Những điều cần biết về kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, buồng trứng của các bạn gái chưa phát triển hoàn toàn dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều đặn. Tình trạng này bắt nguồn từ quá trình trưởng thành của cơ thể và các sự biến đổi liên tục. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố tác động như thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không hợp lý, thức khuya và căng thẳng vì công việc học tập.
Hầu hết các bạn nữ trong giai đoạn này đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Tình trạng này thường diễn ra trong khoảng 1-2 năm đầu khi buồng trứng chưa hoạt động ổn định. Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách chữa trị, đừng bỏ qua bài viết sau đây.
1. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là sao?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì chính là việc chu kỳ kinh xảy ra muộn hoặc sớm hơn so với chu kỳ kinh ở các tháng trước.
Cụ thể hơn, tuần hoàn kinh không đều sẽ có thể dài hơn 4-6 ngày, hoặc ngắn hơn trước khoảng 1 tuần so với chu kỳ thường thấy. Thông thường lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh là từ 60 – 80ml.
Khi xảy ra hiện tượng kinh không đều, thì lượng máu có thể giảm đi một nửa dao động từ 20 – 30ml, hoặc rất nhiều từ 80ml trở lên.
Ở tuổi dậy thì, các bạn nữ sẽ khó xác định chính xác lượng kinh nguyệt bị giảm trong mỗi tháng. Bạn chỉ có thể dựa theo số ngày “đèn đỏ” và lượng máu thấm qua băng vệ sinh.
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn dậy thì rối loạn sẽ chỉ diễn ra từ 1-2 năm đầu xuất hiện hành kinh. Sau khi ổn định cơ thể thì kinh nguyệt sẽ trở nên điều hòa như bình thường.
Tuy nhiên, nếu thấy máu kinh có màu sậm đen, ra ít và xuất hiện liên tục nhiều ngày. Thì có thể đang cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần điều trị.
2. Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Thường các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì thường e ngại, khó chịu khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Để có hướng giải quyết, trước hết cần nắm rõ những nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng này. Cụ thể:
2.1 Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Hiện nay, hầu hết các bạn trẻ thường có lối sống sinh hoạt không khoa học như: thức khuya, ngủ nướng, bỏ bữa, nhịn ăn… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến bộ máy sinh học của cơ thể, và nó là nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.
2.2 Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cần được chú ý trong giai đoạn dậy thì. Bởi nếu bổ sung đầy đủ các chất sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, dinh dưỡng hầu như không được nhiều bạn nữ chú trọng. Thay vào đó là các thực phẩm dầu mỡ, đồ uống có gas, đồ ngọt… là những món ăn sở thích của các bạn tuổi dậy thì.
Thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, canxi, sắt… sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi, da xanh, giảm đề kháng… và làm kinh nguyệt bị rối loạn.
2.3 Cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện
Trong giai đoạn dậy thì, hầu hết các các bộ phận trên cơ thể chưa phát triển ổn định và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Theo các chuyên gia, phải mất từ 1-2 năm đầu khi kinh nguyệt xuất hiện thì các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung mới hoạt động ổn định và đảm bảo đúng chức năng. Sau đó, chu kỳ kinh sẽ đi vào quỹ đạo ổn định, đều đặn hơn.
2.4 Hoạt động quá sức
Hoạt động quá sức cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu, tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì.
Nếu bạn nữ thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao tốn nhiều lực, thì có khả năng sẽ không có kinh trong nhiều tháng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ tập và bài tập thể thao mà trẻ đang thực hiện sẽ quyết định một phần chu kỳ kinh nguyệt ở nữ. Trong khoảng thời gian hành kinh nếu luyện tập quá sức sẽ giảm ngày “đèn đỏ” hoặc có thể ngừng hoàn toàn kinh.
Bạn cũng không nên quá hoảng hốt nếu biết điều chỉnh cường độ hoặc ngừng tập một thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.
2.5 Dùng thuốc hoặc phá thai
Giới trẻ hiện nay có đời sống tình dục rất thoáng, nên việc có thai ngoài ý muốn là điều dễ xảy ra.
Nếu nữ giới dùng thuốc quá thai quá nhiều hoặc phá thai không an toàn sẽ dẫn đến tình trạng dính buồng tử cung. Có thể làm thay đổi số ngày hành kinh có thể đến sớm hoặc muộn.
2.6 Tâm lý không ổn định
Độ tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Các bạn nữ thường khó kiểm soát được tâm trạng cảm xúc bản thân, dễ buồn, cáu gắt.
Thêm vào đó là stress, áp lực trong học tập và cuộc sống cũng khiến kinh nguyệt không đều.
3. Nhận biết việc kinh không đều ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt có những triệu chứng dễ dàng nhận biết nếu bạn nữ chú ý quan sát cơ thể trong những ngày này.
3.1 Rong kinh
Số ngày lý tưởng của một chu kỳ kinh từ 21 ngày – 37 ngày. Khi nó diễn ra không đều thì có số ngày xê dịch khoảng 1-3 ngày.
Lượng máu kinh không ổn định, có thể lúc ra nhiều, lúc ra ít và ra ít hơn 3 hoặc nhiều hơn 7 ngày. Bên cạnh đó, cảm giác đau bụng, mệt mỏi khó chịu diễn ra nhiều hơn khiến cuộc sống sinh hoạt của bạn gái bị đảo lộn.
3.2 Kinh sớm
Kinh sớm cũng là một dấu hiệu cụ thể của vấn đề kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.
Nếu ngày “đèn đỏ” xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ kinh thông thường kèm theo đau bụng hoặc máu ra nhiều hơn trong một thời gian dài, thì nên đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng.
4. Kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì nguy hiểm ra sao?
Thông thường, chu kỳ kinh của tuổi dậy thì sẽ xảy ra muộn hơn từ 7 – 10 ngày, không đúng theo quy trình. Có trường hợp, kinh không đều còn biểu hiện mất kinh trong vòng 1 – 2 tháng hoặc có kinh 2-3 lần/tháng.
Thời gian “đèn đỏ” và lượng máu ở mỗi cơ thể cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn không cần quá quá lo lắng, bởi lúc này tuổi dậy thì đang có nhiều thay đổi bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị kinh không đều với những biểu hiện bất thường như:
- Mất kinh 3 tháng, đây là dấu hiệu của bệnh liên quan đến chức năng sinh sản.
- Một tháng xuất hiện kinh từ 4-5 lần.
- Lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều.
- Kèm theo biểu hiện ngất, buồn nôn, mệt mỏi, bụng đau quằn quại…
Ba mẹ luôn phải chú ý đến khoảng thời gian trẻ dậy thì. Nếu thấy xuất hiện các vấn đề trên cần sớm đưa con đi khám sức khỏe.
5. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt không đều là điều không bạn nữ nào mong muốn. Để hạn chế tình trạng này và có một sức khỏe tốt, bạn hãy lưu ý những điều sau.
5.1 Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Giai đoạn dậy thì luôn đòi hỏi việc cơ thể được hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Do đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện kinh nguyệt không đều.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, nhai kỹ, ăn chậm.
- Tuyệt đối không nhịn ăn, ăn kiêng để giảm cân.
- Bổ sung các loại thực phẩm: rau củ quả tươi, các loại đậu (đậu nành, đậu xanh…), ngũ cốc, thịt cá chứa omega 3, thịt bò, thịt gà…
- Uống mỗi ngày từ 1.5-2 lít. Hạn chế đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
- Tránh thực phẩm cay nóng, để nguội, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường…
5.2 Cân bằng trong sinh hoạt
Stress, mệt mỏi, tâm lý bất ổn… như trên đã đề cập chính là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.
Do đó, bạn nữ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh học tập quá sức, thức khuya, suy nghĩ quá nhiều… Chú ý đến giấc ngủ luôn phải đủ giấc 7-8h/ngày, luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
Khi gặp phải bất cứ vấn đề gì bạn nên chia sẻ cùng ba mẹ, hay người thân xung quanh để tìm hướng giải quyết hiệu quả.
Các bậc phụ huynh cũng nên dành thêm thời gian để tâm sự, lắng nghe hoặc chia sẻ thông tin chính xác về tuổi mới lớn cho con.
5.3 Tiến hành thăm khám
Nhiều phụ huynh cho rằng đưa con đến gặp bác sĩ khi thấy kinh nguyệt không đều là không cần thiết. Tuy nhiên, suy nghĩ sai lầm này có thể gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sau này.
Thay vào đó, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác con đang gặp tình trạng bất thường không. Sau đó có phương án điều trị phù hợp để kiểm soát tốt nhất.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ bạn nữ nào. Thiết lập một thói quen lành mạnh, cố gắng chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ phát triển đúng, hạn chế tối đa các bệnh về sau.