U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
U nang buồng trứng là khối chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu, phát triển bất bình thường trên hoặc trong buồng trứng. Chia làm 2 loại chính là u nang cơ năng, u nang thực thể. Nhận biết u nang buồng trứng dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đi tiểu nhiều khó khăn, các cơn đau vùng chậu, đùi, bụng dưới và quan hệ tình dục thấy đau.
Trường hợp u lành tính không gặp nguy hiểm, sẽ biến mất, khối u ác tính biến chứng cao chèn ép lên các cơ quan xung quanh, xoắn u nang buồng trứng, vỡ u nang buồng trứng, dẫn tới ung thư. Căn cứ từng tình trạng cụ thể mà có phương pháp điều trị khác nhau, khối u ác tính sử dụng thuốc điều trị u nang buồng trứng và phẫu thuật để loại bỏ khối u.
1. Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng còn có tên khoa học là Ovarian Cyst. Đây là hiện tượng những khối u tích tụ bên trong buồng trứng. Những khối u này bọc bên trong là chất dịch lỏng. Tùy vào tình trạng bệnh mà kích thước khối u sẽ khác nhau.
1.1 Các dạng u nang buồng trứng thường gặp
U nang buồng trứng thường được chia làm 2 loại chính dưới đây:
– U nang cơ năng:
U nang cơ năng được xem như u lành tính. Những khối u này sinh ra do cơ thể có sự mất cân bằng nội tiết tố. Khi đó, buồng trứng tự sinh ra phản ứng lại những thay đổi. U nang cơ năng sẽ dần biến mất khi cơ thể trở lại trạng thái ổn định. Một số loại u nang cơ năng như: Nang bọc noãn, nang hoàng thể, nang hoàng tuyến,…
– U nang thực thể:
Không giống như u lành tính, u nang thực thể là dạng u ác tính. U nang thực thể xuất hiện do các mô buồng trứng bị viêm nhiễm, tổn thương.
Sau đó, cấu trúc của chúng bị biến đổi, có khả năng trở thành ung thư. Kích thước khối u thường lớn và khó kiểm soát. Ba loại u nang thực thể thường gặp nhất là: U nang nước, u nang nhầy, u nang bì. Tùy theo mức độ phát triển của bệnh có thể khiến chị em cảm thấy đau dữ dội, cơ thể suy nhược, nguy hiểm đến tính mạng.
1.2 Đối tượng thường mắc
Hiện nay, u nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở nhiều chị em. Trong đó, có 10% u nang buồng trứng là u ác tính. U nang cơ năng lành tính thường xuất hiện ở phụ nữ từ 20 đến 35. Đây là nhóm phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh sản.
Ở độ tuổi này, phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà các nang noãn không được giải phóng đã tích tụ tạo thành khối u. Đối với u nang thực thể thì hầu như tất cả các chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải.
2. Dấu nhận biết bệnh u nang buồng trứng
Các chuyên gia sẽ chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng. Hầu hết chúng ta không nhận ra sự phát triển của bệnh cho đến khi nó ở mức độ nghiêm trọng. Các dấu hiệu bao gồm rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, khó khăn khi đi tiểu, cơn đau và cảm giác đau trong quan hệ tình dục.
2.1 Rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt
Khi bị u nang buồng trứng, bạn sẽ nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bị rối loạn và màu sắc kinh nguyệt khác lạ. Nguyên nhân của điều này là do buồng trứng bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng rụng trứng bình thường.
2.2 Đi tiểu nhiều khó khăn
Tiểu khó, tiểu buốt là biểu hiện ban đầu của u nang buồng trứng. Do khối u chèn ép lên bàng quang, khiến người bệnh cảm thấy căng tức. Bạn sẽ muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày và luôn có cảm giác đau buốt.
2.3 Các cơn đau
U nang buồng trứng còn khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau ở vùng chậu, vùng đùi và bụng dưới. Mức độ đau sẽ tăng lên khi vận động mạnh. Vì vậy, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng. Một số trường hợp có thể dùng biện pháp giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
2.4 Quan hệ tình dục thấy đau
Một trong những ảnh hưởng rõ nhất của u nang buồng trứng là đau khi QHTD. Khi QHTD, cổ tử cung bị khối u chèn ép, tác động mạnh sẽ gây ra tổn thương. Đôi khi, bạn còn thấy hiện tượng xuất huyết khi giao hợp.
3. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hãy cùng nghe ý kiến của các chuyên gia về nguyên nhân gây u nang buồng trứng là gì.
3.1 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan đến từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến u nang cơ năng. Trong thời kỳ rụng trứng, nang trứng đi vào ống dẫn trứng nhưng không vỡ ra. Điều này khiến tích tụ thành u nang buồng trứng.
Phụ nữ bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm, kinh nguyệt kéo dài, dẫn đến cơ thể suy nhược và mắc u nang buồng trứng. Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ, thừa cân, tâm lý căng thẳng quá độ cũng khiến chị em mắc phải căn bệnh này.
3.2. Nguyên nhân khách quan
Môi trường sống hiện nay có nhiều yếu tố độc hại, ô nhiễm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe phụ nữ. Tỷ lệ chị em mắc các bệnh phụ khoa tăng lên đáng kể, trong đó có u nang buồng trứng.
Việc sử dụng một số thuốc nội tiết, tránh thai cũng có thể kích thích sự phát triển của khối u. Phụ nữ cũng có khả năng cao mắc u nang buồng trứng do yếu tố gia đình.
4. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Với những trường hợp u lành tính, bạn sẽ không gặp nguy hiểm nhiều và bệnh sẽ sớm biến mất. Tuy nhiên, nếu gặp phải u ác tính thì khối u có khả năng biến chứng cao.
4.1 Chèn ép lên các cơ quan xung quanh
Khối u có thể chèn ép các dây thần kinh, khiến bạn bị chướng bụng, tiểu buốt, đau tức kéo dài. Đồng thời, bạn cũng có nguy cơ cao tắc tĩnh mạch, khiến chi dưới bị phù nề.
4.2 Xoắn u nang buồng trứng
Các khối u cũng có thể phát triển thành u nang buồng trứng xoắn. Nếu như xoắn u nang buồng trứng ở mức độ nặng dẫn đến hoại tử thì máu sẽ không thể lưu thông.
Xoắn u nang xuất hiện nhiều nhất ở những phụ nữ đã từng sử dụng các phương pháp điều trị vô sinh.
4.3 Vỡ u nang buồng trứng
Vỡ nang xảy ra khi khối u lớn và vỡ ra. Khi đó, máu và các chất dịch tràn ra ngoài. Vỡ nang khiến chị em cảm thấy đau đớn vô cùng. Nhiều người có thể bị choáng, ngất vì mất quá nhiều máu.
Vỡ nang kèm nôn ói dễ khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu không kiểm tra kịp thời bạn có thể bị nhiễm khuẩn, nguy cơ đe dọa tính mạng cao.
4.4 Biến chứng nguy hiểm dẫn đến ung thư
U nang buồng trứng ác tính có nhiều khả năng dẫn đến ung thư. Thường thì khi người bệnh phát hiện ung thư thì kích thước khối u đã trở nên lớn và khó xử lý.
Đồng thời, tác động của khối u lên cơ thể quá nhiều thì cơ thể sẽ không có khả năng chống lại biến chứng của bệnh.
Điều trị u nang buồng trứng không còn là nỗi lo
Nhanh tay đăng ký!!!
5. Phương pháp hỗ trợ chẩn đoán U nang buồng trứng
Để chẩn đoán u nang buồng trứng thì cần xác định các dấu hiệu của bệnh. Sau đó, bạn sẽ được tiến hành một số phương pháp hỗ trợ chuẩn đoán như sau:
– Thực hiện xét nghiệm
Thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp chúng ta có được kết quả thông qua các chỉ số như nồng độ hormone, chỉ số ung thư,…
Từ đó giúp các bác sĩ có chuẩn đoán về bệnh.
– Siêu âm
Để biết được kích thước và hình dáng ban đầu khối u thì chúng ta có thể dùng phương pháp siêu âm. Phương pháp này góp phần xác định tình trạng của u nang buồng trứng.
– Khác (chụp MRI, CT)
Chụp MRI hay CT là phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán u nang buồng trứng. Phương pháp này có độ chính xác cao và thường áp dụng khi kích thước khối u lớn.
6. Phương pháp điều trị hiệu quả u nang buồng trứng
Như đã chia sẻ trong phần trên, u nang buồng trứng có 2 dạng là u lành tính và u ác tính. Chúng ta cần căn cứ vào trường hợp cụ thể mà đưa ra phương pháp điều trị.
6.1 Áp dụng với khối u lành tính
Các khối u lành tính thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên, một số khối u vẫn gây ra đau khi vận động, bạn nên chú ý nghỉ ngơi và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
6.2 Áp dụng với khối u ác tính
Đối với u ác tính, chúng ta bắt buộc phải dùng biện pháp can thiệp. Hai biện pháp can thiệp phổ biến là sử dụng thuốc điều trị u nang buồng trứng và phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Để phẫu thuật loại bỏ khối u, các bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố:
– Đối với những phụ nữ trên 50 sẽ phải cắt bỏ 2 buồng trứng
– Đối với phụ nữ có thai, chúng ta cần cẩn trọng khi tiến hành phẫu thuật. Nếu cơ thể bạn đáp ứng yêu cầu và có thể giữ thai, phẫu thuật sẽ diễn ra ở tuần 16 của thai kỳ.
– Những trường hợp phụ nữ dưới 30 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi. phương pháp này nhằm tách khối u ra.
– Nếu khối u biến chứng và nghi ngờ vỡ nang, chúng ta cần áp dụng phương pháp mổ hở để cắt bỏ hoàn toàn.
Phẫu thuật u nang buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ gây tổn thương buồng trứng hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.
7. Cách phòng tránh u nang buồng trứng
Nhờ thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nên bạn có thể phòng tránh được u nang buồng trứng.
– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tự nhiên như rau xanh và trái cây, uống nhiều nước
– Sử dụng các loại ngũ cốc, đậu hàng ngày
– Luyện tập tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi
– Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
– Không nên sử dụng các thủ thuật hút thai, nạo phá thai gây tổn thương buồng trứng
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, chúng ta có thể hạn chế biến chứng của u nang buồng trứng.
Bên cạnh giữ sức khỏe ổn định, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 3 tháng 1 lần và kiểm tra bất cứ khi nào có dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng.