Cách phòng ngừa và điều trị viêm lộ tuyến trong thai kỳ
Viêm lộ tuyến khi mang thai vẫn luôn là nỗi ám ảnh và lo lắng của chị em phụ nữ. Bệnh có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng, đồng thời gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho mẹ trong thời gian mắc phải.
1. Viêm lộ tuyến khi mang thai là như thế nào
Viêm lộ tuyến tử cung khi mang thai là tình trạng các tế bào tuyến trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài, vẫn tiết dịch như trong cổ tử cung. Vì vậy, thai phụ mắc viêm lộ tuyến thường có hiện tượng ngứa ngáy vùng kín, tăng tiết dịch trong âm đạo, khí hư có mùi khó chịu, ngứa… dẫn đến viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh thường gặp ở những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc đang sử dụng thuốc uống ngừa thai kéo dài. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung do bẩm sinh. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu giảm đi đáng kể, cộng với sự thay đổi lớn về nội tiết tố khiến mẹ bầu mắc lộ tuyến cổ tử cung và dễ bị viêm bội nhiễm hơn.
Nguy hiểm hơn, viêm bội nhiễm nặng khi đang trong thai kỳ nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, viêm màng ối, ối vỡ non… Chính vì thế, bác sĩ Đào Thu Hiền – Chuyên khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Hồng Hà khuyến cáo mẹ bầu cần để ý những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và vùng kín để có thể thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nhận tư vấn của bác sĩ về phác đồ điều trị thích hợp.
2. Nguyên nhân nào gây viêm lộ tuyến khi đang mang thai
Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai thường gặp những nguyên nhân phổ biến sau đây: do sinh lý, mắc bệnh phụ khoa, vùng kín bị nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn và viêm lộ tuyến khi mang thai do áp dụng thủ thuật phụ khoa nhiều lần.
2.1 Nguyên nhân viêm lộ tuyến khi mang thai do sinh lý
Phụ nữ bị lộ tuyến trong thời gian mang thai nhưng sau sinh lại bình thường. Nguyên nhân đấy chiếm tỷ lệ nhỏ ở những thai phụ.
2.2 Vùng kín bị nhiễm khuẩn
Trong thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ bầu sản sinh ra nhiều, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm, vi khuẩn có hại hoạt động. Không chỉ vậy việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, thường xuyên mặc đồ bó sát, sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần chứa chất tẩy rửa mạnh gây mất cân bằng pH. Nhờ đó, các tác nhân gây bệnh có môi trường thuận lợi để xâm nhập và tấn công vào cổ tử cung.
2.3 Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ trong thời gian mang thai dễ gây ra tổn thương cho vùng kín. Lúc đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cổ tử cung, khiến gia tăng nguy cơ viêm nhiễm lộ tuyến. Nguy hiểm hơn, thông qua con đường đấy chị em còn có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm như: Giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS,…
2.4 Mắc bệnh phụ khoa
Trước khi mang thai, nếu phụ nữ mắc viêm lộ tuyến tử cung nặng mà không điều trị hiệu quả có nguy cơ cao bị tái phát lại khi đang mang thai. Do đó, nếu có tiền sử bị viêm lộ tuyến, chị em nên điều trị ổn định trước khi có kế hoạch sinh em bé. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến tư vấn và hướng dẫn cách điều trị của bác sĩ sản phụ khoa để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai sắp tới.
2.5 Viêm lộ tuyến khi mang thai do áp dụng thủ thuật phụ khoa nhiều lần
Thực hiện nạo phá thai tại các cơ sở không đảm bảo vô trùng, bác sĩ tay nghề non kém… cũng là nguyên nhân khiến cổ tử cung bị tổn thương, viêm nhiễm. Do đó, những người sinh non hoặc nạo phá thai nhiều lần nếu không được chăm sóc tốt thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
3. Triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Bị viêm lộ tuyến cổ khi mang thai thường diễn biến nhanh chóng và nguy hiểm. Bệnh sẽ diễn biến theo 3 cấp độ kèm theo đó là những nguy cơ biến chứng. Vì vậy, chủ động theo dõi và nắm bắt những triệu chứng sau sẽ giúp chị em nhận diện mức độ tổn thương, tránh tâm lý chủ quan:
– Cấp độ 1: Trong giai đoạn đó các biểu hiện thường không rõ ràng hoặc chưa ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Mức độ tổn thương ở cổ tử cung chỉ dưới 30%, kèm theo tình trạng ra nhiều khí hư có màu trắng đục hoặc hơi xanh, âm đạo có mùi hôi.
– Cấp độ 2: 50% diện tích của cổ tử cung bị tế bào lộ tuyến tấn công và gây viêm loét. Bà bầu bị viêm lộ tuyến có thể gặp hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường, đau rát khi giao hợp, đau bụng dưới.
– Cấp độ 3: Diện tích viêm loét lên tới 70%, vùng cổ tử cung sưng đỏ, viêm tấy. Cuộc sống của các thai phụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý.
4. Viêm lộ tuyến tử cung khi đang mang thai có sao không
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể chuyển biến nhanh chóng từ cấp độ 1 sang cấp độ 3. Kèm theo đó bà bầu có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của mẹ và bé.
– Nguy cơ bị ung thư cổ tử cung tăng cao.
– Gây tắc cổ tử cung dẫn đến sinh non thậm chí sảy thai.
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có thể gây viêm nhiễm lây lan sang nhau thai, khiến thai nhi khi chào đời có nguy cơ mắc các bệnh về da liễu, mắt và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
5. Bà bầu khi bị viêm lộ tuyến tử cung có sinh thường được không
Cũng theo bác sĩ Đào Thu Hiền, viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai mặc dù gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nhẹ và được điều trị phù hợp thì mẹ bầu hoàn toàn có thể chuyển dạ, sinh thường.
Trong trường hợp để bệnh tiến triển sang dạng mãn tính, tức là cấp độ 2 hoặc 3, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sinh mổ. Thế nhưng đây chỉ là giải pháp bất đắc dĩ nhằm hạn chế khả năng nấm ngứa, vi khuẩn gây hại tới thai nhi khi qua đường tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều được bác sĩ xem xét ưu tiên sinh thường nếu mức độ viêm nhiễm không quá nghiêm trọng.
6. Phương pháp chẩn đoán viêm lộ tuyến tử cung ở mẹ bầu
Đa số các trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung không gây ra các triệu chứng nên thường chỉ được phát hiện thông qua khám phụ khoa định kỳ. Do đó, bác sĩ Đào Thu Hiền khuyến cáo chị em cần xây dựng thói quen chăm sóc sức khỏe bằng cách khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm các bất thường ở tế bào cổ tử cung kèm theo tình trạng viêm lộ tuyến.
Tương tự phụ nữ mang thai được chẩn đoán viêm lộ tuyến khi khám thai định kỳ, bác sĩ quan sát cổ tử cung bằng dụng cụ dưới nguồn sáng hoặc khi mẹ bầu tăng tiết dịch bất thường kèm theo mùi hôi và ngứa ngáy là thời điểm cần thăm khám và điều trị.
7. Cách điều trị cho mẹ bầu bị viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai có thể gây viêm nhiễm ngược dòng, ảnh hưởng đến mẹ và bé. Để thai nhi phát triển bình thường, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị sao cho vừa hiệu quả vừa an toàn.
7.1 Sử dụng thuốc
Thai phụ được bác sĩ kê thuốc đặt âm đạo (loại chuyên dùng cho phụ nữ mang thai), có thể sử dụng thêm thuốc uống khi có nhiễm khuẩn nhiều.
Mặc dù điều trị bằng thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng để hạn chế các tác dụng phụ xảy ra ảnh hưởng đến thai nhi, bác sĩ luôn cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra chỉ định.
Trong quá trình điều trị, mẹ bầu nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế thăm khám, tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
7.2 Bài thuốc dân gian
Việc áp dụng bài thuốc dân gian trong hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến khi đang mang thai thường đem lại hiệu quả tốt. Nha đam, lá trầu không hay chè xanh… là những thảo dược an toàn, dễ tìm thấy trong tự nhiên. Chúng có tác dụng giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng những loại lá kể trên, đun sôi lấy nước để làm dung dịch vệ sinh vùng kín hàng ngày.
8. Biện pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến tử cung khi mang thai hiệu quả
Mặc dù viêm lộ tuyến cổ tử cung thường lành tính, tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên nếu mẹ bầu bị viêm lộ tuyến trong thời gian mang thai mà không được điều trị hiệu quả có thể đối mặt với nhiều biến chứng. Vì thế biện pháp chủ yếu để phòng ngừa mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai chị em cần dự phòng tình trạng viêm nhiễm sinh dục như:
– Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa trước khi mang thai.
– Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo.
– Không thụt rửa quá sâu trong âm đạo.
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ đầy đủ.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín, đặc biệt là sau khi “làm chuyện ấy”.
– Khám thai định kỳ hoặc ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường tại vùng kín, cần thăm khám càng sớm, càng tốt tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.
Như vậy bài viết đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin về bệnh lý viêm lộ tuyến khi đang mang thai như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa… Chị em đừng chủ quan bỏ qua những kiến thức hữu ích trên để chủ động có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ an toàn cho bản thân và thai nhi trong bụng.