U nang buồng trứng ở trẻ em – Những rủi ro và cách phòng tránh
Các khối u buồng trứng dạng nang khá phổ biến ở trẻ gái và có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ thời kỳ bào thai đến tuổi vị thành niên. Phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc các triệu chứng như đau bụng, sờ thấy u, dậy thì sớm, nam hóa có thể phát hiện tình cờ giúp xác định các khối u này
1. Trẻ em có thể bị u nang buồng trứng không?
Ngay từ trong thai kỳ, trẻ đã chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ. Cơ thể mẹ giúp cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nhưng cũng khiến trẻ có khả năng cao mắc các bệnh di truyền như u nang buồng trứng.
Đa phần u nang buồng trứng ở trẻ em là lành tính. Tỉ lệ u ác tính chỉ chiếm khoảng 15% nhưng lại đặc biệt nguy hiểm.
;
Có 2 loại u nang buồng trứng phổ biến là u nang thanh dịch và u nang bì buồng trứng.
– U nang thanh dịch: Đây là những u nang dạng túi, vỏ ngoài mỏng và chứa chất dịch lỏng bên trong. Mặc dù là u lành tính nhưng dễ xảy ra biến chứng, thậm chí là ung thư.
– U nang bì buồng trứng: Đây là u ác tính, có vỏ ngoài cứng và tốc độ phát triển nhanh nên cần được loại bỏ sớm.
Theo các chuyên gia cho biết, mỗi tháng có hàng trăm ca mắc u nang buồng trứng ở trẻ em trên khắp cả nước. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các bé.
2. Dấu hiệu u nang buồng trứng ở trẻ
Với nhiều phụ huynh, u nang buồng trứng ở trẻ em có thể nhầm lẫn với dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Sau đây, các chuyên gia BVĐK Hồng Hà sẽ chia sẻ cách nhận biết sớm nhất tình trạng u nang buồng trứng ở trẻ em.
2.1. Bụng chướng
Sự phát triển của khối u khiến bụng bé to hơn. Khi sờ tay vào bụng dưới sẽ thấy vùng bụng căng cứng.
Chính vì điều này mà các bé luôn cảm thấy bụng chướng, đầy hơi. Kèm theo đó là triệu chứng chán ăn và mệt mỏi.
2.2. Đau bụng
Nếu ba mẹ thấy bụng bé đau dai dẳng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng.
Những cơn đau co thắt thường diễn ra ở vùng bụng dưới và hai bên hông, sau đó lan ra khắp bụng. Nếu đau quá nhiều, bé có thể rơi vào tình trạng sốt nhẹ, tím tái, toát mồ hôi.
2.3. Nôn và buồn nôn
Hầu hết các bé khi nhập viện đều có triệu chứng buồn nôn. Dấu hiệu này rất giống với bệnh rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên, nguyên nhân là do khối u chèn ép vào trực tràng, khiến bé cảm thấy đau, buồn nôn, thức ăn không thể hấp thụ.
3. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng ở các bé gái
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây u nang buồng trứng ở các bé gái. Theo nghiên cứu, những bé có khả năng mắc u nang buồng trứng cao rơi vào một số trường hợp sau đây:
- Các tế bào mầm u nang buồng trứng đã có sẵn trong cơ thể mẹ truyền sang con trong thời gian mang thai.
- Khi mang thai, nếu mẹ bị rối loạn nội tiết hoặc mắc một số bệnh phụ khoa cũng có thể gây u nang buồng trứng ở trẻ.
– Thai nhi phát triển từ các nang trứng bị dị tật, hấp thu dinh dưỡng kém sẽ có khả năng mắc bệnh cao
– Do chế độ dinh không hợp lý, trẻ ăn nhiều chất dầu mỡ, tăng cân đột ngột, dậy thì sớm.
Ngoài ra, khi phát hiện bệnh chậm trễ cũng sẽ khiến u nang buồng trứng có cơ hội phát triển thành ác tính và trở nên nguy hiểm.
??? PHẢI XEM: Những dạng u nang buồng trứng ác tính thường gặp nhất
4. Biến chứng u nang buồng trứng ở trẻ
U nang buồng trứng ở trẻ em nếu lành tính sẽ không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu xuất hiện một số biến chứng dưới đây thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra.
4.1. Chèn ép các cơ quan bên cạnh
U nang buồng trứng nếu có kích thước >10cm sẽ gây chèn ép lên các cơ quan lân cận.
Các cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khối u có thể kể đến như: bọng đái, trực tràng, niệu đạo,… Các bé có thể bị tiêu chảy, táo bón, tiểu nhiều lần và tiểu buốt.
Nếu khối u quá to chèn lên tĩnh mạch có thể gây tắc tĩnh mạch, sưng phù hai chân.
4.2. Vỡ u nang gây xuất huyết trong
Khi khối u quá lớn, chỉ cần một tác động hoặc kích thích từ bên ngoài cũng khiến khối u vỡ ra. Vỡ nang được xem như biến chứng nguy hiểm nhất của u nang buồng trứng.
Khi u nang buồng trứng bị vỡ ra, tất cả chất dịch kèm theo các chất độc bên trong khối u tràn vào ổ bụng.
Các mao mạch bị tổn thương do vỡ nang gây ra tình trạng xuất huyết trong, nhiễm trùng máu. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
4.3. U nang xoắn gây nguy hiểm cho tính mạng
Khoảng 60% trường hợp u nang buồng trứng là u quái hay còn gọi là u nang bì buồng trứng. Đây là những khối u không lây lan nhưng lại có thể xuất hiện biến chứng xoắn u nang đặc biệt nguy hiểm.
Các u nang này có xu hướng tăng rất nhanh về cả kích thước và trọng lượng. Phần cuống của chúng sẽ bị xoắn vào nhau, gây tắc mạch máu, đồng thời khiến các tế bào mô bị hoại tử và nhiễm trùng.
Các trường hợp bị xoắn u nang thường phải cắt bỏ phần ống dẫn trứng hoặc thậm chí cả buồng trứng.
5. Làm gì khi trẻ bị u nang buồng trứng?
Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên hệ thống miễn dịch tương đối yếu, rất khó chống lại các tác động từ u nang buồng trứng.
Chính vì vậy, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị sớm. Đa phần u nang buồng trứng ở trẻ là u lành tính và sẽ mất đi sau một thời gian mà không cần can thiệp y khoa
Tuy nhiên, nếu khối u có kích thước > 5cm, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ khối u.
Tùy vào tính chất khối u và thể trạng của bé, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng một trong 2 phương pháp: Mổ nội soi và mổ hở.
5.1 Mổ nội soi
Đây là kỹ thuật tiên tiến, áp dụng phổ biến trong điều trị u nang buồng trứng ở trẻ em.
Mổ nội soi u nang buồng trứng được đánh giá là có độ an toàn cao, nhưng phương pháp này chỉ có thể xử lý được các u nang với kích thước nhỏ hơn 10cm và chưa có biến chứng nguy hiểm.
5.2 Mổ hở
Nếu qua xét nghiệm và siêu âm phát hiện ra những khối u kích thước lớn, có dấu hiệu ác tính thì trẻ sẽ được chỉ định mổ hở.
Mổ hở giúp loại bỏ khối u một cách nhanh chóng, nhưng nhược điểm của phương pháp này là có thể để lại sẹo, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và thời gian hồi phục lâu.
Vì vậy, phương pháp này được đặc biệt cân nhắc khi thực hiện ở trẻ em và chỉ thực hiện khi bệnh đến giai đoạn cuối.
6. Phụ huynh phòng ngừa u nang buồng trứng ở trẻ bằng cách nào?
U nang buồng trứng ở trẻ em thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.
Các chuyên gia BV Đa khoa Hồng Hà khuyên phụ huynh nên để trẻ đi khám 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe.
Nếu phụ huynh phát hiện thấy trẻ có các triệu chứng khác lạ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, bụng to bất thường.. thì cần chú ý. Đây có thể là biểu hiện của u nang buồng trứng.
Để đề phòng ngừa u nang buồng trứng ở trẻ, phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
– Giữ cho trẻ có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả để không tăng cân quá nhanh
– Có những bài tập nhẹ cho trẻ hàng ngày, nhằm tăng sức đề kháng và cơ thể dẻo dai
– Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân và giữ vùng kín luôn sạch sẽ
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm thông tin về u nang buồng trứng ở trẻ em và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chuyên môn giỏi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan này cho bạn.