Khám hiếm muộn gồm những gì? quy trình khám hiếm muộn
Khám hiếm muộn là bước quan trọng không thể thiếu nếu bạn muốn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thăm khám bạn cần tìm hiểu rõ về cơ sở y tế cũng như quy trình để việc khám hiếm muộn thuận lợi và dễ dàng nhất nhé.
1. Vì sao phải đi khám hiếm muộn càng sớm càng tốt ?
Khám hiếm muộn trước khi thực hiện hỗ trợ sinh sản hoặc khám tầm soát vô sinh trước khi lập gia đình là những bước vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Nếu vợ chồng bạn đã kết hôn và đời sống tình dục diễn ra bình thường nhưng đã hơn một năm vẫn chưa hề có dấu hiệu đậu thai thì đó chính là biểu hiện rõ nhất của việc vợ chồng bạn đang gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn.
Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra việc hiếm muộn hoàn toàn có thể xuất phát từ cả vợ và chồng, chính vì vậy cần thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn để có thể phát hiện một cách chính xác nguyên nhân từ đâu mới chỉ định được phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Bên cạnh đó, hiếm muộn có thể có dấu hiệu nhận biết, nhưng cũng có những trường hợp sức khỏe nhận thấy hoàn toàn bình thường nhưng lại vô sinh và khó có thể làm cha mẹ. Với những cặp vợ chồng tình trạng đặc thù như thế, việc khám hiếm muộn là điều bắt buộc cần phải làm và nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới hiếm muộn ở các cặp vợ chồng hiện nay
Khi nhận thấy bản thân hoặc sức khỏe của vợ/chồng có triệu chứng bất thường thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo để bạn cần đi khám hiếm muộn và điều trị kịp thời. Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn hiếm muộn trong đó không thể không kể đến:
– Các bệnh lý gây vô sinh như tắc vòi trứng, đa nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung,…
– Phụ nữ bị tắc kinh, không xuất hiện dấu hiệu rụng trứng.
– Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản.
– Tinh trùng của người chồng không đảm bảo chất lượng, quá yếu hoặc di động kém, tinh dịch loãng.
– Sảy hoặc nạo phá thai nhiều lần khiến tử cung bị tổn thương nghiêm trọng.
– Hai vợ chồng tuổi cao nên tỷ lệ thành công khi thụ thai không cao.
– Lối sống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn.
3. Khi nào vợ chồng bạn cần đi khám hiếm muộn?
Nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây thì nên đi khám hiếm muộn càng sớm càng tốt:
– Cặp vợ chồng dưới 35 tuổi, đang trong độ tuổi sinh sản nhưng chưa hề mang thai trong vòng 1 năm dù quan hệ tình dục tuần 2-3 lần và không sử dụng biện pháp tránh thai
– Cặp vợ chồng trên 35 tuổi đã cố gắng nhưng không mang thai trong thời gian 6 tháng.
-Từng có tiền sử sảy thai hoặc nạo phá thai từ hai lần trở lên
– Mắc các bệnh phụ khoa ở tử cung như viêm nhiễm, lạc nội mạc,…
– Người chồng làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc sóng điện từ có thể gây vô sinh.
4. Quy trình khám vô sinh hiếm muộn có bao nhiêu bước?
Tùy vào từng cơ sở y tế mà các bước khám hiếm muộn sẽ có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, hầu hết sẽ đều đảm bảo có 4 bước cơ bản sau đây:
– Thăm khám: Đây là giai đoạn đầu tiên hai vợ chồng sẽ được gặp và trò chuyện riêng với bác sĩ chuyên môn trong một phòng kín để đảm bảo riêng tư và bảo mật cho khách hàng. Với bước thăm khám này, khách hàng sẽ được bác sĩ hỏi những câu cơ bản như thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, tần suất quan hệ cũng như các bệnh lý nền về sinh sản nếu từng mắc phải. Sau đó tiến hành khám nam khoa/phụ khoa về các vấn đề như lông, tóc, tuyến vú, dương vật,.. để bước đầu xác định những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn.
– Xét nghiệm cận lâm sàng: Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định số lượng xét nghiệm mà vợ chồng bạn cần thực hiện như: xét nghiệm máu, tinh dịch đồ, siêu âm tử cung, vòi trứng, FSH, LH, các xét nghiệm hormon và bệnh truyền nhiễm nếu có
– Tư vấn: Dựa trên kết quả chính xác từ các xét nghiệm cận lâm sàng, hai vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn trực tiếp hướng điều trị cũng như phân tích các vấn đề liên quan có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Tùy vào mức độ đáp ứng của cơ thể mà bạn có thể được chỉ định thụ tinh nhân tạo IUI hoặc thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
– Đưa phác đồ điều trị và hẹn tái khám: Sau khi tư vấn và chốt phác đồ điều trị, các cặp vợ chồng sẽ được hẹn lịch tái khám hoặc thực hiện các bước tiếp theo của phương pháp hỗ trợ sinh sản.
5. Thời gian khám vô hiếm muộn hết khoảng bao lâu?
Thời gian khám hiếm muộn hết khoảng bao lâu cũng là yếu tố được rất nhiều người quan tâm để có thể sắp xếp công việc cũng như những kế hoạch riêng mà hạn chế bị ảnh hưởng nhất có thể. Cụ thể thời gian khám đối với vợ và chồng sẽ có sự khác biệt:
– Đối với vợ: Thời gian khám hiếm muộn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt nên thường sẽ tốn nhiều thời gian đi lại hơn.
– Đối với chồng: Để thực hiện các xét nghiệm một cách nhanh gọn nhất, người chồng cần kiêng quan hệ tình dục và xuất tinh từ 2-7 ngày để làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
Nhìn chung, nếu chỉ đơn giản là khám hiếm muộn thì vợ chồng bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian hay bị ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Tuy nhiên, khi thực hiện các phương pháp như IUI hoặc IVF thì chúng ta cần chuẩn bị một tinh thần tốt để kiên trì, bền bỉ cho tới khi đạt kết quả và có con như mong muốn.
6. Chi phí để khám vô sinh hiếm muộn là bao nhiêu
Bên cạnh quy trình và thời gian thì chi phí cho việc khám hiếm muộn cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Chi phí cụ thể cần bỏ ra để khám hiếm muộn sẽ không có một con số cố định nào cả bởi tùy vào từng cơ sở sẽ có quy định và mức giá giá hơn.
Hơn nữa, nếu vợ chồng bạn có những tình trạng bệnh lý phức tạp, cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm cũng như điều trị hoặc làm thủ thuật trước thì chi phí cũng sẽ tăng lên. Vợ chồng bạn cần sắp xếp thời gian và chuẩn bị một khoản tiền cố định để có thể chi trả và khám hiếm muộn càng sớm càng tốt nhé.