Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Đặt vòng tránh thai: Phương pháp hiệu quả với tỉ lệ thụ thai thấp nhất đạt 99%

Việc đặt vòng tránh thai là phương pháp được sử dụng để ngăn ngừa thai trong nhiều năm qua. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa dẻo hoặc đồng và được đặt vào tử cung của phụ nữ. Đặt vòng tránh thai được cho là giải pháp đơn giản và hiệu quả cao được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn, với hiệu quả lên tới 99%. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn tinh trùng gặp trứng và ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.

1. Vòng tránh thai là gì và cơ chế hoạt động như nào

1.1 Vòng tránh thai là gì

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đặt vào lòng của tử cung để tránh có thai ngoài ý muốn. Phương pháp có chi phí thấp, dễ sử dụng và không hề khiến chị em khó chịu mà vẫn đạt hiệu quả tránh thai lên đến 98-99% nên được nhiều người lựa chọn.

Vòng tránh thai là gì

Vòng tránh thai là gì

1.2 Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Với tác dụng ngăn cản quá trình thụ thai diễn ra, vòng tránh thai hoạt động dựa trên cơ chế sau:

– Tồn tại trong buồng tử cung để ngăn trứng đã được thụ tinh không có nơi để làm tổ. Vòng tránh thai sẽ tạo ra một môi trường bất lợi cho phôi nang hoặc không cho phôi nang có cơ hội tiếp cận và bám vào niêm mạc cổ tử cung để làm tổ.

– Trên bề mặt của vòng tránh thai có các tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ phá hủy hoặc ngăn cản phôi làm tổ và tống phôi ra khỏi buồng tử cung trong kỳ kinh nguyệt.

– Những vòng tránh thai có gắn thêm đồng sẽ dùng ion đồng để tác động lên các enzym tham gia vào quá trình đục thủng cũng như xâm nhập vào niêm mạc tử cung làm cho phôi thai không thể làm tổ trong đó.

Ngoài ra, các ion đồng còn được giải phóng mỗi ngày để ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và làm thay đổi chất nhầy âm đạo cho quá trình thụ thai không thể diễn ra.

– Những loại vòng tránh thai có hormone progesterone sẽ khiến tăng độ quánh của chất nhầy ở tự cung và khiến tinh trùng khó xâm nhập vào trong đó để thụ thai được.

Tóm lại, cơ chế hoạt động của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung và làm thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc từ đó khiến tinh trùng và trứng không có điều kiện thuận lợi để xảy ra quá trình thụ tinh.

2. Ưu điểm, nhược điểm phương pháp đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai rất được lòng các chị em. Vòng tránh thai thường được từ chất liệu nhựa dẻo hoặc đồng. Bác sĩ sẽ đặt vào tử cung của phụ nữ để ngăn tinh trùng gặp trứng và ngăn chúng làm tổ trong tử cung.

2.1 Ưu điểm đặt vòng tránh thai

– Đặt vòng ngừa thai mang lại hiệu quả đến 98-99%, có tác dụng ngay sau khi đặt và kéo dài hiệu quả từ 5-10 năm.

– Hiệu quả của vòng tránh thai có thể giảm dần theo thời gian tuy nhiên rất ít. Ví dụ như năm đầu sử dụng thì khả năng mang thai sẽ là 0-0,2%. Tuy nhiên, khoảng 5 năm sau, khả năng có thai là 0,5-1,1%, điều cho thấy hiệu quả ngừa thai là vô cùng cao.

– Không chỉ có tác dụng ngừa thai mà khả năng hồi phục để có thai trở lại sau khi tháo cũng vô cùng nhanh chóng.

– Sau sinh khoảng 6-8 tuần, mẹ có thể đặt vòng tránh thai mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay chất lượng sữa cho con bú.

– Đời sống tình dục của hai vợ chồng cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi đặt vòng để tránh thai.

– Vòng tránh thai còn giúp chị em giảm lượng kinh nguyệt mất đi mỗi tháng và hỗ trợ điều hòa lại kinh nguyệt.

– Chi phí để đặt vòng không lớn.

Vòng tránh thai mang lại hiệu quả 98-99%

Vòng tránh thai mang lại hiệu quả 98-99%

2.2 Nhược điểm đặt vòng tránh thai

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời khi đặt vòng để tránh thai thì cũng có một vài nhược điểm mà chị em phụ nữ cần cân nhắc như:

– Đặt vòng để tránh thai có thể làm tăng nguy cơ viêm phụ khoa.

– Tăng tiết dịch âm đạo, cổ tử cung làm cho chị em cảm thấy khó chịu vì vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt.

– Ở thời kỳ đầu tiên sau khi đặt vòng chị em sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đây là hiện tượng bình thường và không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu hiện tượng bất thường diễn ra liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

– Một số tác dụng phụ không mong muốn thường gặp như: Buồn nôn, đau tức ngực, nhức đầu, nổi mụn trứng cá… Các triệu chứng thường gặp sau khi đặt vòng tránh thai và không tồn tại quá lâu nên chị em không cần phải lo lắng.

Tăng nguy cơ viêm phụ khoa

Tăng nguy cơ viêm phụ khoa

3. Các loại vòng ngừa thai được sử dụng phổ biến

Có 2 loại vòng tránh thai phổ biến đang được sử dụng đó là:

3.1 Vòng tránh thai hình chữ T

Diện tích vòng đồng rất rộng nên hiệu quả ngừa thai của loại vòng mang lại rất cao. Thêm vào đó, số lượng đồng ở cành ngang và vị trí đồng ở cao cũng giúp cho đồng phóng ra đến tận đáy tử cung, nhờ đó mà đảm bảo hiệu quả ngừa thai rất tốt. Vòng còn có thêm ưu điểm là dễ dàng đặt vào và tháo ra.

Ngoài những ưu điểm nổi trội thì vòng tránh thai cũng tồn tại một số nhược điểm sau: Trong vài chu kỳ kinh đầu sau đặt chị em có thể bị rong huyết, đau lưng hoặc đau thắt do cơn co tử cung… Những cơn đau như vậy có thể khỏi tự nhiên hoặc sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ.

Ngoài ra, trong thời gian đặt vòng có thể ra nhiều khí hư (chiếm khoảng 2-5% trường hợp bị rơi vòng) nếu không được phát hiện sớm thì nguy cơ có thai rất lớn.

Vòng tránh thai hình chữ T

Vòng tránh thai hình chữ T

3.2 Vòng tránh thai nội tiết

Hiệu quả của vòng tránh thai nội tiết cao hơn so với vòng tránh thai thông thường, nguyên nhân là do có sự phóng thích đều đặn progestin. Không chỉ giúp giảm đau bụng kinh, loại vòng còn giảm các triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường hay lạc nội mạc tử cung gây đau vùng chậu.

Cũng vì thế mà loại vòng còn được các bác sĩ sử dụng hiệu quả trong điều trị rong kinh cơ năng do nguyên nhân nội tiết hoặc các trường hợp lạc nội mạc tử cung, rong kinh do u xơ tử cung. Tuy nhiên, do chi phí tương đối cao nên đến nay vòng tránh thai nội tiết vẫn chưa được nhiều người sử dụng.

Vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết

4. Ai không phù hợp sử dụng vòng tránh thai

– Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai trong thời gian dài. Vì thế, nếu phụ nữ đang còn trẻ hoặc không có dự định sinh con trong một vài năm thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

– Nếu chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa thì trước khi sử dụng vòng tránh thai cần chữa khỏi bệnh.

– Phụ nữ đang nghi ngờ có thai hoặc có thai thì không nên đặt vòng ngừa thai.

– Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc đã khỏi trong vòng 3 tháng thì không được đặt vòng tránh thai.

– Phụ nữ bị u ác tính đường sinh dục hoặc ung thu vú cũng không được đặt vòng để tránh thai.

– Phụ nữ có dị tật bẩm sinh hoặc thứ phát ở vùng chậu, tử cung cũng không thích hợp đặt vòng ngừa thai.

– Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng vòng tránh thai vì không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc nếu lựa chọn phương pháp thì cần phải sử dụng kết hợp với bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm.

Người mắc bệnh tình dục không nên sử dụng

Người mắc bệnh tình dục không nên sử dụng

5. Thời điểm thích hợp để đặt vòng ngừa thai

Thời điểm tốt nhất để đặt vòng ngừa thai đó là khoảng 2-3 tháng sau sinh (lâu hơn càng tốt). Nếu sinh mổ, cần chờ ít nhất 6 tháng mới đặt vòng. Thời điểm lý tưởng nhất để đặt vòng là ngày thứ 3 hoặc 4 của chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn nên lưu ý không đặt vòng ngừa thai ngay sau khi sinh. Hãy chờ tử cung hồi phục và trở lại kích thước như bình thường, nếu không vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài do cổ tử cung còn rộng.

Một số lưu ý cần ghi nhớ khi chị em đặt vòng sau sinh:

– Nếu 3 tháng sau sinh có xuất hiện kinh nguyệt thì sau khi hết kinh có thể đặt vòng.

– Nếu sau sinh 3 tháng vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì cần kiểm tra chính xác có thai hay không trước khi đặt vòng nhằm loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm. Sau đó, bạn nên tiêm progesterone trong 3 ngày và chờ hết xuất huyết thì đặt vòng nhưng không được muộn quá 7 ngày.

– Nếu sau sinh, tử cung vẫn còn chảy nhiều máu thì thời gian đặt vòng cần tiến hành muộn hơn để đảm bảo an toàn trong vòng nửa năm sau khi thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, để phòng ngừa có thai ngoài ý muốn trong khoảng thời gian chờ đặt vòng ngừa thai, chị em nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như xuất tinh ngoài âm đạo, dùng bao cao su…

2-3 tháng sau sinh là thời điểm phù hợp để đặt vòng ngừa thai

2-3 tháng sau sinh là thời điểm phù hợp để đặt vòng ngừa thai

6. Quy trình thực hiện đặt vòng ngừa thai an toàn

Bước 1: Trước khi đặt vòng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản, đảm bảo chị em có đủ điều kiện thực hiện đặt vòng ngừa thai và tư vấn những ưu, nhược điểm của từng phương pháp đặt vòng ngừa thai.

Bước 2: Đặt vòng

Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật sau:

– Sát khuẩn sạch vùng âm đạo và cổ tử cung.

– Sau đó, một thủ thuật nhỏ sẽ được bác sĩ tiến hành để đưa vòng tránh thai vào trong buồng tử cung. Chị em có thể thấy bụng dưới tức nhẹ, sau khoảng 15 – 30 phút cảm giác sẽ biến mất.

– Bác sĩ sẽ sát khuẩn lại cổ tử cung, vùng âm đạo một lần nữa và chị em sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ ngơi một lúc cho đến khi hết cảm giác tức nhẹ bụng dưới.

Bước 3: Sau khi đặt vòng tránh thai

Chị em được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi đặt vòng như: Tiết dịch âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, rối loạn kinh nguyệt kéo dài… và những trường hợp phải gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.

Quy trình đặt vòng tránh thai

Quy trình đặt vòng tránh thai

7. Lưu ý sau khi thực hiện đặt vòng ngừa thai

– Hạn chế tối thiểu các vận động mạnh như bê, vác đồ nặng; không thụt rửa âm đạo nhiều lần, ít nhất từ 7 – 10 ngày sau đặt vòng không được quan hệ tình dục.

– Để đảm bảo vòng được đặt đúng chỗ chị em nên kiểm tra vòng trán thai hàng tháng. Chị em có thể tự kiểm tra bằng cách rửa sạch tay và đặt ngón tay vào trong âm đạo cho đến khi cảm thấy cổ tử cung của mình. Nếu cảm thấy sợi dây cổ tử cung thì đó là vòng tránh thai đang được đặt ở đúng vị trí.

– Không phả ai cũng có thể đặt vòng ngừa thai. Nhiều người không hợp có thể bị đau bụng, đau lưng, chảy dịch âm đạo với màu bất thường, có mùi hôi hoặc ra nhiều máu kinh, thậm chí gây thiếu máu… chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

8. Một số thắc mắc liên quan về vòng tránh thai

8.1 Tháo vòng tránh thai sau bao lâu thì có con

Theo các bác sĩ sản khoa, sau khi tháo vòng tránh thai từ 2-3 tháng, chị em có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trước khi mang thai, chị em nên tiêm phòng vacxin, bổ sung acid folic và sắt.

Tháo vòng 2-3 tháng, chị em sẽ có con như bình thường

Tháo vòng 2-3 tháng, chị em sẽ có con như bình thường

8.2 Đặt vòng ngừa thai sau bao lâu thì quan hệ được

Sau đặt vòng ngừa thai khoảng từ 7 – 10 ngày, cặp vợ chồng có thể quan hệ bình thường. Bởi sau đặt vòng chị em phụ nữ có thể bị viêm nhẹ ở tử cung và âm đạo nên cần kiêng quan hệ trong khoảng thời gian trên để vòng ổn định và tạo thời gian cho cơ thể thích nghi.

Lưu ý: Cần tránh những tư thế mạnh vì có thể làm lệch vị trí của vòng.

8.3 Vòng ngừa thai có gây đau hay chảy máu khi quan hệ không

Khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai trong tử cung, tử cung sẽ bị kích thích gây co bóp khiến vòng cọ sát vào niêm mạc từ cung và có thể gây xuất huyết nhẹ. Do đó, khi quan hệ sau đặt vòng ngừa thai có thể xảy ra hiện tượng chảy máu có lẫn dịch nhầy.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, khi tử cung đã dần quen với sự có mặt của vòng tránh thai mọi chuyện sẽ trở nên bình thường. Nếu chị em vẫn còn chảy máu hoặc đau bụng dưới, rất có thể vòng tránh thai đã bị tụt thấp xuống cổ tử cung hoặc âm đạo, khiến chị em cảm thấy bị đau bụng dưới và chảy máu khi quan hệ.

8.4 Vòng ngừa thai có gây đau cho chồng khi quan hệ không

Khả năng người chống bị đau khi quan hệ sau đặt vòng ngừa thai là rất thấp.

– Nếu người chồng phát hiện có sợi dây chọc vào dương vật, việc không gây nguy hiểm. Bởi vì vòng tránh thai được đặt sâu vào trong tử cung, chỉ có phần dây (có kích thước ngắn khoảng 2-2,5cm và mềm) thò ra bên ngoài cổ tử cung nhằm mục đích kiểm soát khi thăm khám và hỗ trợ tháo vòng dễ dàng khi không còn sử dụng nữa.

– Nếu chồng than phiền vì khó chịu hay đau với dây, chị em có thể tái khám bác sĩ để kiểm tra lại và cắt bớt phần dây. Sau cắt dây nếu vòng vẫn làm ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng, chị em có thể cân nhắc tháo vòng ra và lựa chọn giải pháp ngừa thai khác.

8.5 Nguy cơ vòng ngừa thai bị tụt ra ngoài khi quan hệ

Mặc dù vòng tránh thai đã được bác sĩ cẩn thận đặt sâu vào trong tử cung, không làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng nhưng nếu thực hiện các động tác mạnh khi quan hệ sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe cũng như có thể khiến vòng tránh thai bị xô lệch ra bên ngoài.

Trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng để tránh thai, tỷ lệ vòng tụt là rất cao bởi lúc vòng chưa bám cố định vào tử cung, khi đến chu kỳ kinh cổ tử cung bị mở rộng dễ khiến vòng bị tụt. Do đó, trong thời gian, nếu quan hệ mạnh bạo có thể làm cho vòng bị tụt khỏi vị trí ban đầu, thậm chí rơi ra ngoài, tăng nguy cơ có thai.

Bên cạnh đó, khi quan hệ mặt sau đặt vòng chị em có thể phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm vùng kiến, tổn thương niêm mạc tử cung, gây chảy máu khi quan hệ. Ngoài ra, quan hệ mạnh bạo còn khiến cơ quan sinh dục và vùng bụng dưới chịu tác động rất lớn, dẫn đến xuất hiện những cơn đau sau quan hệ.

Do đó, khi quan hệ nếu thấy các dấu hiệu khó chịu, đau nhức, chị em nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp thời và tư vấn giải pháp khắc phục.

8.6 Nguyên nhân gây tụt vòng ngừa thai thường gặp

Những nguyên nhân khiến vòng tránh thai bị tụt ra khỏi vị trí ban đầu:

– Vòng tránh thai là một “vật lạ” đối với tử cung. Do đó, ở những tháng đầu xảy ra hiện tượng tụt vòng do chúng chưa tương thích với tử cung.

– Vòng không được đặt chính xác vào trong tử cung.

– Kích cỡ vòng tránh thai và kích thước của tử cung không tương thích.

– Chị em bị tổn thương cổ tử cung hay sa tử cung khiến vòng dễ bị tụt.

– Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân gây tụt vòng.

Khi vòng bị tụt khỏi vị trí ban đầu, chị em có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu như:

– Chu kỳ kinh thất thường, lúc ngắn lúc lại kéo dài.

– Âm đạo chảy máu (xuất huyết).

– Bụng dưới bị đau bất thường.

– Âm đạo xuất hiện dịch bất thường.

Các bác sĩ sản khoa khuyết cao, sau đặt vòng ngừa thai 1 tháng, khi kinh nguyệt hết chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra lần đầu và sau 3-6 tháng thì thái khám. Đều đặn đến bệnh viện kiểm tra sau 1-2 năm. Trong suốt quá trình sử dụng vòng tránh thai nếu có bất kỳ dấu hiệu bấy thường, chị em cần đi khám ngay.

Vòng ngừa thai bị tụt

Vòng ngừa thai bị tụt

8.7 Hướng dẫn cách tự kiểm tra vòng ngừa thai ngay tạo nhà

Nếu lo lắng vòng tránh thai bị tụt ra ngoài, chị em có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách dùng tay đặt vào âm đạo để kiểm tra vị trí và độ dài của dây so với ban đầu:

– Nếu dây ngắn hoặc dài hơn so với lúc đầu có nghĩa là vòng đã bị lệch.

– Nếu không sờ thấy dây, khả năng dây đã bị tụt khỏi vị trí đặt vòng.

– Nếu sờ thấy dây nhưng chúng đã bị đứt, đó là dấu hiệu bất thường chị em cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ.

Lưu ý: Trước khi kiểm tra chị em cần vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ, tránh mang mầm bệnh bên ngoài vào trong âm đạo. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý những dấu hiệu tụt vòng bên trên để phát hiện kịp thời và xử lý sớm nhất.

Những thông tin trên đây đã giúp chị em giải đáp những thắc mắc khi đặt vòng tránh thai. Nếu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, chị em có thể truy cập vào website: https://benhvienhongha.vn/ để được bác sĩ sản phụ khoa của bệnh viện hỗ trợ.

CÁC TIN LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí