Sỏi Túi Mật: Kẻ Giết Người Thầm Lặng
Sỏi túi mật chủ gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề cho mật và gan, bộ phận quan trọng thanh lọc chất độc cho cơ thể, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ bộ phận chức năng khác:
1. Biến chứng nguy hiểm sỏi túi mật
Viêm đường mật, viêm túi mật: Sỏi trong ống mật chủ quá lớn sẽ làm tắc nghẽn, chặn đường đi của dịch mật, làm ứ đọng cục bô tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển manh mẽ gây viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật.
Rối loạn đông máu và chảy máu đường mật: Tắc nghẽn đường mật do sỏi sẽ gây ứ mật trong gan và suy giảm chức năng gan. Các tế bào gan sẽ giảm tổng hợp Prothrombin và các yếu tố đông máu khác. Đồng thời dịch mật bị thiếu hụt sẽ giảm hấp thu các chất béo, đặc biệt là vitamin K – vitamin cần thiết trong quá trình tổng hợp Prothrombin. Mặt khác, nhiễm trùng đường mật gây tổn thương thành ống dẫn mật, do đó cũng gây tổn thương các mạch máu, dễ dẫn đến chảy máu đường mật. Vì vậy, chảy máu đường mật là biến chứng rất dễ xảy ra trong nhiễm trùng đường mật.
Viêm mủ đường mật: Tắc mật gây nhiễm khuẩn đường mật và ngược lại, do đó nếu bệnh không được phát hiện sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nặng hơn và tạo thành các ổ mủ, viêm nặng.
Áp xe đường mật, áp xe gan: Nhiễm trùng đường mật ngoài gan tiến triển nặng sẽ gây áp xe đường mật và ổ mủ sẽ đi ngược lên đường mật trong gan, tạo thành áp xe gan.
Viêm phúc mạc mật: Tắc nghẽn dịch mật gây tăng áp lực trong đường mật và nhiễm trùng gây giãn túi mật, phù nề thành đường mật sẽ làm dịch mật thấm dần vào phúc mạc. Dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng, khu trú ở hạ sườn phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời.
Viêm tụy cấp: Là biến chứng ít gặp, do sỏi bị mắc kẹt ở ngã ba tụy mật, đoạn gần cuối ống mật và gây trào ngược dịch mật vào tụy.
Hội chứng gan thận: Đây là biến chứng nhiễm trùng nặng nhất do sỏi ống mật chủ gây ra. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt với các biện pháp hỗ trợ chức năng gan, thận, kết hợp với điều trị nhiễm trùng.
2. Điều trị sỏi bằng Công nghệ tán sỏi HIỆN ĐẠI – TIÊN TIẾN nhất tại BV Hồng Hà
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà có đầy đủ tất cả các phương tiện tán sỏi hiện đại trên thế giới, hỗ trợ tán tất cả các loại sỏi cho mọi đối tượng bệnh nhân, cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch và đường huyết.
CN tán sỏi ngoài cơ thể Shock wave: Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi để phá vỡ sỏi. Khi được tán sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Trong khoảng thời gian 7-15 ngày, các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản, xuống bàng quang và theo đường tiểu ra ngoài.
Tán sỏi qua da công nghệ Laser: Sỏi sẽ được tán vụn bằng sóng siêu âm hoặc Laser. Các mảnh sỏi vụn sẽ được gắp hoặc hút ra.. Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau hơn nhiều so với mổ mở kinh điển. Sẹo mổ nhỏ <1 cm. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 2-4 ngày.
Tán sỏi nội soi ngược dòng CN Laser: Tán sỏi ngược dòng công nghệ Laser là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp sử dụng tia Laser để phá vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài. không có vết mổ, không có các tai biến – biến chứng của phẫu thuật mở lấy sỏi, đạt tỷ lệ sạch sỏi 100%.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc: Đây là phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên và sỏi bể thận đơn thuần.Đường mổ sau phúc mạc có nhiều ưu điểm hơn với đường mổ bụng: Sinh lý, dễ tiếp cận niệu quản, tránh rò nước tiểu vào ổ bụng, hạn chế tổn thương các tạng trong ổ bụng,tránh được nguy cơ tắc ruột.
Phẫu thuật lấy sỏi: Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).