8 cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm mẹ bầu cần ghi nhớ
Không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn có thai ngay từ lần đầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Cũng vì sự khó khăn khi mang thai mà sau khi thực hiện kỹ thuật này họ rất lo lắng về cách giữ thai. Hãy tham khảo ngay 8 cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm được chia sẻ bởi các chuyên gia hàng đầu thuộc chuyên khoa sản phụ khoa để sớm nhận được tin vui nhé!
1. Cần làm theo chỉ định của bác sĩ trong từng giai đoạn
Trong hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày, bà bầu phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, được phân chia cụ thể là tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa), tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối). Ở mỗi giai đoạn này, bà bầu và thai nhi sẽ phải đối mặt với với rất nhiều nguy cơ khác nhau, đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chính vì thế, mẹ bầu không nên chủ quan, hãy tuân thủ những quy định của bác sĩ về lịch khám thai định kỳ, những điều cần kiêng cữ… và cần làm đúng, làm đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất.
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học hơn
Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công, mẹ bầu vẫn hoàn toàn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường nếu không có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ. Tuy nhiên, đừng tham công tiếc việc, tránh làm việc quá sức.
Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, đặc biệt là những mẹ bầu làm công việc văn phòng, công việc cần giao tiếp nhiều… Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Thay vì ngồi một chỗ quá lâu, mẹ nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để cho máu lưu thông được tốt hơn.
Đặc biệt, trong suốt thai kỳ, mẹ cần ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào thấy mệt. Ngoài ra, có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem các chương trình giải trí phù hợp, mẹ khỏe con vui.
3. Nâng cấp chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn
Một trong những cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm mà bác sĩ khuyến nghị với các mẹ bầu đó là cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày, thay đổi đa dạng khẩu phần ăn theo tuần để kích thích vị giác, giúp mẹ dung nạp được nhiều chất dinh dưỡng nhất cung cấp cho thai nhi, đảm bảo số cân nặng theo tiêu chuẩn.
Theo đó, mẹ cần cân đối các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như: chất đạm, chất bột đường, chất béo, các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ… Cụ thể:
– Protein: Trong 6 tháng đầu, nhu cầu cần cho mẹ bầu là 15g/ngày và 3 tháng cuối là 18g/ngày.
– Chất béo: Mẹ cần bổ sung khoảng 60g chất béo/ngày, chiếm khoảng 20- 25% tổng số năng lượng. Chất béo có tác dụng hòa tan các vitamin tan trong dầu hiệu quả, tăng năng lượng cho mẹ bầu giữ thai IVF tốt nhất.
– Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), vitamin C (80mg/ngày),vitamin D (5mcg/ngày), folic (600mcg/ngày).
– Chất khoáng: Sắt tăng từ 15- 30 mg/ngày so với trước khi mang thai, Canxi (1,000mg/ngày),…
Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất kể trên mà mẹ bầu không nên bỏ qua đó là: hải sản, thịt bò, trứng gà, các loại đậu, mộc nhĩ, quả nho, ngũ cốc, rau xanh, trái cây, bí xanh, bí đỏ, súp lơ, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa…
4. Loại bỏ những thực phẩm dễ gây sảy thai
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung thì bà bầu sau thụ tinh trong ống nghiệm cũng nên tránh một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe thậm chí có thể gây nguy cơ sảy thai sau:
– Tránh xa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng
– Tuyệt đối không uống những đồ có chất kích thích, có gas…
– Loại bỏ ngay những thực phẩm dễ gây sảy thai trong thực đơn hàng ngày, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ như: mướp đắng, dứa, rau ngót,…
– Không ăn thực phẩm chưa qua chế biến làm tăng khả năng bị ngộ độc, nhiễm khuẩn
5. Tập luyện Yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng
Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm dành cho mẹ bầu tốt nhất là nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng, tránh đi cầu thang. Ngoại trừ một số trường hợp cần nằm nghỉ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ thì những mẹ bầu bình thường nên duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cảm giác hưng phấn, giúp tâm trạng thỏa mái, vui vẻ hơn.
Luyện tập thể dục thể thao cũng giảm tối đa các triệu chứng ốm nghén, trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ, giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, để an toàn cho mẹ và thai nhi, trước khi luyện tập bất kì môn thể thao nào nên tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Một số môn thể thao phù hợp với mẹ bầu như: bơi lội, tập yoga, đi bộ… Theo đó, mỗi ngày mẹ chỉ cần dành khoảng 30 phút tập luyện nhẹ nhàng, mọi mệt mỏi, căng thẳng sẽ tan biến hết, nhường chỗ cho sự lạc quan, vui vẻ.
6. Tránh những khu vực có khói thuốc, môi trường độc hại
Khói thuốc lá, những môi trường độc hại như các khu công nghiệp, quán cắt tóc… tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ. Đó là lý do vì sao, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa những khu vực này.
7. Kiêng, hạn chế quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu
Khi quan hệ tình dục, khó có thể tránh khỏi những tác động mạnh làm động thai, đặc biệt là thai nhi trong 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm chưa thực sự ổn định, rất dễ sảy thai. Mẹ bầu cần kiêng hoặc hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
8. Thực hiện khám và siêu âm theo các mốc quan trọng của thai kỳ
Có những mốc khám và siêu âm quan trọng trong quá trình mang thai mà mẹ bầu cần ghi nhớ để thực hiện đúng ngày, đúng tháng như: siêu âm để nghe nhịp đập của tim từ tuần thứ 6-8; kiểm tra dị tật thai nhi tuần thứ 12- 13; tuần 15-18 chọc ối phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh….
Nếu trường hợp mẹ bầu để quá thời gian và bỏ lỡ các mốc khám thai quan trọng này thì có thể thai nhi sẽ phải đối mặt với các nguy cơ đe dọa sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, nguy hiểm hơn có thể sảy thai hoặc sinh non…
Trên đây là những cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm mà các mẹ bầu cần ghi nhớ. Chúc mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh, thực hiện đủ hành trình 9 tháng 10 ngày và chào đời trong niềm vui trọn vẹn.