hoàn – Cảm giác đau, khó chịu tại chỗ

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở vùng bẹn bìu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Ngoài ra, tinh hoàn sẽ xệ xuống hoặc có cảm giác nặng nề ở vùng bìu do có khối u. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị đau bụng do di căn hạch ổ bụng hoặc do ung thư tinh hoàn phát triển trong ổ bụng.

1.3 Nhiễm trùng

Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là nhiễm trùng vùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng tích tụ dịch trong bìu, gây sưng đau khó chịu.

1.4 Đau lan tỏa

Khi khối u tinh hoàn có kích thước lớn, lan rộng hoặc chèn ép vào dây thần kinh liên quan, bệnh nhân có cảm giác đau lan rộng hơn đến vùng bụng dưới và háng.

1.5 Triệu chứng toàn thân

Ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu khi kích thước khối u còn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây những triệu chứng tại cơ quan này. Khi sang giai đoạn tiến triển, bệnh có thể có các triệu chứng khác như:

– Khó thở, đau ngực, ho có đờm, ho ra máu.

– Đau lưng dưới.

– Ngực mềm hoặc phát triển bất thường do ảnh hưởng từ khối u ung thư tinh hoàn đến sự tổng hợp hormone sinh dục nam khiến mô ngực tăng trưởng.

– Một hoặc hai bên chân sưng do cục máu đông trong tĩnh mạch lớn.

2. Nguyên nhân nào gây tình trạng ung thư tinh hoàn

Hiện nay các bác sĩ chưa tìm ra được nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn xảy ra khi bị đột biến các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn.

Hầu hết tất cả các bệnh ung thư tinh hoàn bắt đầu trong tế bào mầm (đây là tế bào trong tinh hoàn tạo ra tinh trùng chưa trưởng thành). Điều gì khiến các tế bào mầm trở nên bất thường và phát triển thành ung thư vẫn chưa được xác định.

Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tinh hoàn

Chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tinh hoàn

3. Phương chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn

Một số trường hợp, nam giới vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe thì thấy khối u ở tinh hoàn. Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể phát hiện một khối u trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Để xác định xem khối u đó có phải ung thư tinh hoàn hay không, bác sĩ sẽ chỉ định nam giới thực hiện một số xét nghiệm như:

3.1 Siêu âm

Sóng âm thanh được sử dụng để tạo ra hình ảnh. Trong lúc siêu âm, người bệnh nằm ngửa và 2 chân dang rộng. Bác sĩ sẽ bôi loại gel vào bìu đẻ giúp hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn. Bác sĩ di chuyển đầu dò cầm tay qua bìu để tạo hình ảnh siêu âm.

Siêu âm giúp bác sĩ xác định bản chất của khối u tinh hoàn, chẳng hạn như các khối u là rắn hay chứa đầy chất lỏng. Siêu âm cũng cho bác sĩ biết khối u ở bên trong hay ngoài tinh hoàn.

3.2 Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu nhằm xác định chất chỉ điểm ung thư trong máu. Chất chỉ điểm ung thư là những chất bình thường vẫn có trong máu của mỗi người nhưng khi bị bệnh mức độ của chất đó có thể tăng lên, trong đó có ung thư tinh hoàn. Mức độ cao nhất của chất chỉ điểm ung thư trong máu không có khẳng định chắc chắn nam giới bị ung thư nhưng nó có thể giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán.

3.3 Cắt bỏ một tinh hoàn

Khi xác định khối u chắc chắn là ung thư, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể được bác sĩ chỉ định. Tinh hoàn được loại bỏ bác sĩ sẽ đem đi phân tích để xác định xem khối u có phải ung thư hay không và nếu có thì đó là loại ung thư nào.

Cắt bỏ khối u tinh hoàn ác tính, loại bỏ ung thư

Cắt bỏ khối u tinh hoàn ác tính, loại bỏ ung thư

4. Hướng dẫn cách phòng ngừa và tự khám tinh hoàn đơn giản ngay tại nhà

Bác sĩ nam khoa hướng dẫn cách khám, kiểm tra tinh hoàn để nhận biết được ung thư đó là:

– Bước 1: Nam giới tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu phù nề bằng cách đứng trước gương nhà tắm.

– Bước 2: Sử dụng tay khám từng bên tinh hoàn. Đặt ngón tay trỏ và ngón giữa dưới tinh hoàn, ngón cái trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm cục u bất thường.

– Bước 3: Tìm và kiểm tra mào tinh hoàn, đó là phần mềm mại nằm ngay sau tinh hoàn, nơi giúp tinh trùng trưởng thành.

5. Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn áp dụng phổ biến

Hiện có một số phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn được áp dụng như sau:

5.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp sau đây.

– Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Đây là phương pháp điều trị được chỉ định cho hầu hết các giai đoạn và loại ung thư tinh hoàn.

– Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết gần đó: Phương pháp được tiến hành thông qua một đường mổ ở bụng. Bác sĩ sẽ cẩn thận trong các thao tác phẫu thuật nhằm hạn chế tổn thương dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn không tránh khỏi tổn thương dây thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gây khó khăn trong quá trình xuất tinh, ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật.

5.2 Nạo hạch bạch huyết

Nếu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không thể loại hoàn toàn tế bào ung thư khi đã di căn đến hạch bạch huyết thì người bệnh cần tiếp tục phẫu thuật nạo hạch bạch huyết. Bác sĩ có thể thực hiện nạo hạch bạch huyết đồng thời hay sau khi phát hiện ung thư di căn hậu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

5.3 Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X để tiêu diệt những tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị người bệnh sẽ nằm trên bàn mổ. Môt cỗ máy lớn di chuyển xung quanh cơ thể, nhằm các chùm năng lượng vào những điểm đã xác định từ trước trên cơ thể người bệnh. Liệu pháp xạ trị có thể tiến hành đơn độc hoặc ngay sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

Một số tác dụng phụ mà xạ trị gây ra cho người bệnh như buồn nôn, mệt mỏi đỏ da và kích ứng vùng bẹn, bụng. Bên cạnh đó phương pháp đấy có khả năng làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới. Vì thế, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề bảo quản tinh trùng trước xạ trị.

Xạ trị được chỉ định trong điều trị ung thư tinh hoàn

Xạ trị được chỉ định trong điều trị ung thư tinh hoàn

5.4 Hóa trị

Đây là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị sẽ đi khắp cơ thể người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư di căn từ khối u ban đầu. Hóa trị thường được chỉ định đơn độc để điều trị hay có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ hạch.

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị đấy còn phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể mà người bệnh dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó hóa trị cũng có thể dẫn tới tình trạng hiếm muộn vô sinh ở nam giới. Vì thế nếu muốn có con, người bên cần trao đổi với bác sĩ về cách thức bảo quản tinh trùng trước khi hóa trị.

5.5 Liệu pháp thay thế hormone

Khi không còn tinh hoàn, cơ thể của nam giới sẽ không còn sản xuất testosterone. Do đó, liệu pháp thay thế testosterone sẽ giúp duy trì chức năng tình dục và cương dương ở cánh mày râu.

6. Cách phòng bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả

Hiện chưa có biện pháp nào để phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả. Lời khuyên cho nam giới là nên thường xuyên kiểm tra tinh hoàn để xác định sớm dấu hiệu ung thư. Điều đó sẽ giúp nam giới dễ dàng nhận ra những dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn.

Ngoài ra, nam giới cũng nên bỏ qua những e ngại cá nhân khi quyết định khám tinh hoàn, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư tinh hoàn, nam giới nên trang bị những kiến thức phòng bệnh cho mình như:

– Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có mắc các dị tật bẩm sinh không, nhất là quan sát 2 tinh hoàn có nằm ở trong bìu hay ở vị trí khác.

– Nam giới ở mọi độ tuổi, đặc biệt là thanh niên nên biết cách kiểm tra tinh hoàn. Điều đó sẽ giúp phái mạnh sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong tinh hoàn.

– Người bệnh bị ung thư tinh hoàn đã được điều trị nên lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tái phát.

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả bằng cách thăm khám sàng lọc sớm

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả bằng cách thăm khám sàng lọc sớm

U tinh hoàn là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nam giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị u tinh hoàn sớm tỷ lệ sống tới 5 năm ở người bệnh là rất cao. Vì vậy ngoài việc thay đổi lối sống, nam giới cần sàng lọc và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí