Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm V.A cấp – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm V.A cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi đi mẫu giáo, do lớp học đông, các bé dễ lây lan bệnh cho nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm V.A có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

1. Viêm V.A cấp tính là gì

Viêm VA cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan Lushka. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 6 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm). Bệnh thường tái phát luôn nên còn được gọi là viêm mũi họng tái phát thường xuyên.

Tình trạng viêm VA ở trẻ nhỏ

Tình trạng viêm VA ở trẻ nhỏ

2. Dấu hiệu của bệnh viêm V.A cấp tính

Triệu chứng lâm sang: trẻ thường sốt, mệt mỏi, kém chơi, bỏ ăn, quấy khoác.
Triệu chứng chính có sớm:Trẻ bị tắc ngạt mũi, ngạt mũi ngày càng tăng dần, cả hai bên làm trẻ phải há mồm để thở, bỏ bú, bỏ ăn, không ngủ được.
Trẻ chảy nước mũi cả hai bên, lúc đầu chảy mũi nhầy sau đó đặc dần, màu trắng đục, số lượng tăng.
Một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng.

Một số biểu hiện của bệnh viêm V.A thường hay giống các bệnh lý khác. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để được thăm khám kỹ lưỡng, tránh trường hợp tự ý chẩn đoán cho con mình rồi tự đi tìm cách điều trị.

Dấu hiệu viêm VA phổ biến

Dấu hiệu viêm VA phổ biến

3. Nguyên nhân của bệnh viêm V.A cấp tính

Do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ khiến cho cơ thể trẻ suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng có điều kiện phát triển mạnh, trở thành tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn
Trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp như cúm, sởi hay ho gà.
Do là tổ chức lympho của vòng Waldeyer nên bị ảnh hưởng khi một phần của vòng họng này bị viêm.
Do vị trí ở nóc vòm nên V.A bị ảnh hưởng khi trẻ bị viêm mũi, viêm xoang.
Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA.
Cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá…) cũng là một tác nhân khởi phát bệnh.
Những lý do khiến viêm VA tấn công trẻ nhỏ

Những lý do khiến viêm VA tấn công trẻ nhỏ

4. Bệnh viêm V.A cấp tính có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Viêm khí – phế quản, viêm phổi

Viêm tai giữa cấp mủ

Viêm mũi – xoang cấp.

Viêm họng, thanh quản cấp.

Áp xe thành sau họng.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm V.A cấp tính

Hiện nay, khám V.A bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi đang là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Với phương pháp này các bác sĩ có thể nhìn thấy V.A, đánh giá được kích thước của V.A theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của V.A.
Thông thường, nếu viêm VA cấp tính, không biến chứng có thể điều trị bằng các loại thuốc hạ sốt, làm loãng đờm giảm ho, thuốc nhỏ mũi (có tác dụng sát khuẩn và làm khô) nhằm điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng thuốc kháng sinh trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng, nhiễm khuẩn.

Một vài trường hợp bác sĩ phải phẫu thuật nạo VA. nhưng việc phẫu thuật nạo VA cũng được các bác sĩ chỉ định rất cẩn trọng. Bác sĩ thường chỉ định trong các trường hợp sau (không có giới hạn về tuổi):

Thứ nhất: Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).

Thứ 2: Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí