Trang chủ Chữa hiếm muộn Thống kinh: Nguy cơ, phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Thống kinh: Nguy cơ, phòng ngừa và điều trị hiệu quả
18/12/2023 - cập nhật 14/12/2023
- *
Tác giả: Huyền Hồng Hà
- *
2204 lượt xem
Hiện tượng thống kinh khiến chị em chịu nhiều đau đớn mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em lại không biết nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này cũng như phải làm sao để điều trị dứt điểm. Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Hiện tượng thống kinh là gì?
Dưới sự tác động của các hormone sinh dục nữ, mỗi chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ tác động tới nhiều cơ quan như tử cung, buồng trứng, âm đạo, tuyến vú, hệ thống thần kinh nội tạng,…
Do những tác động này mà mỗi khi đến ngày hành kinh, hầu hết các chị em đều có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, cơn đau nhiều khi còn lan đến ngực, đùi, lưng, cảm xúc thay đổi, tiêu hóa rối loạn, cơ thể mệt mỏi như bị ốm,… Và thống kinh là tên gọi chung cho tất cả những cảm giác khó chịu này.
Có những loại thống kinh nào?
Theo các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà, thống kinh được chia thành 2 loại chính đó là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.
Hiện tượng thống kinh nguyên phát
Thống kinh nguyên phát là hiện tượng trứng vẫn rụng bình thường, chị em có các cảm giác khó chịu khi hành kinh nhưng khi thăm khám thì không tìm ra nguyên nhân gây ra những khó chịu đó. Vì vậy, thống kinh nguyên phát còn có tên gọi khác là thống kinh vô căn.
Khi bị thống kinh nguyên phát, chị em sẽ có cảm giác đau quằn quại phần bụng dưới, cơn đau co rút và dữ dội từng cơn. Nhiều chị em còn có các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, sốt và thậm chí là ngất xỉu.
Các biểu hiện của thống kinh nguyên phát thường xuất hiện trước khi hành kinh khoảng vài giờ hoặc ngay khi bắt đầu hành kinh và sẽ kéo dài một vài ngày.
Hiện tượng thống kinh thứ phát
Thống kinh thứ phát là hiện tượng đau đớn khó chịu khi hành kinh có thể tìm ra nguyên nhân và thường là do các bệnh lý phụ khoa.
Thống kinh thứ phát có các biểu hiện đau đớn không khác gì thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, các biểu hiện này thường xuất hiện trước khi “thấy tháng” khoảng 1 tuần hoặc vài ngày, và kéo dài đến hết kỳ kinh thậm chí là sau khi sạch kinh chị em vẫn cảm thấy đau đớn.
Thống kinh thứ phát thường xuất hiện ở các chị em trong độ tuổi từ 30-40.
Sự nguy hiểm không ngờ của hiện tượng thống kinh
Sự đau đớn, khó chịu của hiện tượng thống kinh gây ra không ít những bất tiện trong sinh hoạt và lao động của chị em. Cụ thể như sau:
Với những chị em cơ thể nhạy cảm, không thể thích nghi với các cơn đau trong kì kinh khiến công việc, học tập bị gián đoạn, trở thành nỗi ám ảnh tâm lý “ngày đèn đỏ”.
Do quá đau đớn, nhiều chị em tự ý sử dụng thuốc giảm đau, điều này về lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng về tâm lý và sức khỏe nặng nề, có thể dẫn tới tình trạng thuốc giảm đau không có tác dụng nếu dùng quá nhiều.
Ngoài ra, hiện tượng thống kinh thứ phát kèm theo một số bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như thống kinh, cường kinh,… còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Do đó, chị em không nên chủ quan khi có hiện tượng thống kinh thứ phát.
Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, thống kinh có thể gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm và có thể gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn.
Các phương pháp giúp điều trị thống kinh hiệu quả
Thông thường, thống kinh nguyên phát thường xảy ra với các bé gái mới dậy thì. Hiện tượng thống kinh lúc này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống nếu các bé gái được người lớn hỗ trợ về kiến thức một cách đúng đắn.
Chườm ấm vùng bụng dưới, không quá căng thẳng, có chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng lành mạnh,… sẽ giúp giảm đáng kể các cơn đau do thống kinh nguyên phát gây nên.
Đối với các chị em bị thống kinh thứ phát, muốn điều trị dứt điểm các cơn đau này, thì chị em bắt buộc phải đi khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý phù hợp.
Ngoài ra, dù bị thống kinh nguyên phát hay thống kinh thứ phát, chị em cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng có thể khiến tình trạng đau đớn kéo dài hơn.
Mách chị em cách phòng ngừa thống kinh
Để phòng ngừa thống kinh, chị em có thể tham khảo một số lời khuyên được các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn Hồng Hà đưa ra như sau:
Thay băng vệ sinh khoảng 4 giờ/lần trong thời gian hành kinh để tránh các bệnh phụ khoa, gây ra tình trạng thống kinh thứ phát.
Hàng ngày cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong chu kỳ kinh, trước và sau khi quan hệ.
Chuẩn bị tâm lý và kiến thức kĩ càng, tránh căng thẳng cũng giúp phòng ngừa tình trạng thống kinh nguyên phát. Để làm được điều này, các mẹ cần quan tâm đến con em mình hơn, nhất là các bé gái đang trong độ tuổi dậy thì.
Thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh phụ khoa nguy hiểm, đồng thời trị dứt điểm tình trạng thống kinh thứ phát.
Thống kinh có nguy hiểm hay không nguy hiểm đều phụ thuộc chủ yếu vào cách xử lí của chị em. Nếu xử lý đúng cách, thống kinh có thể sẽ biến mất và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của chị em.
Tuy nhiên, nếu không biết xử lý đúng cách, chủ quan, coi thường hiện tượng hiện tượng thống kinh, thì chị em có thể gặp phải một số biến chứng vô cùng khó lường, và nghiêm trọng nhất có thể kể đến đó là vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Rất nhiều chị em đã điều trị dứt điểm tình trạng thống kinh, có một cuộc sống thoải mái nhờ những tư vấn từ các bác sĩ của Hồng Hà.
Để có được những tư vấn chính xác và đúng đắn nhất về kiến thức chuyên môn, chị em hãy liên hệ theo số hotline – 1900 633 988 để được các bác sĩ của Trung tâm Điều trị vô sinh hiếm muộn hỗ trợ kịp thời nhất, tạm biệt đau đớn, tạm biệt mệt mỏi mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến.