70% phụ nữ mới sinh con gặp rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường gặp và được miêu tả bởi sự xuất hiện của sản dịch, gồm máu và các mô niêm mạc trong buồng tử cung, tương tự kinh nguyệt, trong vòng 2 – 4 tuần sau sinh, với tối đa 45 ngày sau đó. Triệu chứng và nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt sau sinh khác nhau tùy theo từng thể trạng của phụ nữ. Để biết thêm thông tin về tình trạng này và cách điều trị, chị em hãy đọc bài viết dưới đây.
1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là như thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến với chị em sau sinh. Sau quá trình sinh nở, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi so với trước, thời gian diễn ra kinh nguyệt cũng có thể sẽ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
Sinh xong bị rối loạn kinh nguyệt có thể kèm theo hiện tượng kinh nguyệt bất thường, kinh nguyệt ra nhiều, xuất hiện nhiều màu khác lạ, thời gian kinh nguyệt trở lại lâu hơn.
2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh
2.1. Cân nặng thay đổi
Thời gian sau sinh, đa phần cân nặng chị em sẽ bị mất kiểm soát. Tuy nhiên, Một số khác lại thấy cân nặng bị giảm đi rất nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều chị em có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý cũng sẽ khiến cân nặng cũng thay đổi thất thường.
Cân nặng phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể các mẹ sau sinh. Việc cân nặng thay đổi cũng có thể làm kinh nguyệt bị rối loạn.
2.2 Tâm lý thay đổi
Đối với các mẹ có em bé lần đầu chắc chắn không tránh được tình trạng stress và tâm lý thay đổi.
Chăm sóc em bé cần nhiều thời gian và không phải một việc dễ dàng. Chị em sau sinh có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều, ngủ không đủ giấc.
Điều này có thể tác động đến hệ trục nội tiết não bộ, buồng trứng… Hậu quả của những tác động này là rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
2.3. Nguyên nhân do cho con bú
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, sữa mẹ sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một lượng hoóc môn prolactin. Lượng hoóc môn này làm chậm quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng.
Đây chính là nguyên nhân ngăn chặn quá trình rụng trứng. Do đó, trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt sẽ đến muộn hơn so với nuôi con bằng sữa ngoài.
2.4. Mắc bệnh phụ khoa
Ngoài những nguyên nhân trên, có một nguyên nhân đặc biệt cần chú ý. Đó là chị em có thể mắc phải các bệnh phụ khoa.
Sau sinh, cơ thể chị em còn quá yếu, vùng kín có thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Các bệnh có thể kể đến như: nhiễm trùng niêm mạc tử cung, polyp và u xơ dưới niêm mạc,… Đây là các bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chị em. Chính vì vậy, chị em cần phát hiện sớm để điều trị.
3. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường gặp
Sinh xong bị rối loạn kinh nguyệt có thể nhận biết qua nhiều triệu chứng. Có thể kể đến như:
3.1. Chu kỳ kinh bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 26 đến 30 ngày. Nếu gặp phải tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc muộn hơn 28 đến 32 ngày, thời gian kinh < 3 ngày hoặc > 7 ngày thì đây chính là rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
3.2. Mất kinh quá lâu
Tùy cơ thể từng người mà thời gian có kinh sau sinh trở lại sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số thời gian thường thấy có kinh trở lại đối với chị em sau sinh như sau:
- Đối với chị em sinh mổ có thể có kinh bình thường sau 2-3 tháng;
- Đối với chị em đang nuôi con bằng sữa chị em sẽ có kinh sau 3 tháng đến 1 năm;
- Đối với chị em nuôi con bằng sữa ngoài sẽ có kinh sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng;
Nếu thấy quá thời gian trên mà mình vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì chắc chắn bạn đang mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con.
3.3. Máu kinh vón cục có màu lạ
Nếu gặp bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, bạn cũng có thể sẽ thấy máu kinh có màu nâu, đen và vón cục.
3.4. Đau bụng và đau đầu vú
Nếu bạn cảm thấy đau bụng một cách dữ dội, kéo dài và không thể chịu đựng nổi thì đó có thể là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Đau đầu vú cũng là một trong những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt. Hiện tượng này xảy ra là do rối loạn nội tiết.
Ngoài các triệu chứng trên, chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh còn cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, vùng kín ngứa ngáy,…
Những điều này khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ sau sinh.
4. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng gì đến sữa mẹ không?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh trên thực tế, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Trong thời kỳ cho con bú, sữa mẹ sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng hormone prolactin, làm chậm hoạt động của tuyến yên và buồng trứng.
Khi bé có dấu hiệu ngừng bú, lượng hoóc môn sẽ dần ổn định. Mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt trở lại, lượng sữa sẽ giảm đi.
Đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại.
Nếu sau 2 năm sau sinh mà chị em vẫn mắc phải tình trạng này hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi khám ngay để kiểm tra cụ thể.
5. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp dưới đây:
- Sau sinh chị em cần thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục và vận động hằng ngày để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, giúp chị em giữ được vóc dáng thon gọn.
- Bổ sung thực phẩm chứa kẽm, vitamin,… giúp cơ thể nhanh hồi phục và tăng độ miễn dịch cho cơ thể.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai liều cao cũng như các thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt không theo chỉ định của bác sĩ.
- Không thức khuya, duy trì ngủ 8 tiếng 1 ngày để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và giúp cân bằng nội tiết tố nữ.
- Trò chuyện hàng ngày, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress, trầm cảm sau sinh.
Nếu phát hiện bản thân bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh kèm theo những triệu chứng bất thường thì có thể liên hệ 1900.633.988. Đội ngũ bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hồng Hà sẽ tư vấn trực tiếp về tình trạng, cũng như các phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.