Menu
date
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
phone
Tư vấn miễn phí 1900633988

Bệnh Viện Hồng Hà

Bệnh lạc nội mạc tử cung: 5% phụ nữ mắc phải và các nguy cơ liên quan

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu nhất là vào thời điểm chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Nếu không được chữa trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung sẽ khiến phụ nữ khó mang thai, thậm chí vô sinh.

1. Tìm hiểu bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung lạc bên ngoài tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra vô sinh bởi sự tổn thương vòi trứng, ống dẫn trứng, dẫn đến tình trạng rối loạn sự phóng noãn và cản trở nhu động ống dẫn trứng.

1.1 Nguyên nhân nào gây bệnh lạc nội mạc tử cung

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy rõ nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên có một số nguyên nhân được cho là tác nhân làm tăng nguy cơ bị lạc nội tử cung như:

– Lối sống không lành mạnh.

– Người bị chứng trào ngược kinh nguyệt: Thay vì tế bào nội mạc tử cung được bong ra và đẩy ra ngoài nhưng nó lại bị kéo ngược trở lại ổ bụng.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

1.2 Các loại lạc nội mạc tử cung phổ biến

Hiện có 3 loại lạc nội mạc tử cung phổ biến gồm:

– Phúc mạc bề ngoài bị tổn thương: Là loại phổ biến nhất. Trên màng bụng của chị em sẽ hình thành một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.

– U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa nhiều chất lỏng sẽ xuất hiện trong buồng trứng và làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.

– Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Chiếm khoảng 1- 5% do sự phát triển của khối u dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang.

1.3 Triệu chứng thường gặp bệnh lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung ở mỗi người sẽ không giống nhau. Một số chị em phụ nữ sẽ có triệu chứng nhẹ và cũng có người có những triệu chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

Một số biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung chủ yếu hay gặp là:

– Đau bụng kinh với những cơn đau nặng dần hơn theo thời gian.

– Đau mãn tính vùng lưng dưới, xương chậu.

– Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

– Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ cảm thấy đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Trong một số trường hợp diễn biến nặng, chị em phụ nữ sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.

– Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân khiến người bệnh khó đi lại.

– Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

–  Các vấn đề về tiêu hóa gồm: Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng hoặc buồn nôn, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đau vùng lưng dưới và xương chậu dữ dội

Đau vùng lưng dưới và xương chậu dữ dội

2. Chị em bị bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không

Lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu nhất là vào thời điểm chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, lạc nội mạc tử cung còn gây khó khăn cho quá trình rụng trứng và thụ thai.

Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không

Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không

3. Các phương pháp giúp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung

Hiện có 4 phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung là: Uống thuốc, điều trị nội tiết tố, phẫu thuật bảo tồn và cắt bỏ tử cung. 

3.1 Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không – Uống thuốc

Với phương pháp điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ kê một thuốc chống viêm không steroid và kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như: Tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm, chườm nóng…

3.2 Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không – Điều trị nội tiết

Điều trị nội tiết là phương pháp giúp làm giảm lượng estrogen từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm và hạn chế hình thành u nang.

Một số loại thuốc dùng để giảm nồng độ hormone estrogen gồm: Viên tránh thai kết hợp, Progestin… Để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

3.3 Phẫu thuật bảo tồn

Phẫu thuật bảo tồn là phương pháp loại bỏ hoàn toàn sự phát triển của nội mạc tử cung nhưng không làm tổn thương cơ quan sinh sản.

Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng để hạn chế xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo bóc tách triệt để các khối lạc nội mạc tử cung.

3.4 Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là phương pháp phù hợp cho những chị em phụ nữ đã có đủ số con, không mong muốn có con thêm nữa và muốn điều trị dứt điểm.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung và loại bỏ cả buồng trứng để tránh làm tăng sự phát triển của mô nội mạc tử cung. Tuy nhiên, hiếm khi bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung vì nó chỉ áp dụng nếu tình trạng bệnh của bạn không cải thiện sau khi thực hiện mọi phương pháp điều trị khác.

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

4. Làm thế để phòng ngừa được bệnh lạc nội mạc tử cung

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung chính là duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Chị em phụ nữ nên:

– Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất thông qua: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…

– Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích.

– Đảm bảo duy trì cân nặng ổn định, tránh giảm cân đột ngột hoặc tăng cân quá nhanh. 

– Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe như: Đi bộ, yoga, tập thể dục nhịp điệu.

– Đảm bảo đi khám bệnh phụ khoa đều đặn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có một cơ thể khỏe mạnh.

Thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung

Thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung

5. Giải đáp thắc mắc về bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Khi tìm hiểu về bệnh lạc nội mạc tử cung, các chị em có rất nhiều thắc mắc như: Lạc nội mạc tử cung có làm mẹ được không? Lạc nội mạc tử cung gây ung thư không? Lạc nội mạc tử cung có hết sau mãn kinh được không? Những thắc mắc của chị em phụ nữ sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hà giải đáp chi tiết.

5.1 Chị em mắc lạc nội mạc tử cung có làm mẹ được không

Chị em mắc lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ thấp (giảm từ 15 – 20% mỗi tháng xuống từ 2 – 10% mỗi tháng) do khả năng dự trữ buồng trứng ít hơn so với phụ nữ bình thường.

Ngoài ra, bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy cơ gây ra những biến chứng trong thai kỳ như: Sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo…

Nếu người bệnh muốn mang thai, bác sĩ sẽ thông qua thăm khám chuyên sâu và điều hướng phương pháp phù hợp hoặc chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm để tăng khả năng mang thai.

Mắc lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ thấp

Mắc lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai nhưng tỷ lệ thấp

5.2 Lạc nội mạc tử cung gây ung thư không

Cho đến hiện tại, nhiều nghiên cứu tìm kiếm mối liên hệ tiềm ẩn giữa lạc nội mạc tử cung và ung thư nhưng vẫn chưa có kết quả thống nhất. Hiệp hội Sinh sản và Phôi học châu Âu (ESHRE) cho biết, dù lạc nội mạc tử cung không gây ung thư nhưng nếu không được kịp thời điều trị sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến ung thư như: Ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…

5.3 Lạc nội mạc tử cung có hết sau mãn kinh được không

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung hoàn toàn có thể được cải thiện sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do cơ thể trong giai đoạn sau mãn kinh sẽ ngừng sản xuất hormone estrogen nên các khối u lạc nội mạc tử cung sẽ phát triển chậm lại và dần tan biến.

Những bệnh lý phụ khoa luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho sức khỏe của chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đừng để các bệnh phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng… cản trở giấc mơ làm mẹ bằng cách đi thăm khám bác sĩ chuyên môn ngay khi có những dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí