Viêm V.A quá phát : triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Ngạt mũi, khó thở, bỏ bú, ngủ không ngon giấc… là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị viêm VA quá phát. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa hay viêm cầu thận cấp… Để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân trong gia đình, hãy tự trang bị cho mình kiến thức để phòng và điều trị viêm VA quá phát an toàn.
1. Bệnh viêm V.A quá phát là gì?
Do vị trí V.A ở nóc vòm, ngay cửa lỗ mũi sau, cạnh vòi Eustachi nên khi V.A to sẽ gây ra một số ảnh hưởng được gọi là V.A quá phát.
Bệnh viêm V.A quá phát thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể ngay sau khi đẻ nhưng đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn.
2. Dấu hiệu của viêm V.A quá phát
Do bệnh viêm V.A thường xuất hiện cùng với các bệnh viêm nhiễm khác của đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang nên việc chẩn đoán phát hiện bệnh thường rất khó khăn. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nhất căn bệnh này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh tình trạng tự suy đoán và mua thuốc cho trẻ uống.
3. Bệnh viêm V.A quá phát có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm VA quá phát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Viêm tai giữa ứ dịch hoặc mủ nhầy
Viêm mũi xoang xuất tiết, viêm mũi mủ nhầy kéo dài điều trị không hết hẳn bệnh được. Với người lớn hoặc trẻ lớn thì dễ gây viêm xong sau, viêm đa xong mạn.
Aps xe thành sau do viêm tấy mủ hạch Gilette ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Viêm đường hô hấp dưới; viêm phế quản, hen phế quản mắc phải, viêm phổi,…
Viêm họng, mũi họng cấp hay mạn tính.
Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ và người lớn.
Viêm đường hô hấp dưới.
Bị rối loạn tiêu hóa, dễ bị săc, nôn trớ, lười ăn.
Trẻ co thắt ngưng thở khi ngủ, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
Trẻ chậm phát triển, thể trạng kém, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
Trẻ nhớ chậm, nói ngọng, lơ đễnh, thiếu tập trung, kém thông minh.
4. Nguyên nhân viêm V.A quá phát
5. Chẩn đoán và điều trị viêm V.A quá phát
Hiện nay, khám V.A bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi đang là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Với phương pháp này các bác sĩ có thể nhìn thấy V.A, đánh giá được kích thước của V.A theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của V.A.
Nếu bệnh viêm V.A đã tiến triển thành mạn tính; Viêm V.A gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch, viêm nhiễm đường hô hấp…; Viêm VA gây ngủ ngáy, có cơn ngừng thở khi ngủ thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo V.A. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiến hành nạo V.A, nhưng nếu trẻ bị viêm V.A quá phát ảnh hưởng rõ rệt đến hô hấp, có thể tiến hành sớm hơn.
Nạo VA là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vài phút và người bệnh có thể về nhà sau đó nửa giờ. Trẻ sau nạo VA vẫn ăn uống bình thường.
Lưu ý : Sau khi nạo V.A, để tránh tái phát bệnh nhân cần
Rỏ mũi với thuốc co mạch + Argyron 1%
Giải quyết các ổ viêm cận như viêm amian, viêm mũi xoang, sâu, sún răng …
Chống tạng tân bằng sirop Iôdotan, vitamin D2, A,..
Giữ vệ sinh mũi họng, tránh các tạng nhân kích thích.