Vết thương hở có được ăn ngô nếp không
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là những người có vết thương hở. Vì chúng tác động không nhỏ đến thời gian lành thương và hồi phục. Do đó, khi có vết thương hở bạn nên bổ sung đa dạng các thực phẩm có lợi như thịt lợn, hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngô mà không cần lo lắng vết thương hở có được ăn ngô nếp không?
1. Thành phần dinh dưỡng của ngô nếp
Ngô nếp hay còn gọi là bắp nếp, được xếp vào nhóm ngũ cốc giàu dinh dưỡng, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng cụ thể trong 100gr ngô nếp bao gồm:
– Calo: 177
– Nước: 73%
– Protein: 3,4g
– Carbonhydrate: 21g
– Đường: 4,5g
– Chất xơ: 2,4g
– Chất béo: 1,5g
– Omega 3: 0,02g
– Omega 6: 0,59g
Ngoài ra, ngô nếp còn chứa nhiều loại vitamin dinh dưỡng như nhóm vitamin B(B1, B2, B3, B5, B6, B12), vitamin A, C, D, E, K cùng với nguồn khoáng chất như kẽm, natri, đồng, phốt pho, selen, canxi, sắt, kali, natri.
Từ nguồn dinh dưỡng trên cho thấy ngô nếp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thỏa sức ăn ngô nếp với cách chế biến thành những món ăn ngon khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
2. Vết thương hở có được ăn ngô nếp không
Theo các bác sĩ, người có vết thương hở hoàn toàn ăn được ngô nếp. Nhờ thành phần dinh dưỡng có trong bắp, bạn có thể nhanh chóng hồi phục vết thương, thúc đẩy tái tạo ra các tế bào da mới.
Do đó, khi có vết thương hở, bạn hãy yên tâm ăn ngô nếp. Thế nhưng, bạn hãy lưu ý nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng tấy, chảy mủ vàng hoặc xanh… hay những vấn đề đáng lo ngại khác, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để điều trị phù hợp, tránh các tổn thương ngoài ý muốn xảy ra.
3. Ngoài ngô nếp, khi có vết thương hở nên ăn gì
Bên cạnh ngô nếp, những loại thực phẩm dưới đây cũng rất tốt cho người có vết thương hở:
3.1 Các loại rau củ xanh
Các loại rau củ xanh như bắp cải, súp lơ, cà rốt, rau xà lách, cà chua đều chứa hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất đáng kể. Những chất này không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc da, tái tạo các mô mới và các sắc tố melanin trên da, giúp rút ngắn thời gian lành thương và không bị sẹo thâm.
3.2 Thực phẩm giàu đạm
Chất đạm ở trong thực phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định mọi hoạt động sống của tế bào và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Chính vì lẽ đó, việc cung cấp lượng protein từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày như thịt lợn, thịt gà (đối với cơ thể dị ứng nên bỏ da) là rất cần thiết để giúp vết thương chóng lành và không để lại sẹo.
3.3 Hoa quả tươi
Các loại hoa quả tươi như cam, xoài, thanh long, và bưởi không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp một lượng vitamin đáng kể cho cơ thể. Bổ sung trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể cũng như hạn chế các vết thương nhiễm trùng. Đồng thời, ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của các mô sẹo xấu và sẹo lồi sau chấn thương.
3.4 Các loại ngũ cốc
Trong quá trình hồi phục vết thương, những loại ngũ cốc như óc chó, lạc, đậu đen sẽ thúc đẩy quá trình lành thương được diễn ra nhanh chóng. Bởi đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, sắt và giàu vitamin tăng sinh tế bào cũng như có tác dụng hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương.
Ngoài ra, những loại ngũ cốc kể trên còn ngăn ngừa táo bón, bỏ túi ngay bí kíp này để cải thiện tình trạng hiệu quả.
4. Những thực phẩm cần kiêng kỵ khi có vết thương hở
Trong quá trình chăm sóc vết thương hở, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lành thương và tính thẩm mỹ về sau.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người có vết thương hở cần lưu ý hạn chế sử dụng những thực phẩm gây sẹo xấu như thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp.
4.1 Kiêng đồ nếp
Đồ nếp cho tính ấm, trong khi đó người có vết thương thở lại thuộc thể hàn. Khi bạn ăn những thức ăn có tính ấm như đồ nếp, cơ thể sẽ phản kháng lại và gây ra những phản ứng tiêu cực.
Cụ thể, vị trí vết thương hở sẽ sưng phồng và mưng mủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như kéo dài thời gian hồi phục.
Ngoài ra, việc ăn đồ nếp nhiều cũng có thể gây tình trạng khó tiêu, làm người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, nếu như cơ thể đang tồn tại vết thương hở, bạn hãy hạn chế tiêu thụ các loại đồ nếp.
4.2 Rau muống
Rau muống là một loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh lý về gan, điều trị thiếu máu, và bảo vệ tim.
Tuy nhiên, khi có vết thương hở, rau muống có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực và cần lưu ý nhất định.
Khi ăn rau muống sẽ kích thích tăng sinh collagen, hình thành sẹo lồi trên da. Sẹo lồi đánh mất tính thẩm mỹ, tạo ra rào cản khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Chính vì thế trong khoảng 4 – 5 tuần sau khi bị thương, bạn không nên ăn rau muống.
4.3 Thịt bò
Chất dinh dưỡng trong thịt bò rất phong phú, đó là lý do vì sao chúng được “ưu ái” sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng giống với rau muống, thịt bò là thực phẩm khuyến cáo không nên dùng cho những người có vết thương hở.
Nguyên nhân là do thịt bò có thể làm vết thương bị thâm đen và mất thẩm mỹ. Quá trình tiêu hóa protein trong thịt bò tạo ra một chất gọi là melanin, là chất gây ra màu sắc đen. Khi melanin tích tụ quá nhiều trong vùng vết thương, nó có thể làm cho vết thương bị thâm đen và không được lành lại một cách tốt.
Ngoài ra, thịt bò cũng chứa hàm lượng cao vitamin B6 cùng các khoáng chất như sắt, kẽm,… Những chất vừa kể có thể kích thích tăng trưởng tế bào và gây sẹo lồi trên vết thương. Vì vậy, nếu bạn đang có vết thương hở, hạn chế ăn thịt bò trong ít nhất 1 tháng là rất quan trọng.
4.4 Hạn chế hải sản
Hải sản là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, omega3… cho cơ thể. Vậy nhưng khi bạn đang bị vết thương hở thì lại cần hạn chế tiêu thụ hải sản. Khi ăn hải sản, vết thương thường sẽ bị ngứa ngáy, gây khó chịu và tăng khả năng bị tổn thương, đồng thời cũng có thể để lại sẹo cao.
4.5 Kiêng đồ ăn cay, nóng, mặn
Các món ăn chế biến từ các gia vị cay nóng và mặn có tác dụng tăng tính hấp dẫn và kích thích vị giác hơn. Theo chuyên dinh dưỡng, những người có vết thương hở nên tránh xa những món này.
Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt và đồ ăn mặn là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương cho niêm mạc dạ dày, khiến quá trình tái tạo tế bào niêm mạc lành tính bị chậm lại, dẫn đến việc vết thương hở lâu lành hơn.
4.6 Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật thường có hương vị thơm ngon làm cho người ăn caem thấy thích thú hơn. Tuy nhiên đối với những người đang có vết thương hở không nên ăn quá nhiều món ăn chứa dầu mỡ bởi có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục vết thương.
4.7 Đồ sống và bị ôi thiu
Thực phẩm sống và thực phẩm ôi thiu thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi bạn có vết thương hở, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Điều này có thể làm chậm quá trình lành của vết thương và gây biến chứng nghiêm trọng.
4.8 Các chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga và các loại đồ uống khác chứa chất kích thích đặc biệt không tốt cho quá trình hồi phục và lành lại của vết thương.
Bởi chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nội tác còn tác động trực tiếp tối việc hình thành tái tạo sắc tố và tế bào ở trên da. Làm giảm quá trình hồi phục vết thương, ảnh hưởng tới thẩm mỹ gây sẹo thâm, sẹo xấu sau khi vết thương lành.
5. Ăn ngô nếp có bị sẹo lồi không
Ăn ngô nếp không bị sẹo lồi. Bởi trong ngô nếp có chứa hỗn hợp nhóm B (folate) có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo và hình thành tế bào mới. Chính vì thế, khi ăn bắp sẽ giúp vết thương được nhanh chóng hồi phục, lành đẹp mà không để lại vết tích sẹo lồi ở trên da.
Bạn hoàn toàn yên tâm ăn ngô nếp khi đang có vết thương hở mà không cần lo lắng có bị sẹo lồi hay không. Ngoài ra, bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau giúp vết thương nhanh chóng liền lại.
6. Ăn ngô nếp có bị mưng mủ không
Ăn ngô nếp không bị mưng mủ. Bởi ngô nếp không thuộc nhóm đồ nếp cần kiêng cữ đối với những người có vết thương hở. Ngoài Vitamin B, ngô nếp còn chứa nhiều Vitamin B, C, E, protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương.
Đặc biệt vitamin C có trong ngô nếp giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng và thúc đẩy quá trình tái tạo mô.
Trong ngô nếp có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp tăng cường quá trình hồi phục vết thương. Bạn nên sử dụng ngô nếp hợp lý và không nên lạm dụng.
Với những thông tin trên phần nào đã giải đáp rõ thắc mắc vết thương hở được ăn ngô nếp không. Đồng thời gợi ý cho bạn những thực phẩm bổ dưỡng và kiêng kỵ tránh xa khi có vết thương hở, hãy tham khảo cho thực đơn dinh dưỡng của bản thân, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng và giúp vết thương nhanh lành hơn..