Tắc vòi trứng và ảnh hưởng đến kinh nguyệt: Những điều cần biết
Theo các chuyên gia, câu hỏi “Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?” được khẳng định rằng phụ nữ bị tắc vòi trứng vẫn có kinh nguyệt, tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng tùy vào mức độ tắc động. Do đó, phụ nữ cần thận trọng và không nên chủ quan về sức khỏe sinh sản chỉ vì có kinh nguyệt.
1. Tắc vòi trứng vẫn có kinh nguyệt đều
- Nhiều chị em nghĩ rằng, có kinh nguyệt đều thì sẽ không bị tắc vòi trứng. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 40% chị em bị thắt ống dẫn trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt đều.
- Vậy trong trường hợp nào bị viêm vòi trứng nhưng vẫn hành kinh đều đặn? Các chuyên gia chỉ ra rằng, với những chị em bị tắc nghẽn vòi trứng 1 bên và bên còn lại vẫn hoạt động bình thường thì khả năng cao vẫn sẽ hành kinh đều đặn bình thường.
- Tắc vòi trứng 1 bên (trái hoặc phải) ban đầu có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, tuy nhiên, do ít có dấu hiệu, kinh nguyệt vẫn đều nên chị em thường chủ quan dẫn đến việc vi khuẩn lây lan, làm viêm nhiễm và gây tắc vòi trứng còn lại.
- Ở trường hợp này, chị em vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ rất thấp.
Qua đây có thể thấy, mặc dù kinh nguyệt đều nhưng chị em vẫn có nguy cơ bị tắc vòi trứng, do đó, chị em không nên chủ quan.
2. Tắc vòi trứng khiến kinh nguyệt bị rối loạn
- Tắc nghẽn vòi trứng vẫn có kinh nguyệt tuy nhiên chu kỳ không đều, hay bị rối loạn là điều thường xảy ra ở các chị em có vòi trứng bị chít hẹp 1 hoặc 2 bên, vòi trứng không hoàn toàn bị “chặn”, do đó, thỉnh thoảng trứng rụng vẫn có thể đi qua và xảy ra hiện tượng hành kinh. Do đó tắc vòi trứng thì trứng vẫn rụng.
- Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt kéo dài rất dễ dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa khác bởi rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của rối loạn hormone. Khi hormone bị rối loạn, nấm và vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển, gây ra nhiều bệnh phụ khoa.
- Chính vì thế, việc thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm tăng tỷ lệ khỏi hoàn toàn của chị em khi bị viêm tắc vòi trứng đồng thời đảm bảo chức năng sinh sản không bị ảnh hưởng.
3. Tắc vòi trứng không có kinh nguyệt
- Mất kinh hoàn toàn là dấu hiệu cho thấy chị em có nguy cơ bị tắc cả hai bên vòi trứng. Đây là mức độ nặng nhất của bệnh tắc nghẽn ống dẫn trứng. Hiện tượng tắc vòi trứng hai bên không chỉ làm mất kinh hoàn toàn mà nó còn gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đây là điều nhiều cặp đôi lo lắng nhất.
- Do đó, khi bị mất kinh liên tiếp 2 chu kì, chị em nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe. Nhiều chị em do quá chủ quan, cho rằng mất kinh 1, 2 chu kì là điều bình thường, không có gì đáng lo lắng, đến khi tìm đến cơ sở y tế thì bệnh đã quá nặng. Lúc này, việc can thiệp cũng trở nên khó khăn, phương pháp điều trị cũng phức tạp hơn và quan trọng nhất là khả năng sinh sản cũng bị giảm.
4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho chị em bị tắc ống dẫn trứng
Khi chị em bị hiện tượng tắc vòi trứng và không thấy xuất hiện kinh nguyệt, điều đó đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đang ở mức độ khá nặng. Do đó, dưới đây, các bác sĩ của Hồng Hà đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp chị em cải thiện tình hình bệnh, qua đó giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, tránh sử dụng các dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh hoặc dùng thụt rửa bởi chúng có thể làm tổn thương vùng kín, gây viêm nhiễm và khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, dễ dẫn đến việc mất kinh.
- Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, có cồn,… giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, nhờ đó mà chu kỳ kinh nguyệt cũng cải thiện và dần trở nên đều hơn.
- Và quan trọng nhất là chị em cần lựa chọn cho mình một cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh, bởi các cơ sở trôi nổi có thể khiến chị em rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Khi bệnh có cải thiện thì chu kỳ kinh nguyệt chắc chắn cũng dần đều đặn hơn.
- Để điều trị dứt điểm, các chị em nên đến trực tiếp cơ sở y tế, để khám về tình trạng tắc vòi trứng. Từ những kết quả thu được, các bác sĩ chuyên khoa sản phụ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ có thể tiến hành thông tắc vòi trứng, cắt ghép ống dẫn trứng…
Qua đây có thể thấy, dù có kinh nguyệt đều đặn, rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh thì chị em đều có nguy cơ bị tắc vòi trứng, tuy nhiên mức độ sẽ khác nhau. Do đó, việc lắng nghe cơ thể, phát hiện những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp chị em giảm đáng kể rủi ro bị vô sinh hiếm muộn do thắt vòi trứng.
Và lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ phụ sản hàng đầu dành cho chị em đó là “Hãy yêu lấy cơ thể của chính mình”, có thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để luôn đảm bảo rằng cơ thể mình khỏe mạnh. Và việc khám sức khỏe định kỳ này sẽ giúp phát hiện ra bệnh (nếu có) khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu. Thời điểm phát hiện bệnh có ý nghĩa lớn đến quá trình và kết quả điều trị, phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị dứt điểm càng cao, vừa tốn ít chi phí hơn mà kết quả cũng tốt hơn.
Ngoài những thông tin được chia sẻ ở trên, nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe nói chung và bệnh tắc ống dẫn trứng nói riêng, hãy liên hệ số hotline 1900 633 988 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất.
Tham khảo thêm:
- Tắc vòi trứng có chữa được không?
- Tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không?
- Chữa tắc vòi trứng ở đâu, hết bao nhiêu tiền?