Nang cơ năng buồng trứng là gì? Bị nang bên trái hoặc phải xử lý thế nào?
U nang cơ năng buồng trứng là một trình trạng khá phổ biến xảy ra ở độ tuổi sinh sản. Hầu hết các loại u nang chức năng này ít ảnh hưởng đến cuộc sống của các chị em. Tuy nhiên, một số trường hợp biến chứng xảy ra có thể gây nguy hiểm cần được hỗ trợ điều trị kịp thời.
1. U nang cơ năng buồng trứng trái, phải là gì
U nang cơ năng buồng trứng (còn gọi là u nang chức năng), thường xuất hiện trong hoặc sau khi rụng trứng. Loại u này chỉ xuất hiện ở một bên trái hoặc phải của buồng trứng, rất hiếm trường hợp xuất hiện cả hai bên.
Thông thường nang chứa noãn sẽ tự tiêu đi sau khi rụng trứng. Nếu có yếu tố bất thường như trứng không rụng, túi nang noãn không tiêu sau khi rụng trứng sẽ hình thành u nang cơ năng buồng trứng.
Dựa vào trình trạng của túi nang mà bệnh lý này được chia thành 3 loại nhỏ gồm:
– U nang noãn
– U nang hoàng thể
– U nang hoàng tuyến
2. Đối tượng dễ mắc u nang cơ năng buồng trứng
U nang cơ năng buồng trứng còn được gọi là u sinh lý vì thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Nó chỉ đáng sợ khi u nang lớn, ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trong cơ thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Thông qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra những đối tượng dễ mắc trình trạng này đó là:
– Là người thân của người bệnh.
– Có thể tái phát lại vì thế người có tiền sử bệnh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh lý này.
– Những người đã và đang sử dụng thuốc chứa Clomiphene (chất gây ra hiện tượng rối loạn hormone, cản trở việc phóng noãn).
– Biện pháp tránh thai sử dụng có Progestin liều thấp.
3. Nguyên nhân bị nang cơ năng buồng trứng
Bệnh lý này thực chất là một dạng rối loạn chức năng của buồng trứng với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi chức năng buồng trứng bị rối loạn tức là cơ thể bạn không cung cấp đủ dưỡng chất để tiến hành quá trình sinh trưởng và thoái hóa của tế bào.
Theo các nghiên cứu khoa học sức đề kháng kém, sự suy giảm miễn dịch là nguyên nhân trực tiếp.
Đó cũng là kết quả của các yếu tố di truyền, môi trường và cách mà chúng ta chăm sóc cơ thể mình như thế nào.
4. Dấu hiệu u nang buồng trứng cơ năng
Thông thường u nang cơ năng ở buồng trứng lành tính và có thể tự tiêu đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp bất thường cơ thể sẽ thông báo cho bạn qua những dấu hiệu sau đây:
– Rối loạn kinh nguyệt
– Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường (trường hợp này do bàng quang bị ép)
– Huyết trắng xuất hiện nhiều
– Đau bụng, đặc biệt là ở vùng thắt lưng
– Tăng cân do tăng kích thước nang
Một vài dấu hiệu nặng (nang bị xoắn hoặc vỡ) nếu xuất hiện bạn nên lập tức đến khám tại các cơ sở y tế:
– Vùng bụng hoặc vùng chậu đột ngột đau dữ dội
– Buồn nôn và nôn mửa nặng (nguyên nhân do nhiễm trùng)
– Đột ngột chóng mặt, cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt
– Chảy máu âm đạo và các triệu chứng sốc do chảy máu nặng (sốt cao)
5. Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không
Trong trình trạng bình thường u nang có thể tự tiêu đi nên không có gì nguy hiểm. Một số trường hợp xảy ra biến chứng như xoắn, vỡ nang, nang chèn ép các tạng thì khá nguy hiểm và cần can thiệp điều trị sớm.
Cụ thể như:
– Trường hợp nang bị xoắn làm tắc mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho buồng trứng sẽ gây ra đau bụng dữ dội.
– Trường hợp vỡ nang thì khá nguy hiểm bởi nó sẽ khiến xuất huyết nang trường hợp nặng dẫn đến nhiễm trùng, đau bụng dữ dội, khiến cơ thể mất máu, đột ngột chóng mặt, buồn nôn.
– Đối với trường hợp u nang cơ năng chèn ép các tạng các xung quanh như bàng quang, trực tràng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này khiến tiểu nhiều, táo bón.
6. Chẩn đoán nang cơ năng buồng trứng trái, phải khi mang thai
Trong các đối tượng mắc u nang cơ năng, thì phụ nữ mang thai là người cần được quan tâm và có những chỉ định cân nhắc cẩn trọng.
Thông thường loại u nang cơ năng thai phụ dễ gặp phải nhất đó là u nang cơ năng hoàng thể. Loại nang này sinh ra để hỗ trợ bào thai thường tiêu đi sau tam cá nguyệt đầu tiên.
Trường hợp phụ nữ mang thai mắc u nang cơ năng biến chứng khá hiếm. Lúc này dựa vào thể trạng của thai phụ và sức khỏe thai nhi, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.
7. Biện pháp điều trị nang cơ năng buồng trứng
Những trường hợp biến chứng sẽ được điều trị qua 2 phương pháp chính:
– Nội khoa: Một cách dễ hiểu đó là sử dụng các thuốc nội tiết để điều hòa chứng năng nang buồng trứng.
– Ngoại khoa: Đó là sự can thiệp từ bên ngoài cơ thể như phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở.
Mỗi phương pháp điều trị điều dựa vào trình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra phác đồ phù hợp.
8. Biện pháp phòng ngừa u nang cơ năng buồng trứng
Như đã đề cập ở các thông tin trên nguyên nhân chính gây bệnh bắt nguồn từ sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém.
Vì thế biện pháp phòng ngừa chính là cách thức tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch thông qua:
– Lựa chọn và sử dụng thực phẩm một cách khoa học, ưu tiên bổ sung dinh dưỡng tốt thông qua các loại rau củ quả.
– Ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
– Không nên sử dụng thức ăn chứa đường tổng hợp nhân tạo, các đồ uống có chứa chất kích thích.
– Đảm bảo nạp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
– Tập các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể
– Rèn luyện suy nghĩ, tư duy tích cực, giảm stress
– Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tuyệt đối không nên thức khuya, tốt nhất nên ngủ trước 23h và chu kỳ giấc ngủ dài từ 7 đến 9 tiếng.
– Thăm khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) để theo dõi sức khỏe và kịp thời điều trị nếu xảy ra vấn đề khác thường.
Trên đây là những thông tin cần biết về u nang cơ năng buồng trứng, nếu bạn có thắc mắc hoặc có vấn đề gì cần liên hệ xin vui lòng gửi đến thông qua các phương tiện sau đây để nhận được sự hỗ trợ sớm và tốt nhất.