Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Sỏi ống mật chủ: Đừng chủ quan.

Sỏi ống mật chủ là một bệnh thường gặp ở nước ta, là sỏi nằm trong đường dẫn ống mật, chiếm 80-85% sỏi đường mật. Đường mật là tuyến đường quan trọng dẫn dịch mật từ gan xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, khi ống mật chủ bị tắc sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như gây tắc mật, gây viêm, chảy máu đường mật, viêm tụy cấp… Vậy bệnh sỏi ống mật chủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu vài viết dưới đây.

1. Triệu chứng sỏi ống mật chủ

3 triệu chứng điển hình của sỏi ống mật chủ là đau mạn sườn phải, sốt, vàng da. Do tắc tại ống mật chủ nên các triệu chứng này sẽ tái phát đi phát lại nhiều lần, gây đau đớn mệt mỏi cho người bệnh.

Đau mạn sườn phải
Cơn đau đột ngột bên mạn sườn phải, đau lan lên ngực hoặc lưng. Các cơn dữ dội và kéo dài, có thể sau ăn 1 – 2h do sỏi di chuyển hay do tăng co bóp ống mật, tăng nhu động túi mật và tăng áp lực đường mật.
Sốt
Dịch mật ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gây sốt cao 39 – 40°C, run lạnh, vã mồ hôi. Triệu chứng sốt thường xuất hiện sau 2 – 3h xảy ra các cơn đau quặn.
Vàng da
Là triệu chứng xảy ra muộn nhất, sau 24 – 48h xuất hiện triệu chứng đau, sốt. Dịch mật bị tắc nghẽn và ứ đọng ở gan, bilirubin trong dịch mật vào máu gây vàng da, vàng niêm mạc mắt.

Tổng quan chung về bệnh sỏi ống mật

Tổng quan chung về bệnh sỏi ống mật

2. Nguyên nhân hình thành sỏi ống mật chủ

Khác với sỏi ống mật chủ ở các nước Âu, Mỹ, chủ yếu do sỏi Cholessterol di chuyển từ túi mật xuống. Đa phần sỏi ống mật chủ ở Việt Nam rất phức tạp

– Do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Xác hay trứng giun đũa hết hợp cùng các nhân tố vi khuẩn bên ngoài làm cho các sắc tố mật lắng đọng, phát triển dần thành sỏi ống mật chủ

– Do vi khuẩn gây tổn thương thành đường mật khiến các tế bào viêm loét bong vào dịch mật, đồng thời làm kết tủa một số thành phần của dịch mật (sắc tố mật, muối mật) và tạo thành các viên sỏi.

– Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc thời kì tiền mãn kinh, người bệnh đái tháo đường, béo phì… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi mật do có sự thay đổi chuyển hóa, nội tiết trong cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và đặc biệt ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật sau 3 năm thì nguy cơ hình thành sỏi ống mật chủ rất cao.

Những ngyên nhân chính gây bệnh sỏi ống mật

Những ngyên nhân chính gây bệnh sỏi ống mật

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi trong ống mật chủ

Sỏi ống mật chủ gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề cho mật và gan, bộ phận quan trọng thanh lọc chất độc cho cơ thể, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ bộ phận chức năng khác:

– Viêm đường mật, viêm túi mật: Sỏi trong ống mật chủ quá lớn sẽ làm tắc nghẽn, chặn đường đi của dịch mật, làm ứ đọng cục bô tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển manh mẽ gây viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật.

– Rối loạn đông máu và chảy máu đường mật: Tắc nghẽn đường mật do sỏi sẽ gây ứ mật trong gan và suy giảm chức năng gan. Các tế bào gan sẽ giảm tổng hợp Prothrombin và các yếu tố đông máu khác. Đồng thời dịch mật bị thiếu hụt sẽ giảm hấp thu các chất béo, đặc biệt là vitamin K – vitamin cần thiết trong quá trình tổng hợp Prothrombin. Mặt khác, nhiễm trùng đường mật gây tổn thương thành ống dẫn mật, do đó cũng gây tổn thương các mạch máu, dễ dẫn đến chảy máu đường mật. Vì vậy, chảy máu đường mật là biến chứng rất dễ xảy ra trong nhiễm trùng đường mật.

– Viêm mủ đường mật: Tắc mật gây nhiễm khuẩn đường mật và ngược lại, do đó nếu bệnh không được phát hiện sớm thì tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nặng hơn và tạo thành các ổ mủ, viêm nặng.

– Áp xe đường mật, áp xe gan: Nhiễm trùng đường mật ngoài gan tiến triển nặng sẽ gây áp xe đường mật và ổ mủ sẽ đi ngược lên đường mật trong gan, tạo thành áp xe gan.

– Viêm phúc mạc mật: Tắc nghẽn dịch mật gây tăng áp lực trong đường mật và nhiễm trùng gây giãn túi mật, phù nề thành đường mật sẽ làm dịch mật thấm dần vào phúc mạc. Dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng, khu trú ở hạ sườn phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời.

– Viêm tụy cấp: Là biến chứng ít gặp, do sỏi bị mắc kẹt ở ngã ba tụy mật, đoạn gần cuối ống mật và gây trào ngược dịch mật vào tụy.

– Hội chứng gan thận: Đây là biến chứng nhiễm trùng nặng nhất do sỏi ống mật chủ gây ra. Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt với các biện pháp hỗ trợ chức năng gan, thận, kết hợp với điều trị nhiễm trùng.

Hình ảnh của bệnh sỏi ống mật

Hình ảnh của bệnh sỏi ống mật

4. Các phương pháp chẩn đoán sỏi ống mật chủ

Do sỏi thường không gây ra các dấu hiệu điển hình, nên ngoài thăm khám và hỏi bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều hơn các xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác bệnh, gồm có:

5. Điều trị sỏi ống mật chủ như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ khác nhau tùy thuộc kích thước sỏi

Dùng thuốc tán soi: Thuốc này làm tan sỏi chứa nhiều cholesterol, tuy nhiên sỏi này không phổ biến ở Việt Nam nên không có nhiều tác dụng

Tán sỏi qua: Điều trị này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua ống mật mà không gây tắc nghẽn. Tuy nhiên phương pháp này thường không đạt hiệu quả cao, phân nửa tái phát hoặc còn sót sỏi.

Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở
Hiện tại, phương pháp phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi được xem là phương pháp điều trị ngoại khoa hiệu quả và an toàn nhất.

CÁC TIN LIÊN QUAN
ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí