U nang buồng trứng: 7 dấu hiệu nên biết để phát hiện sớm kịp thời chữa trị
Các triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng bao gồm đau và nặng vùng bụng dưới, cảm giác đau mơ hồ ở vùng thắt lưng, đùi hoặc vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, đau trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, tiểu khó hoặc đi tiểu nhiều lần, tăng cân không rõ nguyên nhân, cùng với cảm giác căng tức ngực và đau nhức vú. Vì bệnh u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của phụ nữ, vì vậy rất quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời.
1. Tổng quan về u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các túi chứa dịch nhầy hoặc chất rắn như bã đậu ở trên hoặc trong buồng trứng. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở chị em phụ nữ mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người ở độ tuổi sinh nở.
U nang buồng trứng được chia ra làm hai loại, đó là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng hay còn gọi là u nang lành tính, sẽ xuất hiện ở một thời điểm nào đó, và sau một đến 2 kỳ kinh, sẽ tự tiêu biến mà không cần điều trị. Còn u nang thực thể là một dạng u nang ác tính, có tế bào mầm gây ung thư.
Dù là u nang thể gì hay chăng nữa thì cũng có thể gây nên các biến chứng có hại cho sức khỏe của chị em phụ nữ như là xoắn nang, vỡ nang, chèn ép các tạng xung quanh. Từ các biến chứng, có thể gây nên nhiễm trùng, mất máu, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và có thể dẫn tới vô sinh vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, cần phải nhận biết dấu hiệu u nang buồng trứng để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Đối tượng thường bị u nang buồng trứng
Người ta chia u nang buồng trứng thành hai dạng: U nang cơ năng và u nang thực thể, ở mỗi dạng thì có đối tượng có nguy cơ mắc khác nhau:
U nang cơ năng: Dấu hiệu u nang buồng trứng dạng cơ năng thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 đến 32 tuổi). Sở dĩ như vậy là bởi vì trong thời kỳ kinh nguyệt không phóng noãn, nang noãn tăng dần kích thước qua nhiều chu kỳ, dẫn tới u nang buồng trứng.
U nang thực thể: Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể là đối tượng có nguy cơ bị u nang thực thể, từ bé gái mới dậy thì tới cụ già 80 tuổi, từ người chưa quan hệ tới người đã có chồng. Tóm lại, bệnh xuất hiện ở nữ giới mọi lứa tuổi.
3. Dấu hiệu u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, có đến 70% phụ nữ không nhận ra được dấu hiệu u nang buồng trứng, do triệu chứng bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác. Vì vậy, chị em phụ nữ cần phải hết sức để ý những biểu hiện kết hợp lẫn nhau, để khám và điều trị u nang buồng trứng sớm.
3.1. Đau vùng xương chậu, thắt lưng hoặc đùi có thể là do u nang buồng trứng
Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau vùng xương chậu, thắt lưng, khi hết kỳ kinh thì những triệu chứng này cũng biến mất theo. Tuy nhiên, nếu cơn đau dai dẳng, thường xuyên xảy ra, kể cả khi không đến kỳ kinh nguyệt, hết kinh nguyệt vẫn không kết thúc, thì bạn cần phải lưu ý.
Nếu vùng xương chậu đau thắt mạnh, rất có thể khối u bị xoắn. U nang bị xoắn có thể gây tình trạng không thể cung cấp máu cho buồng trứng, nếu không điều trị có thể dẫn tới vỡ u nang, gây nhiễm trùng, mất máu, ảnh hưởng chức năng sinh sản và thậm chí là tử vong.
3.2. Biểu hiện u nang buồng trứng: Đau khi quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau khi quan hệ, đặc biệt là đau bụng dưới, đau một bên hoặc cả hai bên vùng xương chậu, nghĩa là cơ thể bạn đang gặp bất thường, và có thể đó chính là dấu hiệu u nang buồng trứng.
Nguyên nhân u nang buồng trứng mang lại cơn đau cho phụ nữ khi quan hệ là do một số loại u có kích thước lớn và nằm tụt ra sau tử cung, nằm ngay ở cổ tử cung và gây đau.
3.3. Triệu chứng u nang buồng trứng: Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu
Rất nhiều phụ nữ bị u nang buồng trứng có biểu hiện thường xuyên cảm thấy buồn tiểu nhưng lại tiểu rắt, và có khi không thể đi tiểu. Nguyên nhân là do khối u chèn ép bàng quang, gây buồn tiểu. Một số khối u lớn gây tắc nghẽn nước tiểu, khiến cho phụ nữ không thể tiểu được. Đây là một dấu hiệu u nang buồng trứng mà chị em phụ nữ cần phải đặc biệt để ý.
3.4. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường – biểu hiện u nang buồng trứng
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện phổ biến của u nang buồng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, ngày hành kinh không đều, số lượng máu lúc ít lúc nhiều, máu kinh đổi màu sẫm,…đều là những dấu hiệu u nang buồng trứng cần phải hết sức chú ý.
3.5. Triệu chứng u nang buồng trứng: Tăng cân không rõ nguyên nhân
Tăng cân, đặc biệt là tăng kích thước vòng bụng mà không rõ nguyên nhân, đó cũng là một dấu hiệu u nang buồng trứng mà phái nữ cần phải biết. Đó là do khối u trở nên lớn dần, cộng với những bất thường từ hormone khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát.
3.6. Chướng bụng, luôn cảm thấy no là biểu hiện u nang buồng trứng
Chướng bụng, đau tức bụng dưới, đầy hơi, luôn cảm thấy no, có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó cũng là dấu hiệu u nang buồng trứng. Trường hợp này là do các khối u phát triển trong khoang bụng gây cảm giác nặng nề, khó chịu và chướng bụng.
3.7. Đau lưng cũng là một dấu hiệu u nang buồng trứng
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể thường xuyên có cảm giác đau mỏi ở lưng do khối u nang buồng trứng phát triển gây chèn ép các dây thần kinh dọc sau xương chậu. Một số khác còn gặp tình trạng đau mỏi chân, đó cũng được xem là dấu hiệu u nang buồng trứng.
4. Cách phòng u nang buồng trứng
Vì sức khỏe của chính mình, bạn nên chủ động phòng ngừa u nang buồng trứng bằng những biện pháp sau đây:
4.1. Về chế độ ăn uống:
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A như: Rau cải xanh, súp lơ, củ cải, cam, bưởi…vì chúng có khả năng làm giảm sưng, viêm, ngăn ngừa hình thành u nang.
- Các loại vitamin D có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ không những hạn chế sự phát triển của u nang buồng trứng lên tới 30% mà còn giúp thu nhỏ kích thước u nang.
- Cân bằng hormone nữ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm từ đậu nành, đậu lăng, đậu hũ.
- Hạn chế ăn những đồ ăn có thành phần chất béo hoặc dầu mỡ cao vì chúng có thể gây cường estrogen và hình thành những hormone gây bệnh cho tử cung cũng như buồng trứng
4.2. Về thói quen sinh hoạt
- Uống nhiều nước, khoảng 1,5 đến 2 lít một ngày để thanh lọc cơ thể, lọc những chất độc hại và tống chúng ra ngoài, giảm thiểu nguy cơ u nang buồng trứng.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nguy cơ gây bệnh cho cơ quan sinh sản.
- Quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn, giữ gìn vệ sinh vùng kín giúp tránh các nguy cơ viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.
4.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm dấu hiệu u nang buồng trứng
Dấu hiệu u nang buồng trứng đôi khi khó nhận ra, vì có nhiều vấn đề khác cùng chung biểu hiện bệnh. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ không những giúp chị em ngăn ngừa u nang buồng trứng mà còn giúp phát hiện ra những bất thường xảy ra đối với cơ quan sinh sản để từ đó điều trị kịp thời.