Biến chứng sau chọc hút trứng như thế nào? Cùng chuyên gia giải đáp
[sapo]Biến chứng sau khi chọc hút trứng của phương pháp thụ tinh ống nghiệm là một vấn đề khá được quan tâm hiện nay. Trường hợp biến chứng nào có thể xảy ra? biện pháp phòng ngừa biến chứng như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin sau đây.[/sapo]
1. Chọc hút trứng thực hiện như thế nào?
Trong các giai đoạn của quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF, chọc hút trứng là bước rất đóng vai trò thiết yếu.
Công đoạn này giúp lấy noãn đã chín ra khỏi cơ thể nữ giới, sau đó đem gặp tinh trùng trong ống nghiệm để hình thành phôi. Thủ thuật chọc hút trứng gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1:
- Tiêm HCG trước khi tiến hành chọc trứng khoảng 35 đến 36 giờ. HCG sẽ kích thích hình thành nhiều hơn một nang noãn chín, làm tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
Giai đoạn 2:
- Sau khi tiêm chất kích thích trứng HCG, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng bằng dụng cụ siêu âm đầu dò chuyên dụng có gắn kim.
- Kim sẽ được đưa vào buồng trứng, chọc thủng nang trứng và hút toàn bộ dịch nang.
- Dịch nang chứa tế bào trứng/noãn sẽ được cho vào ống nghiệm chuyên dụng tiến hành các bước tiếp theo của quy trình IVF.
Thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ có 15 phút, tuy nhiên người bệnh vẫn phải tiến hành gây mê. Trong suốt quá trình chọc hút trứng, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải rất chuyên nghiệp hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra.
Vì thế, thủ thuật này vẫn có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm, tuy rằng tỷ lệ khá thấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới.
2. Sau chọc hút trứng bị ra máu có nguy hiểm không?
Tình trạng chảy máu sau khi thực hiện thủ thuật chọc hút trứng thường tùy từng trường hợp mà có mức độ nguy hiểm khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp 1:
Xuất huyết do tổn thương ở các mạch máu trong quá trình thực hiện thủ thuật tại khu vực buồng trứng.
Tình trạng này được đánh giá ít nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn nên được xử lý kịp thời tránh biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.
- Trường hợp 2:
Xuất huyết do kim chọc vào động mạch lớn trong ổ bụng, tình trạng này rất nguy hiểm do máu tràn vào trong ổ bụng, cần phẫu thuật xử lý ngay.
- Trường hợp 3:
Xuất huyết có nguồn gốc việc xâm lấn khi thực hiện thủ thuật tạo nên các mô sẹo tổn thương. Từ đó có thể hình thành một số bệnh lý như: u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm tử cung,….
Tình trạng này cần được phát hiện và xử lý sớm tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau khi thụ tinh thành công.
Nhìn chung tỷ lệ sau khi chọc hút trứng bị ra máu khá ít, do sự phát triển của y học hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, các chị em cần quan sát kỹ các biểu hiện của cơ thể. Nếu thấy ra máu nên liên lạc sớm với bác sĩ và trở lại cơ sở y tế thăm khám, để tìm ra nguyên nhân chính xác.
??? Bạn nên đọc: Thời gian có kinh sau chọc hút trứng
3. Những biến chứng sau chọc hút trứng thường gặp
Bên cạnh việc ra máu, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể khác nhau của mỗi người. Các chị em vẫn có thể gặp một vài biến chứng khác sau đây:
3.1 Gây bệnh lý
Đa số các biến chứng gây nên bệnh lý của việc chọc hút trứng điều bắt nguồn từ thao tác đưa kim vào buồng trứng.
- Trong quá trình đưa kim vào, các khu vực lân cận đường đi có thể bị tổn thương khi tiếp xúc ví dụ như động mạch chậu, niệu quản, ổ bụng,…
- Việc này có thể gây ra các bệnh lý như áp xe vùng chậu, xuất huyết ổ bụng, viêm đường ruột, niệu quản,…
Bên cạnh đó các mô tổn thương sẽ hình thành sẹo, từ đó dễ tạo nên các u nang xuất hiện trong khu vực buồng trứng, tử cung, hay chứng lạc nội mạc tử cung.
Một trường hợp biến chứng khác sau khi chọc hút trứng đó là xoắn buồng trứng, ngăn cản nguồn cấp máu đến các cơ quan. Dù tỷ lệ này rất thấp, nhưng là loại biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật.
3.2 Biến chứng do gây tê/mê
Bên cạnh các biến chứng bệnh lý có thể xảy ra, thì việc thực hiện gây tê/mê khi thực hiện thủ thuật cũng tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn.
- Trường hợp gây tê: Đây là các loại thuốc gây tê tủy sống, loại này dễ gây ra các biến chứng như đau đầu, đau cơ cột sống,..
- Trường hợp gây mê tĩnh mạch: Nếu người bệnh dị ứng với loại thuốc mê này khá nguy hiểm có thể dẫn đến tụt huyết áp, suy hô hấp, nổi mẩn khắp người,…
Hiện tại đa số các trường hợp chọc hút trứng đều được giảm đau chủ yếu bằng phương pháp gây mê tĩnh mạch (đối với người không dị ứng thuốc). Do tỷ lệ biến chứng xảy ra ở người bình thường rất thấp.
3.3 Biến chứng cơ quan sinh sản
Biến chứng cơ quan sinh sản xảy ra ở thủ thuật chọc hút trứng chủ yếu đến từ các tổn thương xảy ra khi thực hiện, dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết.
Vấn đề này đòi hỏi phải phẫu thuật để giải quyết tổn thương, đôi khi ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, tử cung.
Bên cạnh đó khi các cơ quan sinh sản bị tổn thương cơ thể có thể hình thành các kháng thể mô buồng trứng.
Các kháng thể này được xác định là một trong những nguyên nhân gây nên sự thất bại khi thực hiện IVF. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra, với tỷ lệ rất thấp.
??? Bạn nên đọc: Sau chọc trứng nên ăn gì?
4. Cách phòng ngừa biến chứng sau chọc trứng
Để phòng ngừa biến chứng sau khi chọc hút trứng một cách hiệu quả. Cần có sự chuẩn bị chuyên nghiệp trong tất cả giai đoạn của quá trình này, nhất là bác sĩ thực hiện thủ thuật.
Bởi việc di chuyển kim qua âm đạo vào buồng trứng càng chuẩn xác, ít tổn thương thì tỷ lệ xảy ra biến chứng sẽ rất thấp. Vì thế người bệnh và gia đình cần:
4.1 Lựa chọn địa chỉ an toàn
Đây là quyết định rất mấu chốt, đảm bảo tính an toàn khi thực hiện chọc trứng cũng như đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình thụ tinh nhân tạo IVF.
Bạn cần lựa chọn cơ sở y tế hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh hiếm muộn có chuyên môn cao, đủ uy tín.
4.2 Chuẩn bị tâm lý
Theo các nghiên cứu y học, tác động của tâm lý đến sự thành công của các phương pháp điều trị là rất lớn.
Vì thế thay vì lo lắng, stress bạn nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái. Luôn thư giãn để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng trong quá trình thực hiện thủ thuật.
Việc phòng ngừa biến chứng xảy ra phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau như: tình trạng sức khỏe, tâm lý của người bệnh, sự chuyên nghiệp của người thực hiện thủ thuật.
Trong đó lựa chọn đúng địa chỉ chọc hút trứng an toàn rất quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
5. Địa chỉ chọc hút trứng an toàn
Hiện nay có khá nhiều trung tâm, cơ sở y tế có tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Để quá trình này diễn ra hiệu quả và an toàn bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chuyên môn cao.
Bệnh viện Hồng Hà được đánh giá là một trong những có sở y tế điều trị vô sinh hiếm muộn, cũng như thực hiện thủ thuật chọc hút trứng an toàn. Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến trung ương khu vực phía Bắc.
- Tại bệnh viện Hồng Hà có đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, luôn cẩn trọng trong quá trình thực hiện các thủ thuật , với tỷ lệ thành công cao.
- Bên cạnh đó, với trang thiết bị vật tư y tế đạt chuẩn quốc tế giúp việc chẩn đoán và thực hiện thủ thuật chọc hút trứng chính xác hơn. Hạn chế tổn thương, cũng như biến chứng có thể xảy ra.
Bài viết này cung cấp các thông tin về biến chứng sau khi chọc hút trứng, và cách phòng ngừa tình trạng này nếu xảy ra. Nếu còn có vấn đề thắc mắc liên quan bạn có thể liên hệ Hotline 1900 633 988 để được giải đáp nhanh nhất.