Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Kích thước sỏi thận bao nhiêu thì nguy hiểm

Sỏi thận là căn bệnh thường gặp nhất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt người mắc phải. Kích thước sỏi có tác động lớn đến người bệnh, sỏi càng to, càng sú sì lại càng nguy hiểm. Vậy kích thước sỏi bao nhiêu thì nguy hiểm? Là bị sỏi thận 3 mm, 4 mm hay 5 mm … sẽ nguy hiểm? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1.Sỏi thận hình thành như thế nào?

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

Sỏi thận hình thành như thế nào

Sỏi thận hình thành như thế nào

2.Các loại sỏi thận

Sỏi tiết niệu được phân loại dựa theo vị trí và theo tính chất của sỏi.

Phân loại sỏi theo vị trí:

  1. Sỏi đường tiết niệu trên: Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản.
  2. Sỏi đưởng tiết niệu dưới: Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Phân loại sỏi theo thành phần hóa học

Bao gồm 2 nhóm sỏi chính là sỏi vô cơ và sỏi hữu cơ:

  1. Sỏi vô cơ: – Sỏi oxalat canxi: hay gặp mầu đen, gai góc cản quang rõ.

– Sỏi photphat canxi: có mầu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, dễ vỡ.

– Sỏi cacbonat canxi: có mầu trắng như mầu phấn, mềm dễ vỡ.

  1. Sỏi hữu cơ – Sỏi urat: mầu trắng gạch cua, có thể không cản quang mềm và hay tái phát.

– Sỏi systin: nhẵn, mầu vàng nhạt, mền hay tái phát.

– Sỏi struvic: màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.

Người Việt Nam gặp chủ yếu là sỏi vô cơ trong đó sỏi oxalat canxi chiếm > 80%, sỏi thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp đan xen giữa các thành phần hoá học.

3.Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân chính sau:

Do cung cấp nước không đủ, đặc biệt với những người có công việc lao động nặng nhọc, quên uống nước nhưng lúc uống lại uống quá nhiều. Kèm theo chế độ ăn uống không hợp lý, ăn mặn, ăn nhiều chứa nhiều canxi, vitamin C,..
Do sự dị dạng của đường nước tiểu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận.Những người bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe lẽ.
Bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, do không vệ sinh thường xuyên hay bị chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu. Về lâu dần tạo ra mũ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể hình thành nên sỏi thận.

4.Kích thước sỏi bao nhiêu là nguy hiểm cho người bệnh?

Kích thước của viên sỏi có những ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người bị bệnh sỏi thận, kích thước sỏi càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao.

Nếu như sỏi thận có kích thước rất nhỏ thì có thể đào thải ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu. Còn khi những viên sỏi đã có kích thước đủ lớn thì sẽ không thể đi ra được theo đường nước tiểu sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu và gây ra các tình trạng nghiên trọng như: Sỏi thận to sẽ ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu và làm cho người bệnh đau đớn.

Nếu như viên người bị sỏi thận 3 mm, 4mm, 5mm thì cũng không quá nguy hiểm với người bệnh. Với kích thước này, người bệnh có gắng để cho sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên nhất. Nhiều người chỉ cần đến 2 tuần mà không cần can thiệp gì ngoài thuốn giảm đau và giãn cơ trơn.

Còn với những bệnh nhân có kích thước sỏi trên 5 mm hoặc nhỏ hơn nhưng không tự đáo thải ra ngoài được thì cần can thiệp lấy sỏi ra ngoài

Đối với những người bị sỏi thận 7 mm, 8 mm đến 20mm thì có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo. Chính vì thế đến giai đoạn này, nếu như ở tình trạng ứ nước kéo ở mức độ cao và trong nhiều tháng cộng với việc có biến chứng nguy hiểm thì người bệnh sẽ được chỉ định mổ hoặc dùng các phương pháp tán sỏi để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.

5.Kích thước sỏi thận càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng cao

Như vậy, có thể thấy kích thước của viên sỏi cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của người bị bệnh sỏi thận, kích thước sỏi càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao. Chính vì thế cần có những kỳ kiểm tra để xác định kích thước sỏi và có hướng điều trị kịp thời.

6.Giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu

Giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu

Giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu

Điều trị nội khoa:

  • Sỏi nhỏ kích thước < 7mm, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn có thể sử dụng thuốc tán sỏi qua đường tiểu

Phương pháp ít sang chấn:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 kích thước < 2cm, chưa gây biến chứng viêm nhiễm hệ tiết niệu
  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Sỏi niệu quản < 1cm, không ứ mủ, viêm nhiễm
  • Lấy sỏi qua da: Sỏi 1/3 trên niệu quản, kích thước sỏi lớn

Phẫu thuật

  • Tất cả sỏi lớn hơn 7mm đã gây biến chứng nặng như teo thận, ứ mủ,…
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí