Nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu? Cách chăm sóc giúp mũi mau lành
Câu hỏi: Chào các chuyên gia Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà, mình là Hạnh, 28 tuổi ở Hà Nội. Mình rất tự ti về chiếc mũi thấp, bè và có phần thô của bản thân. Vì vậy, mình muốn nâng mũi S Line từ lâu nhưng chưa sắp xếp được thời gian rảnh. Mình dự định tháng sau sẽ nâng mũi tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà. Bệnh viện cho mình hỏi nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu? Khoảng 1 -2 tuần có hết sưng và trở lại công việc, sinh hoạt bình thường được chưa ạ? Rất mong được các chuyên gia giải đáp.
1. Thẩm mỹ nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu
Cảm ơn bạn Hạnh đã gửi thắc mắc về cho bệnh viện. Bác sĩ Daniel Nguyễn, chuyên gia thẩm mỹ 15 năm kinh nghiệm tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà sẽ hỗ trợ bạn giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Nâng mũi phải nghỉ dưỡng 1-2 ngày mới có thể quay trở về công việc và sinh hoạt như bình thường. Sau nâng mũi, hầu hết khách hàng đều gặp hiện tượng sưng và hơi ê ê trong vòng 2 ngày đầu. Sau 5 – 7 ngày, tình trạng này sẽ giảm dần và hết hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, bạn tuyệt đối không được va chạm mạnh vào mũi. Đồng thời phải tuân thủ chế độ chăm sóc theo chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, thời gian nghỉ dưỡng sau nâng mũi dài hay ngắn còn phụ thuộc vào cơ địa, phương pháp nâng mũi và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Cụ thể:
– Khách hàng có cơ địa tốt, phương pháp nâng mũi đơn giản, kỹ thuật can thiệp không quá phức tạp thì thời gian nghỉ dưỡng tại nhà chỉ cần 1 ngày. Sau đó, bạn có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường.
– Khách hàng có cơ địa dữ, phương pháp nâng mũi phức tại như nâng mũi cấu trúc hoặc sụn sườn tự thân thì thời gian nghỉ dưỡng kéo dài hơn. Bạn cần tối đa 3 ngày để nghỉ ngơi tại nhà là có thể sinh hoạt như trước.
Sau thời gian nghỉ dưỡng, khách hàng vẫn cần chú ý một số vấn đề khác như không nên vận động mạnh, không hoạt động và làm việc quá sức trong vòng 1 tuần đầu tiên. Đồng thời nên có chế độ chăm sóc hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục vết thương.
1.1. Nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu có thể đi làm được
Dựa trên quá trình hồi phục vết thương, các bác sĩ nhận định, khách hàng nâng mũi phải nghỉ dưỡng khoảng 1 tuần là có thể đi làm được. Trên thực tế, chỉ cần khoảng 3 ngày là sức khỏe đã hồi phục lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn người xung quanh chứng kiến tình trạng mặt bầm tím và sưng của mình. Vì vậy, sau khi tháo nẹp (khoảng 7 ngày sau nâng mũi), khách hàng có thể tự tin đi làm lại bình thường,
Theo đó, quá trình hồi phục vết thương diễn ra như sau:
– 7 ngày đầu tiên: Là thời gian để mũi định hình. Khách hàng cần liên tục nẹp mũi để tránh xô lệch khi có tác động mạnh. Khu vực quanh mũi bao gồm quầng dưới mắt, má và trán xuất hiện tình trạng sưng bầm.
– 3 ngày đầu tiên: Mũi có cảm giác ê và sưng. Tình trạng sưng đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3.
– 5 – 7 ngày sau đó: Cảm giác sưng đau ở mũi sau nâng giảm dần và biến mất hoàn toàn.
1.2. Thẩm mỹ nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu có thể ổn định hoàn toàn
Trung bình, nâng mũi cần khoảng 3 tháng để vào dáng và ổn định hoàn toàn. Bên cạnh đó, thời gian mũi ổn định sau nâng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Mức độ phức tạp của phương pháp nâng mũi: Phương pháp nâng mũi càng can thiệp sâu vào cấu trúc mũi thì càng cần nhiều thời gian để mũi hồi phục và ngược lại.
– Vật liệu cấy ghép: Chất liệu nâng mũi càng cao cấp, có tính tương thích sinh học càng cao thì thời gian phục hồi và ổn định hoàn toàn càng nhanh.
– Tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ thẩm mỹ: Bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, mọi thao tác thực hiện bóc tách và chỉnh sửa chính xác giúp thời gian phục hồi nhanh hơn.
– Chế độ chăm sóc hậu phẫu của khách hàng: Khách hàng tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện, vệ sinh vết thương, uống thuốc… đúng thì thời gian lành vết thương càng nhanh, mũi nhanh chóng vào form đẹp tự nhiên.
2. Chăm sóc đúng cách sau nâng mũi giúp mũi nhanh lành, đẹp tự nhiên
Để rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng sau nâng mũi, khách hàng cần tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu theo hướng dẫn từ chuyên gia thẩm mỹ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong thời gian chăm sóc vết thương tại nhà mà khách hàng cần lưu ý:
– Hạn chế tối đa va chạm vào mũi bao gồm gãi, đè lên mũi. Các hành động này có thể gây chảy mái, tụ máu khiến vết thương bầm tím và sưng đau kéo dài.
– Uống thuốc theo đơn bao gồm thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo… đúng loại, đúng liều và đúng giờ.
– Vệ sinh vết thương và thay băng trong vòng 24 giờ sau nâng mũi.
– Trong 1 – 2 ngày đầu nâng mũi cần nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Chườm đá trong vòng 2 ngày đầu giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sưng tấy. Bạn có thể bọc đá vào khăn sạch sau đó chườm xung quanh vùng mũi. Cách làm này vừa giúp tránh bỏng da, lại giữ cho vết thương khuôn khô thoáng.
– Từ ngày thứ 4 chuyển qua chườm ấm để giảm sưng và bầm tím do nâng mũi.
– Súc miệng bằng dung dịch pha sẵn Betadine hoặc Eludril… 2 tiếng/lần để phòng ngừa nhiễm trùng.
– 6 – 7 ngày sau phẫu thuật, khách hàng đến bệnh viện thực hiện cắt chỉ và đánh giá tốc độ hồi phục vết thương.
– Tuyệt đối không tự động tháo nẹp mũi và băng tại vùng phẫu thuật. Việc tháo nẹp và băng được quyết định bởi bác sĩ thẩm mỹ để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
– Vệ sinh vùng mũi bằng nước sạch và bông gạc. Sau đó bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày vào sáng và tối để ngừa nhiễm trùng.
– Trong khoảng 2 tuần, vết bầm tím tại mũi sẽ được cải thiện dần. Khách hàng cần giữ cho vết thương luôn sạch sẽ. Khi đi ra ngoài nhớ đội mũi hoặc bôi kem chống nắng, tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da.
– Sử dụng khăn mềm để rửa mặt cho đến khi cắt chỉ. Sau khi cắt chỉ, bạn có thể trang điểm được bình thường. Tuy nhiên các thao tác trang điểm, đặc biệt tại vùng mũi cần nhẹ nhàng. Tốt nhất, nên tránh trang điểm vùng mũi cho đến khi mũi hoàn toàn ổn định để tránh ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau này.
– Sau phẫu thuật có thể tắm rửa và gội đầu, nhưng tránh để nước tiếp xúc với vùng vừa phẫu thuật.
– Chế độ ăn uống cần kiêng các thực phẩm bao gồm:
+ Thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống
+ Thực phẩm gây ngứa và mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh…
+ Thực phẩm tạo sẹo thâm hoặc loang lổ như: thịt bò, trứng…
+ Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… và các đồ ăn cay nóng ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương.
– 4 tuần sau phẫu thuật không nên xông hơi
– Không đeo kính trong 4 tuần đầu sau nâng mũi. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp thay thế như đeo kính áp tròng hoặc sử dụng các mẹo đeo kính không chạm vào mũi.
Tóm lại, nâng mũi phải nghỉ dưỡng ít nhất từ 1 – 2 tuần. Trong đó, nghỉ ngơi 5 – 7 ngày đầu để mũi hết sưng hoàn toàn và nhanh chóng ổn định. Sau 1 tuần có thể quay trở lại làm việc bình thường. Mong rằng, giải đáp từ bác sĩ Daniel Nguyễn (Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà) trên đây đã giúp bạn có được các thông tin hữu ích và an tâm bước vào phẫu thuật làm đẹp. Chúc bạn sớm sở hữu dáng mũi đẹp như ý tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà.