Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai cần biết – BS sản khoa khuyến cáo

Chỉ một lần đặt vòng, các cặp đôi có thể quan hệ an toàn và tránh thai được trong nhiều năm. Tuy nhiên, chị em cần tuân thủ những lưu ý khi đặt vòng tránh thai để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng lắng nghe ThS. BS Vũ Thị Hồng Hạnh (BVĐK Hồng Hà), chuyên gia 30 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa chia sẻ chi tiết vấn đề trong bài viết dưới đây! 

1. Vòng tránh thai và những hiệu quả khi sử dụng

1.1. Vòng tránh thai là như nào

Vòng tránh thai là một thiết bị y tế được làm bằng nhựa hoặc đồng. Bác sĩ đặt dụng cụ này vào trong tử cung người phụ nữ để không cho trứng làm tổ trong tử cung của người phụ nữ. Dựa trên cơ chế ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh cũng như không cho phôi làm tổ trong tử cung, vòng tránh thai giúp các cặp đôi phòng tránh thai hiệu quả. 

Vòng tránh thai - những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai

1.2. Hiệu quả vòng tránh thai

Theo số liệu từ một số nghiên cứu, hiệu quả của vòng tránh thai rất cao, đạt khoảng 98 – 99%. Ngay sau khi đặt, vòng tránh thai phát huy luôn công dụng và cho hiệu quả kéo dài từ 5 đến 10 năm. Thiết bị tránh thai này được nhiều chị em lựa chọn để phòng tránh thai bởi độ bền cao, thoải mái, dễ sử dụng, tiết kiệm và không ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. 

Vòng tránh thai phát huy công dụng từ 5-10 năm

Vòng tránh thai phát huy công dụng từ 5-10 năm

2. Ai không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai

Mặc dù là phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vòng tránh thai. 

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, những trường hợp sau không nên dùng vòng tránh thai: 

– Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thụ thai cho hiệu quả lâu dài. Vì vậy, những phụ nữ trẻ hoặc có kế hoạch sinh con trong vài năm tới không nên sử dụng phương pháp này. Thay vào đó, có thể ngừa thai bằng các biện pháp khác như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai… 

– Nữ giới mắc các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm không nên đặt vòng luôn. Cần chữa khỏi hoàn toàn mới tiến hành đặt vòng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

– Không được đặt vòng tránh thai cho người đang mang bầu hoặc nghi ngờ mang bầu. 

– Phụ nữ đang hoặc đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 3 tháng gần đây không được đặt vòng. 

– Vòng tránh thai chống chỉ định với những người đang bị ung thư vú hoặc bị u ác tính đường sinh dục. 

– Phụ nữ bị dị tật tử cung hoặc vùng chậu không phù hợp đặt vòng tránh thai. 

– Nữ giới quan hệ tình dục với nhiều người không thích hợp với phương pháp này. Bởi nó không ngăn ngừa được các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Để nâng cao hiệu quả ngừa thai và bảo vệ sức khỏe phụ khoa, những trường hợp này nên kết hợp dùng vòng tránh thai và bao cao su trong khi quan hệ.

Đối tượng không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai

Đối tượng không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai

3. Các biểu tượng thường gặp sau khi đặt vòng tránh thai

3.1. Bị đau lưng

Vòng tránh thai sau khi đặt vào cơ thể, tử cung nhận thấy có vật thể lạ xuất hiện nên liên tục co thắt. Vì vậy, người phụ nữ sẽ bị chuột rút ở phần lưng dưới, gây đau lưng. Tình trạng lưng đau do đặt vòng tránh thai có thể kéo dài vài tuần và sẽ hết khi tử cung quen với sự xuất hiện của thiết bị. Tuy nhiên, khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện. 

Nếu bị đau lưng dữ dội do vòng tránh thai ở mức không thể chịu nổi hoặc kéo dài quá lâu, chị em cần đến bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại. 

Bị đau lưng sau đặt vòng tránh thai

Bị đau lưng sau đặt vòng tránh thai

3.2. Bị đau bụng bên dưới

Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai. Triệu chứng xuất hiện do phản ứng của cơ thể đang cố gắng đào thải vật thể lạ ra ngoài. Trường hợp chị em bị đau bụng dưới dữ dội, tần suất lặp lại liên tục thì rất có thể dị ứng với vòng tránh thai hoặc vòng bị lô xệch vị trí. Lúc này, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời. 

Đau bụng dưới do đặt vòng tránh thai thường chỉ diễn ra trong 7 – 10 ngày, khi cơ thể chưa quen với vật thể lạ. Hiện tượng sẽ tự hết khi vòng ổn định trong tử cung. Cơn đau chỉ âm ỉ, không dữ dội, khó chịu quá sức chịu đựng. Chị em có thể sử dụng thuốc chống co thắt để cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau bụng bên dưới là dấu hiệu sau khi đặt vòng

Đau bụng bên dưới là dấu hiệu sau khi đặt vòng

3.3. Bị trễ kinh

Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh hoặc kéo dài thời gian ra máu kinh hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nhiều trường hợp bị trễ kinh 3 tháng liên tục. Nhưng cũng có nhiều người kinh nguyệt kéo dài hơn 8 ngày. 

Đây là hiện tượng hết sức bình thường nhưng vẫn cần theo dõi trong suốt 3 tháng sau khi đặt vòng. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện không bình thường nào như đau bụng kéo dài, thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, trễ kinh… chị em cần đi thăm khám để được điều trị đúng cách. 

Bị trễ kinh

Bị trễ kinh

3.4. Chảy máu sau đặt vòng 

Sau đặt vòng, phụ nữ có thể bị đau bụng dưới kèm ra máu. Sau 4 – 5 ngày, hiện tượng này vẫn tái diễn rất có thể vòng bị lệch khỏi vị trí đúng. Máu ra nhiều còn có thể do kích thước vòng tránh thai không phù hợp với tử cung. Một số ít trường hợp đặt vòng tránh thai xong khi quan hệ ra máu. Nguyên nhân do tử cung co bóp khiến vòng ma sát với niêm mạc gây xuất huyết. 

Chảy máu sau khi đặt vòng tránh thai

Chảy máu sau khi đặt vòng tránh thai

4. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai chị em phải biết

Để vòng tránh thai phát huy tốt hiệu quả cũng như ngừa được các tác dụng phụ không mong muốn, ThS.BS Vũ Thị Hồng Hạnh đưa ra những khuyến cáo sau: 

4.1. Sau khi đặt vòng kiêng quan hệ ngay sau đó – Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai và quan hệ ngay sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người phụ nữ, BS Hạnh khuyến cáo, chị em cần kiêng quan hệ chăn gối trong ít nhất 2 tuần. Sau khi vòng đã ổn định, các cặp đôi có thể quan hệ bình thường. Các động tác quan hệ tình dục thô bạo cần hạn chế thực hiện tránh vòng xê dịch, tuột vòng. 

Kiêng quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng tránh thai

Kiêng quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng tránh thai

4.2. Vệ sinh vùng kín đúng cách  – Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai 

Phụ nữ đặt vòng tránh thai có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa cao hơn người bình thường thường. Bởi chất liệu làm vòng từ đồng có thể khiến âm đạo tiết nhiều dịch hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo, cổ tử cung. 

Vì vậy, chị em sau khi đặt vòng tránh thai cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Các thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu trong âm đạo để phòng ngừa viêm nhiễm. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách

4.3. Thăm khám ngay nhận thấy các dấu hiệu bất thường

Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu xuất hiện một số triệu chứng bất thường như chảy máu nhiều, khí hư có màu bất thường, vùng kín ngứa ngáy, đau bụng dưới hoặc bị vô kinh… chị em cần đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. 

4.4. Khám phụ khoa, kiểm tra vị trí vòng định kỳ

Khám phụ khoa và siêu âm kiểm tra vị trí vòng định kỳ 1 năm/lần là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe sinh sản và hiệu quả của phương pháp tránh thai. Trong các lần thăm khám, bác sĩ sẽ giúp chị em xử lý kịp thời các bệnh lý phụ khoa nếu có và đặt lại vòng nếu như vị trí bị xô lệch. 

Khám phụ khoa định kì

Khám phụ khoa định kì

5. Nguyên tắc phải nhớ khi đặt vòng tránh thai

– Thời điểm đặt vòng tránh thai tốt nhất là sau 2 – 3 ngày sạch kinh hoặc giữa kỳ kinh. Trong giai đoạn này, tử cung mở rộng nhất. Việc đặt vòng sẽ hạn chế đau đớn và ít gây chảy máu. 

– Tuân thủ quy tắc vệ sinh cô bé và sinh hoạt tình dục để vòng tránh thai phát huy hiệu quả tốt nhất.

– Không nên quan hệ trong ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng

– Vùng kín cần rửa sạch sẽ và nên nghỉ ngơi cho đến vòng kinh tiếp theo. 

– Uống thuốc đúng liều lượng, đúng loại theo đơn kê của bác sĩ sau khi đặt vòng. 

– Tái khám để kiểm tra độ ổn định của vòng và các viêm nhiễm nếu có.

Cần uống thuốc sau khi đặt vòng theo chỉ định của bác sĩ

Cần uống thuốc sau khi đặt vòng theo chỉ định của bác sĩ

6. Thời gian hợp lý để đặt vòng tránh thai sau sinh

Các bác sĩ sản khoa cho biết, với sinh thường, chị em có thể đặt vòng tránh thai sau 2 – 3 tháng sau sinh. Tuyệt đối không đặt ngay sau khi vượt cạn. Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định tử cung đã hồi phục, không còn đau và co lại bình thường, độ giãn ổn định mới quyết định đặt vòng tránh thai cho bà mẹ bỉm sữa.

Trong thời gian chờ đặt vòng sau sinh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai…

Sau 2-3 tháng sau sinh là thời gian thích hợp đặt vòng tránh thai

Sau 2-3 tháng sau sinh là thời gian thích hợp đặt vòng tránh thai

Những lưu ý khi đặt vòng ngừa thai bao gồm nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 1 tiếng, tránh làm việc nặng nhọc, hạn chế vận động động mạnh như bê, vác, đi thang bộ, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng không quan hệ trong 2 tuần đầu… Chị em cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tránh thai tốt nhất..

CÁC TIN LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí