Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Thụ tinh ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian để thực hiện?

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp đã giúp rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con thành công, sau khi các giải pháp hỗ trợ sinh sản khác đều không có hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết một ca thụ tinh ống nghiệm sẽ mất bao nhiêu thời gian và hiệu quả của phương pháp này mang lại là như nào.

1.Tại sao lại gọi là thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Phương pháp này được tiến hành thành công vào năm 1978 trong các loại ống nghiệm thông thường bởi một người bác sĩ tài ba có tên là  Robert G. Edwards. Ông được cho là người cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Các bác sĩ sẽ giúp cho trứng và tinh trùng được thụ tinh với nhau bên ngoài cơ thể người. Sau đó được nuôi cấy ở trong môi trường phòng thí nghiệm với những điều đặc biệt. Sau khi thụ tinh trứng sẽ trở thành một hợp tử, và được đưa trở lại cơ thể của người phụ nữ để làm tổ, quá trình mang thai bình thường sẽ diễn ra.

Phương pháp này có tên khoa học là : In Vitro Fertilisation (IVF). Phương pháp này đặc biệt dành cho các trường hợp : Người vợ bị tắc 2 ống dẫn trứng; lạc nội mạc tử cung; đa nang buồng trứng… Người chồng bị tinh trùng yếu; tinh trùng dị dạng, không có tinh trùng. Hoặc các trường hợp đã áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản khác mà không thành công như thụ tinh nhân tạo IUI; Vô sinh thứ phát không rõ nguyên nhân; hoặc trường hợp xin trứng và tinh trùng…

2.Tìm hiểu về thời gian thụ tinh ống nghiệm

Thời gian diễn ra một ca thụ tinh trong ống nghiệm là câu hỏi rất nhiều các cặp vợ chồng hiếm muộn đang bận tâm để có thể sắp xếp được thời gian thăm khám, điều trị một cách thuận tiện nhất.

Theo các chuyên gia cho biết, một ca thụ tinh trong ống nghiệm thường sẽ bắt đầu từ tiêm thuốc, chuẩn bị điều kiện tốt nhất của buồng trứng cho đến lúc tiến hành siêu âm, làm các xét nghiệm  thử thai. Thời gian sẽ diễn ra từ 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên thời gian này có thể giao động sớm hơn hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như : chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, cơ thể có đáp ứng được với thuốc,  cơ thể người phụ nữ có đáp ứng được chất lượng trứng…

Trong thời gian thực hiện, người vợ cần phải đi tái khám nhiều lần trong 2 tuần đầu để tiến hành tiêm và siêu âm. Người chồng không cần mất nhiều thời gian, tuy nhiên người chồng cần phải có mặt trong ngày người vợ chọc hút noãn để tiến hành lấy tinh trùng và lọc rửa dưới kính hiển vi để chọn lựa tinh trùng chất lượng tốt.

3.Quy trình thực hiện

Bước 1 : Thăm khám và tư vấn sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng. Bác sĩ sẽ làm hồ sơ, và thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho cả vợ chồng. Thông thường quá trình thăm khám và xét nghiệm sẽ diễn ra vào ngày thứ 2 chu kỳ kinh nguyệt của người vợ

Bước 2 : Tiêm thuốc chuẩn bị buồng tử cung và trứng

Bước 3 :  2 tuần sau tiêm thuốc, người vợ sẽ đến thử máu và siêu âm, mục đích để kiểm tra cơ thể đáp ứng thuốc như nào. Sau đó người vợ sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng. Thời gian diễn ra thường từ 8 – 11 ngày liên tục. Tùy vào cơ địa của mỗi người.

Bước 4 : Siêu âm sự phát triển của nang noãn, từ đó điều chỉnh liều lượng thuốc kích trứng phù hợp.

Bước 5: Sau khi các nang noãn đã đạt yêu cầu và đủ điều kiện để chọc hút. Lúc này bác sĩ sẽ tiêm mũi cuối cùng đó là mũi tiêm kích rụng trứng.

Bước 6 : Sau 36 đến 48 giờ tiêm thuốc kích rụng trứng sẽ tiến hành chọc hút noãn. Trong khoảng thời gian người vợ thực hiện chọc hút trứng. Người chồng sẽ được thông báo tiến hành lấy mẫu tinh trùng để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Bước 7: Tiến hành thụ tinh trứng và tinh trùng. Sau 2 đến 3 ngày các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sự phát triển của phôi và đưa ra các nhận đính đánh giá phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày 2,3 hay ngày 5.

Bước 8: Sau khi chọn lựa được phôi tốt và khỏe mạnh, lúc này bác sĩ sẽ thông báo với gia đình và thống nhất sẽ chuyển bao nhiêu phôi. Phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người vợ để làm tổ và phát triển thành thai nhi. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống và tiêm cho người vợ để hỗ trợ quá trình phôi làm tổ được diễn ra có hiệu quả hơn.

Bước 9 : Sau 2 tuần chuyển phôi người vợ có thể quay lại bệnh viện để làm xét nghiệm máu xem đã có thai hay chưa.

Bước 10 : 7-10 ngày tiếp theo người vợ quay lại siêu âm nếu kết quả thử thai của người vợ dương tính.

Nhờ vào việc nắm rõ các bước thực hiện, các cặp vợ chồng cũng có thể hình dung và tính toán được thực hiện của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mất bao nhiêu thời gian.

Quy trình thực hiện 

Quy trình thực hiện

4.Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay là bao nhiêu

Tỷ lệ thành công của phương pháp này trên thế giới hiện nay là từ 40 – 50 %. Tỷ lệ này sẽ càng giảm nếu độ tuổi của người phụ nữ càng cao. Độ tuổi của người phụ nữ quyết định rất nhiều đến tỷ lệ thành công. Đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 30 tỷ lệ thành công sẽ là 40 – 50%. Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 35 tỷ lệ thành công là 20 – 30 %. Đặc biệt đối với những phụ nữ tuổi 40 tỷ lệ này chỉ còn 12 – 15 % .

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng các phôi đã đông lạnh để chuyển phôi thì khả năng thành công và an toàn hơn rất nhiều so với việc sử dụng phôi tươi trực tiếp từ cơ thể người phụ nữ.

Tỷ lệ có thai của người phụ nữ sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố về trang thiết bị máy móc hiện đại và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng địa chỉ thăm khám và điều trị. Bạn hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín, chất lượng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm đạt được kết quả tốt nhất nhé.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí