Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Sỏi bàng quang: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

1. Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang (trong tiếng Anh là Bladder Stone) là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, chiếm khoảng 1/3 các trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Bị sỏi do nhiều nguyên nhân gây ra và đa dạng nên cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất hiện sỏi trong bàng quang là như thế nào

Xuất hiện sỏi trong bàng quang là như thế nào

2. Dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang

Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (tiểu máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang:

Tiểu buốt, tiểu dắt

Tiểu đục, tiểu ra máu

Đau buốt vùng hạ vị

3. Nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang

Do một thời gian dài người bệnh dùng các loại thuốc điều trị một số bệnh chứa nhiều chất kết tủa, từ đó lắng đọng và gây ra sỏi.

Dung nạp nhiều chất khoáng, photpho, canxi trong khi lại uống quá ít nước.

Sỏi bàng quang được hình thành bởi bất cứ nguyên nhân ứ đọng nước tiểu nào như viêm, nhiễm trùng hay túi thừa bàng quang, ua xơ tuyến tiền liệt làm cổ bàng bị chít hẹp…

Cũng có những trường hợp niệu đạo bị chit hẹp, có dị vật trong bàng quang nên gây ứ đọng nước tiểu tạo thành sỏi và tạo thành căn bệnh sỏi bàng quang nguy hiểm.

Những người làm việc văn phòng hạn chế đi lại, nhịn tiểu thường xuyên, ăn ít rau, uống ít nước nên ít đi tiểu, không thể đào thải những chất lắng cặn trong cơ thể ra bên ngoài cũng là nguyên nhân của bệnh.

Những lý do khiến xuất hiện sỏi trong bàng quan

Những lý do khiến xuất hiện sỏi trong bàng quan

4. Biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang với cơ thể

Khi bị sỏi bàng quang, người bệnh không chỉ tiểu buốt, tiểu rắt, mà còn tiểu rỉ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sỏi gây viêm bàng quang cấp và mãn tính, có thể gây ra teo, xơ hóa bàng quang.

Làm viêm nhiễm hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, đặc biệt tác động lên thận, làm viêm thận, suy thận.

5. Các phương pháp chẩn đoán sỏi bàng quang

Xét nghiệm nước tiểu:Mẫu xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ gần nhất có thể cho thấy rằng bạn có đang bài tiết quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ngăn tạo sỏi hay không.
Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.Phân tích nước tiểu trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy cấu tạo của viên sỏi, từ đó xác định nguyên nhân gây ra loại sỏi và lập kế hoạch ngăn ngừa sỏi.
Chụp Xquang vùng chậu hông: Hình chụp X-quang có thể chụp được hình ảnh sỏi bàng quang, cho phép xác định vị trí, kích thước của sỏi.
Soi bàng quang: Giúp nhận biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.
Phân tích sỏi: Bạn có thể được yêu cầu đi tiểu thông qua một cái rây để giữ lại các viên sỏi được đào thải qua nước tiểu. Phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy cấu tạo của viên sỏi, từ đó xác định nguyên nhân gây ra loại sỏi và lập kế hoạch ngăn ngừa sỏi.
Chẩn đoán và điều trị sỏi bàng quang

Chẩn đoán và điều trị sỏi bàng quang

6. Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

– Trường hợp sỏi bang quang có kích thước nhỏ: có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân tiểu ra sỏi.

– Với những trường hợp không tiểu ra sỏi được hoặc sỏi có kích thước nhỏ hơn 3cm thì có thể điều trị nội soi . Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser.

– Với trường hợp sỏi to, sỏi không thể tán được hoặc người bệnh có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang thì phải tiến hành phẫu thuật. Mổ sỏi bàng quang là phẫu thuật gắp sỏi đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

CÁC TIN LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí