Trang chủ Chữa hiếm muộn Điều trị sa tử cung: Phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho thai kỳ
Điều trị sa tử cung: Phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho thai kỳ
18/12/2023 - cập nhật 14/12/2023
- *
Tác giả: Huyền Hồng Hà
- *
3578 lượt xem
Sa tử cung là một căn bệnh mang đến nhiều rắc rối cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất nhé!
1. Bệnh lý sa tử cung là gì?
Sa tử cung là hiện tượng tử cung bị sa vào lòng âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra gây suy yếu. Không hỗ trợ đầy đủ trong việc nâng đỡ cho tử cung. Có thể chia bệnh thành 3 cấp độ như sau:
1.1 Cấp độ 1
Cấp độ nhẹ nhất. Lúc này, tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
1.2 Cấp độ 2
Tử cung bị tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc nặng hoặc hoạt động nhiều.
1.3 Cấp độ 3
Toàn bộ tử cung bị tụt ra ngoài âm đạo. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khi tử cung rất có khả năng sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ.
2. Nguyên nhân gây nên sa tử cung
Hẹp khung xương chậu.
Phụ nữ mang thai lần đầu thường mắc bệnh sa tử cung hơn so với phụ nữ đã mang thai nhiều lần.
Bệnh ho mãn tính, béo phì, bị táo bón,… làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Thai phụ bị chấn thương cơ đáy xương chậu, các mô nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh. Đặc biệt khi sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.
Thai phụ lao động nặng sau khi sinh.
Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể gây ra bệnh: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không bình thường,…
Phụ nữ bị táo bón hoặc khó khăn về đại tiện sau sinh, khiến áp lực trong ổ bụng tăng và dẫn đến bệnh.
Can thiệp y khoa trong khi sinh cũng là một nguyên nhân của bệnh: nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc dùng thuốc oxytocin.
3. Dấu hiệu
Bệnh sa tử cung có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và do nhiều yếu tố gây nên. Nếu cảm thấy đau bụng lâm râm và có dấu hiệu xuất huyết trong ổ bụng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, cơn đau có thể không đủ nhiều hay cụ thể để chẩn đoán bệnh chính xác vì cơ thể sẽ bị đau ở vài khu vực để thích ứng với thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu, bệnh được chia làm 3 cung độ như sau:
3.1 Cung độ 1
Đây là dạng sa tử cung nhẹ nhất. Lúc này, người bệnh sẽ gặp tình trạng sa cổ tử cung sa thập thò ở âm đạo. Ở cấp độ này, người bệnh thường bị nặng bụng trước kỳ kinh, đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, tiểu ra ít nước.
3.2 Cung độ 2
Lúc này, tử cung đã sa xuống và lộ ra ngoài âm đạo, thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Lúc này, các triệu chứng trở nên rõ ràng và trầm trọng hơn. Phụ nữ đại tiện bị đau và khó khăn, khí hư màu trắng loãng hoặc dạng nhầy, âm đạo xuất huyết bất thường… Khi quan hệ phụ nữ có cảm giác tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.
3.3 Cung độ 3
Bệnh sa tử cung đang nặng nhất ở giai đoạn này. Toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo. Ở cấp độ này, người bệnh thường gặp các biểu hiện: tử cung bị sưng, phù, loét mủ, chảy dịch màu vàng,… Người bệnh có thể bị sa lồi tử cung tại cơ quan sinh dục, sốt cao, táo bón…
4. Biến chứng
Theo nguyên tắc, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên các bạn cũng nên cảnh giác với một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như:
4.1 Loét âm đạo
Biến chứng này sẽ xảy ra khi người bệnh mắc bệnh ở mức độ cao nhất. Lúc này, tử cung sa xuống kéo theo một phần của lớp lót âm đạo nhô ra bên ngoài. Điều này sẽ gây ra tình trạng lở loét âm đạo. Dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
4.2 Sa cơ quan khác vùng chậu
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng sa các cơ quan khác ở vùng chậu, bao gồm trực tràng và bàng quang. Tình trạng sa các cơ quan vùng chậu có thể gây ra khó khăn trong việc bài tiết của người bệnh và nặng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
4.3 Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Bị sa tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Gây trở ngại trong sinh hoạt tình dục.
4.4 Vô sinh – Hiếm muộn
Bệnh sẽ khiến tử cung và cổ tử cung của chị em nằm sai vị trí, nếu ở giai đoạn nặng sẽ phải cắt 1 phần hoặc toàn bộ tử cung. Dẫn đến chị em sẽ không thể mang thai được.
5. Chẩn đoán
Các triệu chứng sa tử cung nhẹ thường không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn. Chúng không có dấu hiệu nào đặc biệt cả. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng, có thể gây nên một số thay đổi của cơ thể. Chúng ta có thể tự nhận biết bệnh qua những dấu hiệu sau đây:
Có cảm giác nặng nề bên trong xương chậu của bạn.
Có mô tế bào hoặc “một khối gì đó” nhô ra bên ngoài âm đạo của bạn. Bạn thậm chí có thể chạm vào khi đi tắm hoặc đi vệ sinh.
Gặp các vấn đề về tiết niệu. Chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên. Điều này được giải thích là do bọng đái của bạn bị ảnh hưởng, khiến nó hoạt động không tốt.
Gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện.
Có cảm giác giống như đang ngồi trên một quả bóng nhỏ. Hoặc giống như có thứ gì đó đang muốn chui ra khỏi âm đọa của bạn.
Gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục. Không còn cảm giác thích thú hoặc thậm chí là cảm thấy đau khi quan hệ.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những đặc điểm lâm sàng của bệnh sa tử cung là:
Đau lưng hoặc háng (giãn dây chằng nâng giữ tử cung);
Cảm giác nặng nề hay có áp lực nơi khung chậu khi đứng, nâng vật nặng nhưng đỡ hơn khi nằm xuống.
Loét hoặc chảy máu (đặc biệt nếu thiếu hormon estrogen);
Tiểu không tự chủ;
Chẩn đoán trong thai kỳ: chậm nhịp tim thai nhi là biểu hiện lâm sàng thường gặp và đặc trưng nhất của căn bệnh này.
6. Cách điều trị
Căn cứ vào tình trạng sa tử cung cụ thể của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân phát bệnh, mức độ tổn thương tổ chức chống đỡ sinh dục, mức độ biến chứng, tuổi tác, nhu cầu sinh đẻ và tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhất.
6.1 Trường hợp bệnh nhẹ
Đây là một phương pháp điều trị thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật.
Chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng.
Không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì và tăng cường chất xơ nhằm chống táo bón.
Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung.
Sử dụng estrogen
6.2 Trường hợp bệnh nặng
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.
Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.
Cố định tử cung ở đúng vị trí bằng phương pháp dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo.
Nếu xuất hiện tình trạng tử cung viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.
7. Các phương pháp chữa cụ thể
Phẫu thuật phương pháp chủ yếu trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn.
7.1 Điều trị nội khoa:
Với những bệnh nhân già yếu, mắc bệnh mãn tính, không có điều kiện phẫu thuật. Có 2 khả năng áp dụng :
Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn
Vòng nâng đặt trong âm đạo
7.2 Điều trị ngoại khoa:
Phương pháp Manchester
Chỉ định chủ yếu cho phụ nữ còn trẻ, muốn có con và sa tử cung ở cấp độ 2. Phẫu thuật này cũng có thể áp dụng cho bệnh nhân không chịu được 1 cuộc phẫu thuật lớn.
Phương pháp crossen
Chỉ định với sa tử cung độ 3. Tiến hành khi cổ tử cung không bị viêm loét. Cắt tử cung hoàn toàn theo đường âm đạo, cắt tử cung qua đường bụng, cắt tử cung qua bằng nội soi.
Phương pháp Lefort
Áp dụng cho người già, không còn quan hệ sinh lý, âm đạo cổ tử cung không viêm nhiễm. Với kỹ thuật khâu kín âm đạo. Ngoài ra , người ta có thể chỉ làm lại thành trước âm đạo, nâng bàng quang, hoặc làm lại thành sau âm đạo và nâng trực tràng.
7.3 Điều trị bằng tập luyện
Bài tập thể dục với khung xương chậu
Bài tập thể dục Kegel
8. Cách phòng tránh
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng phái nữ. Nhưng không thể phủ nhận những hậu quả mà sa tử cung gây ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài quá lâu hay chuyển biến nặng.
Vậy cách phòng tránh sa tử cung hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
8.1 Chế độ ăn uống
Uống nhiều nước, không nhịn tiểu
Bổ sung nhiều chất xơ
Giảm cân nếu cơ thể bị thừa cân
Hạn chế táo bón
8.2 Tập bài tập rèn luyện khung xương chậu
Tập căng cơ
Nằm xuống ngồi dậy với tư thế thẳng
Kiểm tra độ dẻo dai của cơ
8.3 Với phụ nữ sau sinh
Sa tử cung sau sinh nên làm gì là câu hỏi chung của những chị em phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh đẻ. Vậy chúng ta nên làm gì, hãy theo dõi ngay sau đây
Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi sau sinh
Tuyệt đối không xuống giường vận động mạnh hoặc làm lao động quá sức ngay trong những ngày đầu khi sau sinh, phải đảm bảo việc giữ gìn sức khỏe sau sinh;
Sau khi đã phục hồi sức khỏe, sản phụ không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên thực hiện vận động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng táo bón sau sinh
Nếu sản phụ gặp khó khăn khi đi đại tiện, lưu ý không nên dùng sức để rặn mà nên thay đổi chế độ ăn với nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp hỗ trợ nhuận tràng;
Chú ý giữ ấm cho sản phụ sau sinh, đề phòng cảm ho trong tháng đầu sau sinh.
Để phòng tránh được bệnh sa tử cung. Chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được tổng quan sức khỏe của cơ thể. Từ đó tìm cho mình cách chữa trị kịp thời và hợp lý.