Hiện tượng ra máu sau khi bơm IUI: Có đáng lo ngại không?
Bơm tinh trùng iui hiện nay đang là phương pháp được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn bởi không chỉ có giá thành phải chăng mà còn mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp phụ nữ xuất hiện hiện tượng ra máu âm đạo sau khi thực hiện quá trình thụ tinh nhân tạo. Vậy bơm iui xong bị ra máu có sao không, và các bác sĩ chuyên khoa nói gì về vấn đề này?
1. Lý giải hiện tượng bơm iui xong bị ra máu
Xuất huyết âm đạo sau khi bơm iui là hiện tượng thường thấy ở các chị em. Theo số liệu thống kê từ những cuộc điều tra có quy mô vừa và nhỏ, có đến 80% phụ nữ gặp tình trạng ra máu (xuất huyết âm đạo) sau khi bơm iui.
Hiện tượng xuất huyết này diễn ra tại những thời điểm khác nhau với lưu lượng khác nhau ở mỗi người và xuất phát bởi những nguyên nhân không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, theo các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chữa vô sinh hiếm muộn, ra máu sau khi bơm iui thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính sau:
1.1. Do mang thai
Mang thai là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất để lý giải cho hiện tượng chảy máu vùng kín sau khi bơm iui. Máu xuất huyết từ âm đạo có thể là máu báo thai.
Nếu như bạn thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo xuất hiện vào ngày thứ 7 đến thứ 9 sau khi hoàn tất toàn bộ quy trình thụ tinh nhân tạo iui. Máu ra ít và không kèm theo nhiều triệu chứng đau tức ngực hay vùng bụng, đau lưng và vai,…Đây có thể là máu do trứng và tinh trùng đã được thụ tinh thành công trong quá trình làm tổ trong tử cung (khiến nội mạc tử cung bị bong ra).
Đây chính là máu báo tin mừng báo hiệu bạn đã có thai và có một sinh linh bé bỏng đang lớn lên trong cơ thể bạn. Để chắc chắn về khả năng này, bạn có thể chờ thêm 2 – 3 ngày hoặc thử thai bằng những phương pháp xét nghiệm đơn giản tại nhà như thử thai bằng que thử thai.
1.2. Xuất hiện chu kỳ kinh mới
Máu báo kinh và sự xuất hiện của chu kì kinh nguyệt mới cũng là cách lý giải hợp lý cho hiện tượng bơm iui xong bị ra máu của các chị em. Do tác động của các hormone kích trứng và phương pháp iui nên chu kì mới này, máu kinh chưa ra nhiều ngay lập tức. Vì vậy, âm đạo có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết những vệt màu hồng nhạt xuất hiện ngay trước kì kinh nguyệt.
Như vậy, sau ra máu sau khi bơm iui không phải là một bệnh lý quan trọng hay là dấu hiệu tổn thương buồng trứng hay tử cung. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về kết quả, ngoài phương pháp thử thai tại nhà, bạn cũng có thể đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng bụng sớm.
2. Điều cần làm khi thấy ra máu sau khi thụ tinh nhân tạo IUI
Nên làm gì khi thấy hiện tượng ra máu sau khi thụ tinh nhân tạo iui?
– Sử dụng que thử thai: Que thử thai là phương pháp an toàn, nhanh gọn, dễ thực hiện và tiết kiệm nhất, có thể tự làm ở nhà và cho kết quả tương đối chính xác. Bạn có thể dùng que thử thai để chắc chắn về nguyên nhân ra máu âm đạo của mình. Tuy nhiên, nên chờ thêm từ 1 hoặc 2 ngày. Theo các bác sỹ chuyên khoa, bạn không nên thử thai quá sớm do dự lượng của hormone vẫn còn trong cơ thể có thể làm nhiễu kết quả của các bút thử thai hay các que thử thai trên thị trường. Do đó để có kết quả chính xác nhất, que thử thai chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
– Thực hiện siêu âm tử cung: Nếu như bạn không đủ kiên nhẫn, quá nóng lòng để biết kết quả ngay hoặc que thử thai hiện vạch quá mờ khiến bạn không rõ về kết quả của mình thì hãy đến ngay các phòng khám y khoa gần nhất để được siêu âm tử cung. Với sự trợ giúp của máy móc, công nghệ hiện đại cùng trình độ chuyên môn của các bác sỹ, chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho tình trạng bơm iui xong bị ra máu của mình.
– Giữ tinh thần tích cực, thoải mái: Bạn không cần phải quá lo lắng về việc bơm iui xong bị ra máu, vì đó là điều thường gặp sau khi thụ tinh nhân tạo. Hiện tượng này không báo hiệu về bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào. Hãy giữ tinh thần tích cực và thoải mái, và chờ đợi kết quả một cách lạc quan.
– Liên lạc với bác sĩ thực hiện IUI: Liên hệ với các bác sĩ đã thực hiện IUI cho mình nếu cảm thấy những dấu hiệu bất thường. Tiếp nhận các chỉ định y khoa chính là một trong những quyết định sáng suốt. Mọi chẩn đoán và chỉ định đúng của bác sĩ đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chính bạn.
– Có lối sống khoa học, lành mạnh: Duy trì một lối sống khoa học lành mạnh chính là chìa khoá để giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, đồng thời bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Hãy luôn giữ một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và hợp lý để điều tiết sự hoạt động nhịp nhàng từ các cơ quan, giúp điều hoà môi trường trong cơ thể sẽ rất có lợi cho quá trình tiền thai sản và điều trị vô sinh hiếm muộn.
3. Chăm sóc cho mẹ bầu IUI sau khi ra máu
Tin mừng thụ tinh thành công nhờ ca thụ tinh nhân tạo đã báo. Vậy phải chăm sóc mẹ bầu như thế nào trong giai đoạn sớm của thai kì, khi thai chỉ vừa mới làm tổ ở tử cung và dấu hiệu duy nhất là chảy máu âm đạo?
– Ăn đa dạng nguồn dưỡng chất: Việc ăn thức ăn đa dạng từ nhiều nguồn dưỡng chất rất quan trọng, đặc biệt là với những mẹ bầu IUI sau khi ra máu, đang ở trong thời điểm đặc biệt nhạy cảm của thai kì. Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu từ rau xanh, quả tươi sẽ rất có lợi cho quá trình xây dựng và hình thành cơ thể.
Bổ sung sắt, canxi và chất đạm bởi đây là hai yếu tố quan trọng cần thiết trong quá trình mang thai. Ngoài ra, nhóm chất béo và các omega tổng hợp cũng rất quan trọng trong thời gian này bởi đây là nhóm thực phẩm đóng vai trò tổng hợp chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn đa dạng nhóm thức ăn sẽ là tiền đề để đảm bảo cơ thể phát triển khoẻ mạnh, đủ chất và đủ dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn tiền thai kì.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Việc nạp quá nhiều thức ăn cùng một lúc vào cơ thể gây nên gánh nặng cho cơ quan tiêu hoá và bài tiết. Vì vậy, để cơ thể có thể tiêu hoá và hấp thu toàn bộ dinh dưỡng từ thực phẩm một cách dễ dàng, mẹ bầu nên ăn chia làm nhiều bữa trong ngày và phân bố hợp lý thời gian giữa các bữa ăn.
– Không ăn thực phẩm tươi sống, tái: Dù là thức ăn yêu thích của nhiều người nhưng thực phẩm tươi sống tái không được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong giai đoạn sớm của thai kì. Đây là nguồn thực phẩm chưa được chế biến kĩ, có thể chứa nhiều vi rút, vi khuẩn, giun sán kí sinh,… gây hại đến hệ thống cơ quan chức năng của cơ thể.
Ăn chín uống sôi trong giai đoạn này chính là bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi đang hình thành trong bụng.
– Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày: Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày rất có ý nghĩa trong quá trình thúc đẩy và bài tiết cơ thể. Để tránh mất nước và đảm bảo dung môi để hoà tan và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các nguồn trong cơ thể, hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
4. Ra máu sau iui 8 ngày
Chảy máu sau khi thực hiện IUI 8 ngày có thể do bạn đã đậu thai và thai nhi đang trong quá trình làm tổ, hoặc không có thai, ra máu là do kinh nguyệt…
IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo, đặt trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung của phụ nữ để tăng cơ hội mang thai. Việc ra máu sau IUI 8 ngày có thể liên quan đến nhiều lý do. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
5. Ra dịch màu nâu sau khi iui
Tương tự như hiện tượng ra máu, sau IUI xuất hiện dịch màu nâu cũng có thể có 2 tình huống có thai hoặc không có thai. Việc ra dịch màu nâu cần thăm khám để bác sĩ đánh giá lại sau 2 tuần thụ tinh hoặc thực hiện xét nghiệm beta hCG và siêu âm để xác định rõ hơn.
Nếu trường hợp ra dịch màu nâu sau khi IUI nhiều hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
Bơm iui xong bị ra máu là hiện tượng không hiếm gặp và không phải là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy chú ý lắng nghe những tín hiệu đến từ cơ thể và chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn tiếp theo. Chúc bạn và gia đình sẽ sớm đón được tin vui từ những ca thụ tinh nhân tạo.